Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

CẠNH TRANH MỸ - TRUNG : VÁN CỜ CHỈ MỚI KHAI CUỘC (P2)

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


    Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua để cạnh tranh ngôi vị quốc gia quán quân, dù cả hai  quốc gia đều có những quan điểm đồng thuận như là: phòng chống khủng bố quốc tế, tăng cường chia sẻ những biện pháp thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới, các vấn đề chính trị như môi trường, là những thành viên trụ cột của HĐBA Liên Hợp Quốc vì thế cả hai phía đều nhất quán quan điểm chia sẻ và thống nhất hòa bình thế giới. Nhưng rồi cả hai phía đều không thể bỏ qua cơ hội tranh giành ngôi vị bá quyền thế giới, bởi vì khi bá quyền thế giới thì quốc gia đó sẽ có tiếng nói, sẽ có khả năng định đoạt và chi phối những vấn đề trong đời sống quốc tế, có thể thông qua luật pháp quốc tế và truyền thông, dư luận thế giới. Quyền năng sức mạnh mềm là yếu tố quan trọng để cho các nước lớn triển khai "thế cờ bí hiểm" trong khu vực đó và lan rộng toàn thế giới. 
Kết quả hình ảnh cho china–united states
MỸ- TRUNG( ảnh minh họa)
Trung Quốc đang cố gắng nhiều nỗ lực để hoàn thiện sáng kiến "Vành Đai, Con Đường", việc tiến hành giao lưu thương mại quốc tế, mở cửa hội nhập toàn cầu, phát triển những triển vọng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động của các quốc gia mà "Vành Đai - Con Đường" đi tới. Sáng kiến này càng làm cho Trung Quốc mở ra những cơ hội và thách thức trong thời đại trỗi dậy của Trung Quốc. 
 Về cơ hội, việc mở ra triển vọng phát triển "vành đai- Con đường" đã và đang tạo những cơ hội vàng cho Trung Quốc, để tạo ra những cơ hội đó Trung Quốc phải xây dựng có lộ trình với các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước, thúc đẩy ký kết các văn bản qua con đường đối ngoại song phương mà Trung Quốc đang tiến hành. 
  Thứ nhất, Trung Quốc đang tăng cường tăng thêm dòng vốn của mình để sẵn sàng cho việc hoàn thiện các công trình giao thông, cảng biển, cơ sở hạ tầng mà "Vành đai, con đường" của Trung Quốc đi qua. 
  Thứ hai, Trung Quốc đang tạo nên một sức quyến rũ mạnh mẽ về kinh tế, thương mại với các quốc gia mà Trung Quốc đẩy vốn vào đầu tư thông qua việc vay vốn ODA từ Trung Quốc, một số quốc gia nằm trong dự án "Vành đai- Con Đường" đang là con nợ của Trung Quốc.Như Tonga hiện nay đang nợ 115 triệu USD tương đương 1/3 tổng số GDP của quốc gia này[1], ngay cả Mỹ với số lượng trái phiếu chính phủ của Mỹ do Trung Quốc nắm giữ là 1.170 tỷ USD[2], các quốc gia Nam Âu[3]. 
    Thứ ba, Trung Quốc quản trị giỏi(ở cấp độ quản trị quốc gia), các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân là những thành viên góp vốn đầu tư, tạo ra các môi trường kinh doanh mới trên lãnh thổ của những quốc gia trong dự án "Vành đai, Con đường". 
Về thách thức, là quốc gia siêu cường thứ hai của thế giới chỉ đứng sau Mỹ, nhưng Trung Quốc còn phải chịu những áp lực lớn từ bên ngoài và bên trong khu vực Đông Bắc Á, trong các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
     Thứ nhất, nguồn lực lao động của Trung Quốc hiện nay không còn là dồi dào như trước nữa, tính về độ tuổi lao động đã liệt vào hàng dân số già. Nguồn lao động này không thể thiếu ở các quốc gia, tuy nhiên phải xác định đúng tính chất nguồn lao động, đào tạo trình độ lao động căn bản và nâng cao( trung cấp đến chuyên gia) và đặc biệt là phân công lao động xã hội(ở đây là phân công xã hội được ưu tiên, phân công cá biệt được khuyến khích). Vai trò của con người trong lực lượng sản xuất là đặc biệt cần thiết, không thể so sánh thế kỷ XX và thế kỷ XXI khi cho rằng "chỉ cần có máy móc hiện đại, sự phát triển của robot, phần mềm trong cách mạng 4.0" là có thể bỏ qua sự cần thiết lao động của con người. Thiết bị, công nghệ hiện đại có hai mặt tiêu cực và tích cực, nếu như máy móc, công nghệ lao động thay con người, tạo ra robot có thể thay thế sức lao động( thể lực và trí lực) của con người,thì con người sống trên thế giới này còn lợi ích gì nữa?, sống vì mục đích gì?, con người chỉ hưởng thụ thì có sống tốt được không?. Vì thế, Việt Nam trong những năm kế tiếp cần có sự điều chỉnh chính sách dân số hợp lý và nhất là phải hoạch định chính sách từng vùng, từng miền để có hướng xây dựng chính sách mới để nhằm đào tạo để phát triển con người, nâng cao trình độ nghề ngay từ các cấp phổ thông. Phân loại,định hướng ngành nghề từ năm đầu cấp trung học phổ thông(tức lớp 10) để nhằm sàng lọc và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tạo nguồn lao động mới. 
     Thứ hai, sự phối hợp của các bên khi dự án "vành đai, con đường" đi tới. Các quốc gia nằm trong dự án thường lo ngại về vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. cho nên, Trung Quốc muốn vượt qua thách thức này cần phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, có thể thấy Luật pháp quốc tế đôi khi chỉ có tính khuyến nghị, tính bắt buộc cũng không thể bắt buộc rằng quốc gia này, quốc gia kia phải làm theo, phải chịu sự ràng buộc của Luật pháp quốc tế tuyệt đối, vì:
    - Các quốc gia xây dựng luật pháp quốc tế dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận toàn diện, thống nhất ý tưởng, mục tiêu để tiến hành công việc soạn thảo và ban hành.
    - Không có một cơ quan nào đứng trên một quốc gia, áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt và ràng buộc các quốc gia.
   - Quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia không phải xếp theo thứ tự mà là tách biệt hẳn hoi và tự quyết. 
Như vậy, nếu muốn các thỏa thuận quốc tế, bang giao quốc tế, các giao dịch thương mại quốc tế có tính ràng buộc thì yêu cầu các quốc gia đã ký kết các văn bản luật pháp quốc tế phải chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo nghĩa vụ không phải chỉ ở mức độ trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
     Thứ ba, EU và Mỹ vẫn là đối thủ có quyền lực trong chính trị quốc tế, sự gắn kết giữa EU và Mỹ sẽ là một thế cờ phòng thủ vững chắc, mà Trung Quốc khó chiếu tướng. 
   Thứ tư, Do ba mâu thuẫn căn bản mà Đại tá, lưu minh phúc đã ghi nhận trong "giấc mộng Trung Hoa". 

MÀNG "TỶ THÍ" GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐÃ - ĐANG - SẼ TIẾP TỤC TRONG THẾ KỶ XXI, "KHAI CUỘC ĐẾN TRUNG CUỘC MÀ BIẾN THÀNH CỜ THẾ THÌ BIẾT BAO GIỜ MỚI TÀN CUỘC"?

               Nữu Tiên Chung là một nhà quan hệ quốc tế của Đài Loan đã đưa ra một luận điểm rằng thế kỷ XXI là thế kỷ đại dương. Thế kỷ XXI cường quốc mạnh lên từ biển sẽ là Trung Quốc và cường quốc lâu đời thống trị trên biển lại không thể nào ngăn cản được sự trỗi dậy của Trung Quốc mà đành phải hòa bình, hợp tác, cùng phát triển, đối lập chứ không phải đối kháng. Mỹ và Trung Quốc đang lựa chọn thế kỷ XIX hay thế kỷ XXI đây?
     Trước thế kỷ XIX hàng nghìn năm các quốc gia phương Tây đã đến châu Á giao thương buôn bán và tìm kiếm những vùng đất mới, nhưng vào thời kỳ này vẫn còn sơ khai và chưa trở thành một trào lưu lý tưởng cho kế sách bá quyền, mà mãi cho đến Thế kỷ XIX Mỹ, Anh xứng đáng là cường quốc hải dương, chỉ còn có hải dương và phương pháp giao thương trên biển để Mỹ và Anh vạch ra bản đồ trên biển, kế sách trăm năm trên biển, thu lấy các nguồn tài nguyên quý giá trên biển đem lại sự giàu có cho Mỹ, Anh về sau. Chiến tranh thuốc phiện từ đâu mà có, bằng con đường gì mà thuốc phiện đi đến được Trung Quốc ?. Có thể nói, phần lớn các quốc gia là thuộc địa của các nước tư bản đều có một điểm đặc biệt là các quốc gia ấy tư bản đã đi bằng con đường biển sang giao lưu thương mại và truyền giáo, cũng một phần do quốc gia sở tại không mở cửa quan hệ quốc tế, các quốc gia ở Châu Á vẫn còn xác lập chế độ quân chủ chuyên chế, luật pháp quốc gia quá hà khắc, và không hiểu được ngôn ngữ của nhau, kết hợp với tính đa nghi đã dẫn đến sự bế quan tỏa cảng, còn các nước phương tây thì cứ ngắm ngầm xâm nhập vào để tìm thị trường mới để giao thương và những vùng đất mới để chiếm làm thuộc địa. 
        Từ khi Hiệp ước Vọng Hà được ký kết năm 1844 thì Mỹ và Trung Quốc đã xác định cho tương lai của hai quốc gia để rồi thế kỷ XX khi Tôn Trung Sơn làm cuộc cách mạng Tân Hợi tháng 10/ 1912 thắng lợi, sau đó xây dựng Trung Hoa Dân Quốc với lý luận của chủ nghĩa Tam Dân với giấc mơ nghìn năm đại Hán, cho tương lai hưng thịnh của châu Á vào thế kỷ XXI. Trung Quốc đã "thoái về giữ tướng" đợi chờ thời cơ khi tướng địch ra mặt thì đánh mặt đối mặt. Đối với cạnh tranh Mỹ - Trung thì bàn cờ tướng sẽ vào thế đánh mặt tướng( mặt đối mặt) chứ không phải là chiếu tướng bằng xe, pháo, mã, tốt. 
Kỳ thủ cờ tướng Hồ Vinh Hoa và Vương Gia Lương có những trận tàn cuộc chiếu hết bằng mặt tướng, mặt tướng là thế khó đánh, khó bài thế cục, nhưng đã muốn đánh mặt tướng thì đối phương khó tránh phải đối mặt, tính ra 1/10 bàn cờ thắng thế mặt tướng. Đánh mặt tướng để bên thua còn chút hãnh diện. 
Triển khai thế cờ này là trận trung tàn kinh điển, đạt đến trình độ logic cao siêu của Mỹ và Trung Quốc, rất tiếc cho Mỹ không biết đánh cờ tướng như người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung, và vì thế Mỹ không thể có mưu toan chiến lược và bài binh bố trận được. Dùng sức mạnh để cho người khác phục, khác nào tự mình chê bai mình!. 
             Chính sách Xoay Trục về châu Á- Thái Bình Dương là trung tâm của đại chiến lược Mỹ, dù thay đổi thế nào thì nó cũng là xoay trục, bởi vì cái tên" Xoay Trục" nó bao hàm tất cả ở đâu, thời gian nào, triển khai thế nào. Mỹ là một quốc gia cường quốc số 1 thế giới kể  từ thế chiến thứ II và khi Mỹ thắng cuộc trong Chiến tranh Lạnh, và thế giới đã hình thành trật tự thế giới đa cực do Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ. Từ trật tự "đơn - đa cực" chuyển sang "Đa cực" toàn diện.
        Sơ đồ thế giới 6 cực được H. Kissingger (cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ) đề xuất năm 1994 như sau : "Hệ thống các QHQT thế kỷ XXI sẽ bao gồm ít nhất 6 thành viên quan trọng nhất là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, trong đó cực châu Âu bao gồm một số nước. Thế giới 7 nền văn minh xung đột với nhau là quan điểm của Samuel Hungtintong được thể hiện trong cuốn "Sự xung đột của các nền văn minh" xuất bản năm 1996. Bảy nền văn minh đó là : Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, đạo Hồi, đạo Chính thống, Mỹ La-tinh và châu Phi. 
Vai trò của Mỹ ở châu Á sẽ không thể phát huy đầy đủ và uy lực khi mất đi sự trợ giúp của các quốc gia đồng minh lâu đời của Mỹ, trong đó Nhật, Ấn Độ( trong tương lai), Đài Loan, Úc. Với sự hợp lực này mà Mỹ có nhiều triển vọng để phát triển và ấn định mô hình trật tự thế giới "nhất đa siêu cường" với căn cốt là Mỹ vẫn là quốc gia quán quân và Mỹ vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ an ninh và hòa bình quốc tế, để các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ phát triển và hòa thuận. Mỹ đang dần phá vỡ mô hình này khi khởi đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, kinh tế chiếm vị trí quan trọng nhất trong chính sách, đang dần phá hủy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. 
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới 46,3 tỷ USD cao hơn Trung Quốc là 33.5 tỷ USD, nếu như chiến tranh thương mại, tuy thâm hụt thương mại nhìn bề ngoài không thấy khả quan nhưng bên trong có thể làm cho mức sống của quốc gia tăng lên và cạnh tranh hàng hóa- dịch vụ cao hơn,giảm lạm phát. 
Sẽ còn bao nhiêu lần viện trợ 12 tỷ USD cho nông dân Mỹ, và mở đường sang cạnh tranh với hàng nông nghiệp với Bắc Âu. Nếu như chính sách thuế quan của Mỹ "cho đi- nhận lại" thì cũng sẽ tạm thời giải quyết chứ không thể dứt điểm. 
Mỹ không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc mà còn những đối thủ đằng sau như Nhật, EU. Vậy thì Mỹ có đủ kiên nhẫn để tạo sự sức cạnh tranh mang một quy mô lớn như thế?. Mỹ vẫn là quốc gia trụ cột của HĐBA Liên Hợp Quốc nhưng về kinh tế thì sẽ là không, nếu như liều mình cạnh tranh với các quốc gia có nền kinh tế thứ nhì(Trung Quốc), thứ ba(Nhật Bản), thứ tư(Ấn Độ) của thế giới nếu như có một sự kết hợp giữa các quốc gia ấy lại với nhau thì đó là một điều quá lý tưởng, giờ đây câu nói của Churchill "không có kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi". Trung, Nhật, Ấn có thể sẽ kết hợp làm nên một châu Á hùng mạnh vào thế kỷ XXI thì điều đó cũng sẽ có khi câu nói của Churchill thành hiện thực. 
Chiến tranh thương mại tất yếu sẽ gây ra những khó khăn cho các quốc gia đang phát triển, điều đó sẽ được các quốc gia có những chính sách điều chỉnh sau cho những thách thức đan xen những cơ hội mới. Nhìn lại, thì Mỹ và Trung Quốc là chủ thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Nhớ lại chiến tranh thương mại đầu tiên là sự trả đũa của Anh và  bắc AiLen năm 1932- 1938, vào năm 1923, các lực lượng ủng hộ hiệp ước đã chiến thắng trong cuộc chiến nhưng Ailen đã trở thành một quốc gia bị tổn thương. Chính phủ mới kế thừa một cơ sở hạ tầng cực kỳ kém phát triển; ngay cả các dịch vụ cơ bản như là điện và nước vẫn còn thiếu. Tỷ lệ thất nghiệp và di cư là rất cao. Hơn nữa, đất nước này có một khu vực công nghiệp chế tạo hầu như không hiện hữu. Mặc dù không phát triển, nhưng nền kinh tế Ailen chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Vương quốc Anh. Ban đầu, Ailen theo đuổi một chính sách thương mại tự do, nhưng điều này đã thay đổi khi nhà lãnh đạo của đảng chính trị Fianna Fáil, Eamon de Valera trở thành thủ tướng vào năm 1932. Điều này đã nói lên một nhận định rằng "khi chiến tranh thương mại xảy ra và cho đến khi kết thúc, thì  cả hai quốc gia điều không thể thắng mà còn dẫn đến thiệt hại đáng kể". Như AILen, mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX mới thu hút nhiều nhà đầu tư và có sự phục hồi nền kinh tế. 
Một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ - Trung ở một nơi nào đó mà hai phía lựa chọn để ngồi lại đàm phán, và hòa giải là một điều quan trọng trọng nhất lúc này, cách duy nhất để hạn chế tối đa cuộc chiến thương mại gây ra những bất lợi đến thương mại quốc tế.
Cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ vẫn còn tiếp tục, không chỉ là thương mại mà nó sẽ bao quát các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó là một điều tất yếu trong thế kỷ XXI, sẽ là đối lập chứ không không đối kháng, mọi thứ có thể dung hòa khi tính cạnh tranh lên đỉnh điểm, sẽ không có một cuộc chiến quân sự nếu các bên đủ khả năng kiềm chế vì 8 chữ mà chính Mỹ, Trung, Nga, Anh, Pháp làm nền tảng xây dựng Liên Hợp Quốc là " bảo vệ hòa bình & an ninh thế giới". Nếu các nước lớn đã xây dựng và thúc đẩy các cơ chế bảo vệ quyền con người nhằm bảo vệ các quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 thì chính các nước lớn phải tuân thủ những cơ chế, luật lệ mà mình đã lập ra.       



CHÚ THÍCH
[1] https://www.biendong.net/diem-tin/22908-so-phan-nhung-con-no-coi-coc-cua-tq-cang-giay-cang-lun-sau-vao-bay.html.
[2] https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/trung-quoc-lai-la-chu-no-lon-nhat-cua-my-3628258.html.
[3] https://thanhnien.vn/the-gioi/nam-au-voi-bay-no-trung-quoc-984635.html. 




Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

CẠNH TRANH MỸ - TRUNG: VÁN CỜ CHỈ MỚI KHAI CUỘC (P1)

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


                   Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang thêm những phần kịch tính ở phía sau, đôi bên đều tung ra những chiêu trò để nhằm hạ bệ lẫn nhau với ý đồ là phải cho một bên rời bỏ cuộc cạnh tranh này, nhưng thật không may cho cả hai bên vì cả hai đều là siêu cường và có đủ nội lực và ngoại lực để thể hiện năng lực sức mạnh quốc gia và cho dù sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm, sức mạnh tinh thần hay sức mạnh vật chất cả hai phía đều có được những sức mạnh ấy, truyền thông và dư luận quốc tế đã chứng kiến được rằng bao giờ nước Mỹ cũng khai cuộc trước tiên, trong văn hóa Á Đông có loại hình cờ tướng, nếu trong bàn cờ tướng người đi tiên thường có nhiều sơ hở và người đi hậu sẽ tấn công điểm yếu đó, rõ ràng Mỹ đang tấn và Trung Quốc đang thủ. Thủ và Tấn luôn hài hòa thì chiến lược sẽ không có sơ hở khi đối phương cứ cố tấn công. Ngại thay, từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào ngày 6/7/2018 đến giờ này, dư luận và truyền thông quốc tế chưa thấy những phát biểu quan trọng trước truyền thông trong nước cũng như quốc tế của những người đứng đầu chính quyền ở Bắc Kinh, mà chỉ chứng kiến vẻ đẹp của người đứng đầu nhà trắng với những chiến lược mà ông ấy sắp thi hành. 

Kết quả hình ảnh cho china–united states
MỸ - TRUNG. ảnh minh họa 

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THẾ KỶ XXI SẼ THẾ NÀO ?
    Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, sự tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới giữa Mỹ và Liên Xô của hai cường quốc, hai cực, hai hình thái kinh tế- xã hội. Mỹ là quốc gia khai mở cuộc chiến này và sau đó cả hai phía đi vào cuộc chiến một mất một còn này. Chính vì thế mà Liên Xô đã có công trạng rất lớn khi buộc chủ nghĩa tư bản nguyên thủy đi tới văn minh. Chủ nghĩa tư bản thời ban đầu dã man đẫm máu, chủ nghĩa tư bản độc quyền tàn khốc đi tới chủ nghĩa phát xít là chủ nghĩa tư bản điên cuồng, sau đó chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đã bắt buộc chủ nghĩa tư bản nguyên thủy thay màu áo mới thành chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đã lật đổ được chủ nghĩa tư bản nguyên thủy để chủ nghĩa tư bản hiện đại được sinh ra, chủ nghĩa tư bản xâu xé thế giới, gây chiến tranh trong thời Lê-nin hay Stalin đã biến mất, chủ nghĩa tư bản ngày nay  là chủ nghĩa tư bản hiện đại bảo vệ và phát triển quyền con người, thúc đẩy hòa bình, hay cho chủ nghĩa tư bản hiện đại với công cụ bảo vệ và phát triển nhân quyền, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thống nhất ở Liên Hợp Quốc, vai trò đại diện của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đã định vị từ khi Hội Quốc Liên ra đời cho đến khi Liên Hợp Quốc thành lập và cho mãi đến thế kỷ XXI này, cách mà chủ nghĩa tư bản hiện đại luôn nhắc đến "tất cả các quốc gia phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế". 
     Chủ nghĩa tư bản hiện đại không phải là chủ nghĩa đế quốc mà cứ đi xâm chiếm các nước nhỏ bé, không trở thành thực dân để đô hộ các nước Đông Dương mà Marốc để biến các nước này thành thuộc địa của riêng mình. Rồi chủ nghĩa tư bản hiện đại lại không giống như chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến của Nhật Bản đi bành trướng đến các quốc gia lớn mạnh cho dù là một nước được tạo thành từ các đảo lớn nhỏ, cứ như "quân tốt" tiến chứ không lùi, đấy là đội quân hùng hậu, một chủ nghĩa phân phiệt đối đầu với cả Mỹ trong trận Trân Châu Cảng khi hải quân Nhật Bản tấn công vào căn cứ của quân đội Hoa Kỳ thuộc Trân Châu Cảng ở tiểu bang Hawaii vào ngày 7/12/1941, một kỳ tích của châu Á trong thế kỷ XX. Chủ nghĩa tư bản hiện đại mà đại diện là Mỹ đã tiến hành các chính sách mới để nhằm thay đổi hình bóng của chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, từ chủ nghĩa bảo hộ nền kinh tế đến thúc đẩy sự phát triển của nhân quyền, thực hiện hòa bình trên thế, là quốc gia đại diện cho các nước yếu hơn. 
    Chủ nghĩa tư bản hiện đại đối với chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là mẫu hình lý tưởng của thế kỷ XXI, khác với Liên Xô, Trung Quốc chỉ muốn chia sẻ các vấn đề quốc tế cùng Mỹ, muốn là trụ cột thứ hai để phát triển hòa bình và an ninh quốc tế, muốn cạnh tranh kinh tế với Mỹ hơn là sử dụng những chiêu trò dân chủ, nhân quyền vốn đã thực hiện ở Liên Xô trước đó mà không có hiệu quả với Trung Quốc nữa. Nếu như Mỹ trước đó tranh giành ngôi vị quốc gia quán quân theo kiểu bá quyền thì Trung Quốc không bá quyền mà đi theo kiểu dẫn dắt, Trung quốc muốn tranh quốc gia quán quân nhưng Trung Quốc không muốn bá quyền, làm hại đến cục diện thế giới và các quốc gia đang phát triển (trích trong giấc mộng Trung Hoa của Đại Tá Lưu Minh Phúc). 
        Dù bá quyền hay dẫn dắt thì quốc gia mà muốn tranh đoạt ngôi vị quốc gia quán quân thì sẽ không bao giờ có tính nhân đạo và chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia nhỏ bé hơn. cường quốc xây dựng quốc gia quán quân là hình mẫu lý tưởng và là trụ cột thế giới, để thế giới được sắp xếp trật tự và có khả năng chi phối với những dã tâm bành trướng của quốc gia khác, kiểm soát thế giới. 
   Chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hình mẫu mới của Trung Quốc sẽ là cuộc tranh đua mới trong thế kỷ XXI. 

II. THẾ VÀ LỰC TRONG CÁC LĨNH VỰC(CT, KT, VH, XH) KHÁC NHAU THẾ NÀO? 
   Thế và Lực của đôi bên gần như ngang bằng, Trung Quốc sau Mỹ về kinh tế, còn về quân sự thì chưa biết chắc được phía nào thắng. Bởi vì, từ khi thuyết sức mạnh về Biển của Mahan đã biến Mỹ thành một quốc gia cường quốc hải dương với sức mạnh về biển rất lớn trải qua trăm năm trên biển nhiều địa hình khu vực biển Mỹ đã nắm rõ, Mỹ được bao bọc bởi các đại dương lớn (Bắc băng dương, Đại tây dương, Thái bình dương) và có thể nói Mỹ là quốc gia an toàn. Còn Trung Quốc thì bao đời là cường quốc lục địa, nhiều năm chinh chiến trên lưng ngựa với những phương pháp bài binh bố trận như mãnh hổ. Dân tộc du mục ở Miền hoa Bắc giỏi chinh chiến, chinh chiến từ lúc nhỏ, có khả năng chịu đựng địa hình và thời tiết khắc nghiệt. Trung Quốc đã có dã tâm vươn ra biển lớn thì tức Trung Quốc phải có chiến lược để đối phó với loại hình quân sự trên biển. 
    Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, nhiều loại tàu ngầm, chiến hạm, tàu sân bay... vv trong sân chơi quân sự của các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên thế giới cũng trở nên đơn giản với các địa hình núi cao hiểm trở hay sự biến động của sóng biển, điều có thể khắc phục được. 
     Không phải tự dưng Trung Quốc sáng lập ra ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á ( AIIB) với số vốn điều lệ là 100 tỷ USD, và ngân hàng phát triển mới NDB với tổng số vốn cũng là 100 tỷ USD trong khối BRICS( khối các nền kinh tế mới nổi). 
    Sử dụng các chiến lược xoay trục nhằm trấn áp sự nổi lên của Trung Quốc nên Mỹ đã tấn công vào Nhân quyền, Dân chủ ở các khu tự trị của Trung Quốc làm cho Trung Quốc phải cuốn mình trước vòng xoáy tấn công từ bên ngoài, thật đáng tiếc là Trung Quốc đã biến ý đồ của Phương Tây và Trung Quốc không quá bất ngờ trước những kế hoạch này. Gene Shape là cha đẻ của lý thuyết bất bạo động thì Trung Quốc có Nghiêm Học Thông, giờ đây chắc Gene shape phải đỏ mặt với tác giả khoa học chính trị lừng danh này của Trung Quốc. 
     Thực tế ngày nay Trung Quốc đã và đang đi vào nghiên cứu học thuật mạnh mẽ để sẵn sàng nghiên cứu mọi hành vi và biến động của xã hội và quốc tế, giới học giả của Trung Quốc nghiên cứu không phải như các học giả phương Tây là đưa ra lý thuyết và quan điểm mà là những dự đoán về dấu hiệu và tương lai chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, các giải pháp và những cách ứng phó. Viện Khổng Tử của Trung Quốc đã đi được 400 cơ sở trên thế giới, truyền bá văn hóa đại Hán và nghiên cứu triệt để các lý thuyết của các học giả Phương Tây. Về tư tưởng và các học thuyết mới hiện nay không thể không nói đến Trung Quốc, ngày nay các nhà nghiên cứu Phương Tây gần như không để đoán được nước đi của Trung Quốc mà chỉ có thể nhìn thấy cách thức Trung Quốc trỗi dậy, còn phương pháp trỗi dậy thì luôn luôn thay đổi. "Thế cờ của mình mà cho người khác biết thì không thể bao vây nổi đối phương" Trung Quốc đang đánh thế cờ bí hiểm, khi Mỹ lạc vào bàn cờ thế do Trung Quốc cất công bày ra thì Mỹ sẽ khó giải quyết, là đôi khi thì "hất tung bàn cờ" vì nhụt chí. Vì người Hán giỏi mưu trí và sáng tạo, giỏi phòng thủ và giỏi giả vờ. 
    Văn hóa Á Đông( văn hóa TRung Hoa, văn hóa Việt Nam, văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Đại Mông, vvv) là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc không thể bị pha lẫn, còn văn hóa Mỹ ở đâu, có từ bao giờ, ai sáng tạo ra? hay chỉ là nền văn hóa "cà phê sữa" thơm ngon, béo ngậy làm cho du khách phương xa mong tìm đến để thưởng thức. Nhưng tách cà phê sữa này thơm nhưng không ngọt mà rất đắng, không như văn hóa Á Đông với ly "cà phê đen" đậm đà đúng vị. Phụ nữ Á Đông xinh đẹp mỹ miều, hào nhoáng, tuy thấy nét quyến rũ hồn nhiên nhưng bản chất bên trong là tinh tế và mạnh mẽ khác với phụ nữ Phương Tây nhìn vẻ yêu kiều, thiết tha, tinh tế và nét đẹp xinh tươi dường như không có. Phụ nữ phương Tây đã đi vào lĩnh vực chính trị từ rất sớm, nhưng phụ nữ phương Đông thì không đi vào lĩnh vực mạnh mẽ này mà là hậu phương vững chắc, hậu phương tốt hơn bộc lộ ra bên ngoài. Từ đấy, chúng ta càng nhận ra được xã hội phương Tây và xã hội phương Đông khác xa nhau thì có những phương pháp quản lý khác nhau. Một xã hội phương Đông là đoàn kết và sẻ chia, thì xã hội phương Tây là chủ nghĩa cá nhân trên hết. 
   Trung Quốc có cả một thời đại Phong kiến 5000 năm sống theo phương pháp tự cung tự cấp, điều chỉnh các loại thuế khóa để duy trì sự tồn tại và hưng vong ngai vị và bậc đế vương cai trị lâu dài, chinh phạt các quốc gia khác để mở rộng lãnh thổ trong điều kiện lương thực tự cung tự cấp và sản lượng lương, thực phẩm giàu có. Mở rộng ngoại giao với các nước láng giềng từ đời Đường. Trung Quốc đã xây dựng con đường tơ lụa phong kiến từ cửa ngõ Trường An, một sản lượng khổng lồ đủ tiêu dùng trong nước đã giúp cho Trung Quốc xây dựng một bức tường thành phong kiến 5000 năm kiên cố. Cũng từ Phương Tây mà bắt buộc Trung Quốc phải mở cửa quan hệ ngoại giao khi cuộc chiến thuốc phiện bắt đầu khi Trung Quốc ký Hiệp Định Xuyên Tỵ 1841. Và kể từ lúc này quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây ngày càng tiến sâu. Khi Tôn Trung Sơn khai sinh Trung Hoa Dân Quốc tháng 10/1912 thì Trung Quốc đang sẵn sàng định vị thế và lực của mình trên thế giới với những sách lược trăm năm được đề ra dưới thời Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa Tam Dân đã mở đường cho những nước đi trỗi dậy sau này của Trung Quốc. Thế giới là Tam Quyền Phân Lập còn Trung Quốc là Ngũ Quyền Phân Lập, sau thời kỳ chính biến giữa Tưởng Giới Thạch và Chủ tịch  Mao Trạch Đông gọi là Nội chiến Trung Quốc cho đến năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch rút quân ra Đài Loan, thì Trung Quốc đã thống nhất và lấy quốc hiệu là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời tháng 10/1949. Từ Tôn Trung Sơn - Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình - Giang Trạch Dân đã xây dựng các học thuyết giá trị nền tảng từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để Trung Quốc xây dựng một CNXH đặc sắc Trung Quốc. 
     Bước đi của Trung Quốc chậm rãi từ từ, xây dựng chiến lược, chuẩn bị sẵn thế cờ để khi trỗi dậy không phải lo nghĩ trước sau nhiều nữa. Phát triển đầy đủ và mạnh mẽ, quyết liệt với các lĩnh vực chủ chốt trong một quốc gia, khi Trung Quốc gia nhập LHQ đã đưa ra các nguyên tắc về quyền phủ quyết có lợi và phù hợp mình. 
  Khác với Mỹ, bước đi của Mỹ  là từ chủ nghĩa biệt lập của Washington đến chủ nghĩa Monroe, Thuyết sức mạnh về biển của Mahan đến chủ nghĩa thế giới của Roosevelt đến việc thúc đẩy giá trị nhân quyền của Franklin Roosevelt. Chủ nghĩa biệt lập mà Washington đưa ra chưa thực hiện lâu dài thì Mỹ đã vươn ra thế giới, đánh dấu cho sự vươn ra thế giới này là cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha từ tháng 4 đến tháng 8/1898. 
   Cuối cùng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là bước đi chậm rãi, lộ trình trăm năm từng nấc thang xây dựng và biến đổi. 
Trong cuộc chơi phá thế cờ bằng tiền "bàn cờ thế đã tạo ra và làm khó khăn cho người phá thế, nhưng rồi thế cờ thì có cả chục nước để đến chiếu tướng mà vẫn không hết cờ, nếu phá thế lần đầu, lần nữa, lần kế không hết cờ thì thiệt hại sẽ là người phá thế cờ, vì người phá thế cờ đó phải bỏ tiền ra để phá thế, cứ một lần 20 nghìn thì 5 lần là 100 nghìn, người lập thế cờ đã không phải bỏ vốn ra mà vẫn có thể "moi' tiền từ trong túi người chơi ra được, thế mới tài!". 
Rồi Mỹ cũng xây dựng chính sách vừa hợp tác vừa kìm chế, đối trọng lẫn nhau, chính sách Xoay Trục của Mỹ sẽ còn tiếp tục áp dụng ở Châu Á để liên kết với các quốc gia đồng minh lâu đời và sẽ xây dựng các quan hệ đồng minh thân thiện mới ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng rồi nhìn lại Mỹ vẫn chưa giải được bàn cờ thế mà Trung Quốc vạch ra. 

CÒN TIẾP.............

   
    
   
   








Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CAFFE TRÒ CHUYỆN THÁNG 7: VĂN HÓA VÀ TÂM LINH

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ 


Tháng 7 âm lịch đã đến, nhiều lắm những chuyện thần kỳ cổ tích được thêu dệt qua những câu chuyện mà thật ra chúng không có thật, rồi nhiều người đổ lỗi cho may mắn và trái ngược lại là không may mắn, rồi dẫn đến mê tín dị đoan, cổ hủ. Văn hóa Á Đông không phải là một nền văn hóa mê tín dị đoan sâu sắc, mà cái văn hóa đó xuất hiện khi có văn hóa phương Tây du nhập, không thể kể thời đại phong kiến, bởi vì thời đại phong kiến với các nền khoa học chưa phát triển, mà nó xuất hiện từ thời kỳ tư bản, mê tín dị đoan của phương Tây còn hơn cả phương Đông, đôi khi tôn giáo len lỏi đi vào các lĩnh vực  trong đời sống xã hội, đời sống sinh hoạt hàng ngày, người phương Đông theo Đạo Phật, mà đạo Phật và Nho giáo, Lão giáo điều xuất phát từ một tâm thế là giáo dục cho con người lương tâm, từ bi mới đem đến hạnh phúc. "Như tôi từng có những cuộc đối thoại với bạn bè có chung ngành khoa học xã hội và nhân văn, có người ngành triết, có người ngành khoa học chính trị, có người ngành tôn giáo học, kinh tế học, có cả mấy anh em các ngành quân đội, vào dịp tết cứ tranh luận đối thoại bên dưa hấu, hạt dưa" nhiều chuyện về văn hóa dân gian mang đậm tính chất uyên thâm của người xưa để lại, nghe ra thì nó hay và cuốn hút, nhất là hồi nhỏ nghe bà, mẹ, gì kể thấy ớn lạnh trong người, nhưng thật ra khi tôi đi vào triết học - một lĩnh vực mà người ta gọi là "hại não" nhưng nó không bao giờ "hại não". Như thuyết nữ quyền của Simone De Beauvoir, dường như bà ấy chưa biết văn hóa Phương Đông cho nên bà ấy nói rằng, nữ quyền không bình đẳng, tôi bỏ qua các định kiến xã hội mà đi tới đời thực mà không ai không biết, lịch sử của Á Đông, từ dân tộc đại Hán, đại Việt, Khiết đan, nhật bản, và các nước ven khu vực Đông Nam Á, nói về các quốc gia và các nền văn minh có lẽ "Phạm Minh Trí " sẽ hay hơn với những vấn đề chính trị khoa học này. Nhưng chung quy lại Phương Tây sẽ không thể nào sánh bằng Phương Đông bằng lý luận nữ quyền ấy, ở Việt Nam có Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Bùi Thị Xuân, huyền trân công chúa, Nguyễn thị Định vvv, còn rất nhiều những nữ tướng của Việt Nam mà cả các nhà sử học phương Tây chưa bao giờ nghiên cứu và tìm hiểu hết được, Ở Trung Quốc có Phàn Lê Quê, Hoa Mộc Lan, Mục Quế Anh, Vương Thông Nhi, Thái bình Công Chúa vvv... ở Mông cổ Ánh Lệ Hoàng Nhi, Tương Nhi Tuyết, vv. Trải qua thời đại phong kiến mấy nghìn năm rồi giáo dục không được coi trọng nam nữ bình đẳng nên có những chuyện ức hiếp và đánh đập xảy ra, nhưng chúng ta đã chỉnh hình phương pháp giáo dục ngay thời tư bản rồi, và thế kỷ XXI sẽ không phải như thời phong kiến nữa, mà sẽ có thay đổi vượt bật.. 
"Đấng anh hào sao nỡ lòng nào tát mỹ nhân" đó là câu của Lý Bạch đấy!
Hình ảnh có liên quan
VĂN HÓA VIỆT NAM( ẢNH MINH HỌA)

CHUYỆN THÁNG 7: NGHĨ VỀ VĂN HÓA NHIỀU HƠN TÂM LINH
Người ta gọi Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên, nó gắn liền với hoạt động sống của con người, trải qua trăm, nghìn năm thì văn hóa đã kết tụ thành hai cấp độ là văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Con người là chủ thể của văn hóa, văn hóa thổi hồn dân tộc. Chính văn hóa đã làm cho một quốc gia mang đậm tính chất của một quốc gia mà không có một quốc gia nào tráo lẫn [pha lẫn không có hình thức, nét đặc trưng] được. 
Văn hóa điều chỉnh được nhân cách con người, nếu truyền thống của gia đình nào đó là nho giáo thì sự điều chỉnh này nó sẽ mang một tâm thế ngay từ nhỏ, ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ kết hợp với văn hóa phương Tây đã làm cho con người mất nhân cách của mình, văn hóa phương Tây đã gieo rắc những thói hư tật xấu, nó đã làm con người mất tính nhân văn, người ta tự do cho mình nhiều hơn, và vô cảm trước những sự việc xảy ra trước mắt mình, ngay cả những tai nạn thường gặp. 
Có người nói với tôi rằng: Nhờ có phương Tây ta mới đổi mới, ta mới có tiền, ta mới có những trò chơi mới thú vị, giải trí sảng khoái, người Tây dễ dãi, cao ráo, đẹp người!
Khi nghe những lời nói đó, tôi đã suy nghĩ thực tế từ quyển Trang tử tâm đắc của giáo sư Yu Zan, có một câu chuyện rằng: có một anh làm bất động sản, nhà giàu chưa từng ai giàu hơn anh ta, anh ta muốn cái gì có cái đó, nhưng rồi một người bạn thân của anh ta đã cho anh ta biết rằng không phải cái gì cũng dùng tiền mua được, đó là chân lý, gia đình, nhân cách. Chính vì vậy, mà tôi nhận ra những nhà khoa học nhân văn là những người "y sĩ  chữa bệnh nội tâm" trong con người. Nói sảng khoái là Thầy giáo thì chữa bệnh dốt, Thầy cải(luật sư) đem lại công lý, thầy dược tạo ra thuốc để cho thầy thuốc(bác sĩ) dùng thuốc cứu người. Thầy sư từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh... người "cao tay" thì dân gian gọi là thầy, mà chữ "thầy" quý lắm, không thể nào quên được, phụ bạc được. 
  Trở lại với câu chuyện trên, khi nghe bạn anh ta nói thế anh ta mới ngỡ ra được rằng dù giàu cách mấy đi chăng nữa mà mất ba thứ ấy thì sẽ là vô dụng, người ta nói "có tài thì phải có đức thì mặc sức mà ăn" nhưng mà anh này có tài nhưng không có đức, suốt ngày chỉ kiếm tiền mà không một lần dùng một bữa cơm cùng với cha, mẹ mình huống chi là vợ con, anh ta nghĩ rằng kiếm thật nhiều tiền nuôi bố, mẹ nhưng anh ta không biết rằng họ không cần "tiền cao như núi" không cần phải ra vào có người hầu hạ, họ chỉ cần sống một cuộc sống sung túc no đủ là được. Anh ta giàu quá sợ con cái mình sẽcó nguy cơ bị bắt cóc tống tiền vì độ giàu của anh, cho nên anh ta cho vợ con mình một mình qua Mỹ. Còn anh ta ở lại kiếm tiền, thế đấy, bạn anh ta là một nhà triết học lừng danh ở Trung Quốc, câu chuyện từ Trung Quốc, nhưng nó có một sức cuốn hút mạnh mẽ, đó là ba thứ trong bản chất con người nên cần, nên, bắt buộc phải có là nhân cách, gia đình, chân lý. Anh sẽ có "quý nhân phù trợ" khi có ba thứ đó. Và có lẽ chính nền văn hóa đại Hán, một nền nho giáo ngàn năm đã làm cho anh ta tỉnh ngộ sớm hơn. Từ đó, chúng ta đã vừa chứng minh được, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và nó điều chỉnh các hoạt động của con người. 
  Nhiều nhà tuyển dụng phương Tây và các quốc gia phương Đông nhưng đã quên truyền thống á đông, họ cần kỹ năng mềm cái họ cần cách ứng xử đó thì văn hóa phương Đông đã có và còn giá trị gấp trăm ngàn lần phương Tây. Từ đó, văn hóa lại một lần nữa chi phối cách ứng xử giao tiếp hàng ngày. 
 Người ta khác với động vật, may mắn tách được bản thể, giữa người và động vật ở chỗ con người biết và nhớ và truyền thống, tổ tiên, lễ hội, người Á Đông ngày nay  đã mất dần những thứ đó từ bấy lâu nay ngày tết cổ truyền là những ngày vui nhất bên gia đình người thân, đoàn tụ và xung hợp, nhưng rồi chính cái văn hóa Phương Tây đã làm cho cái không khí ấy bị lãng quên, đã mất dần, và khói hương ngày lễ hội, tết cổ truyền, mâm cúng ngày giỗ có còn mãi mãi hay không thì chưa ai biết chắc chắn được. 
     Tháng bảy có lễ Vu Lan, từ sự tích Mục kiền liên cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ, thể hiện chữ Hiếu, chữ hiếu tưởng nhớ công ơn của cha mẹ đã sinh ra mình và cho mình được làm người, ghi nhớ ơn sinh thành của tổ tiên chứ không phải nó biến tấu thành tâm linh, cô hồn, ma quỷ mà mọi người thường tưởng tượng ra. Cũng từ câu chuyện Mục kiền liên cứu mẹ mà cho ta nhiều suy nghĩ về chữ Hiếu và lòng nhân ái, bao dung, chia sẻ. Văn hóa là hình mẫu của giáo dục, là bài thuốc điều chỉnh nhân cách, chứ không phải để biến tấu. 
   Tâm linh theo lối giải thích của duy tâm đó là sự giao thoa và cảm ứng giữa hữu hình và vô hình, hữu thể và hư vô. Nó có nội hàm và ngoại diên như Khái niệm, và tựu lại khái niệm và tâm linh có thể biến đổi mà không nhất quán một thứ trọn vẹn, bởi vì do cá nhân nào đó đưa ra khái niệm, rồi ngày sau lại có cá nhân khác đưa ra khái niệm khác. Khái niệm khoa học khác tâm linh ở chỗ nó được kiểm nghiệm duy vật biện chứng đã ứng dụng vào thực tiễn, đã gần đúng với thực tiễn, được nhiều nhà khoa học đồng ý với khái niệm đó. Còn tâm linh nó có nhiều biến thể do sự ảnh hưởng của tôn giáo, đạo Phật có cách lý giải khác về tâm linh, thiên chúa có cách lý giải khác, đạo Hồi có cách lý giải khác, bởi gì giáo lý, và giáo chủ của các tôn giáo ấy vốn khác nhau về cả nội dung và hình thức. 
  Nói như Niezche thì tự do là làm việc gì đó theo cách của chính mình mà không đóng khuôn cái của người khác truyền cho mình, nhưng tự do làm thì không được trái đạo lý. Thì đó là con người siêu nhân( ở đây là con người dám vượt qua khuôn khổ). 
   Một bài toán có thể giải nhiều cách giải khác nhau, nhưng đáp số nó là một đáp số duy nhất, chứng tỏ chân lý không tương đối, mà nó là tuyệt đối. 
  CÓ THỂ SAN SẺ CHO NHAU HAY KHÔNG ?
  Có thể san sẻ cho nhau nếu như người ấy có thể dung hòa mà không kiên quyết giữ lấy một bên. Văn hóa và Tâm linh là hai cái khác nhau, nhưng khi văn hóa để giáo dục thì tâm linh sẽ là phần trợ giúp hữu hiệu nhất, và cuối cùng giáo dục xong phải tách rời ra, chứ đừng để tuổi trẻ lún sâu là được. Đó là quan điểm của mỗi người, và mỗi người tùy theo các điều chỉnh của riêng mỗi người nữa. 
   Sự kết hợp giữa văn hóa và tâm linh là hai biến thể khác nhau, nhưng nó có thể dung hợp được hay không là do chính chủ thể của chúng sử dụng.
   Nhưng cuối cùng, mọi người đều đồng ý rằng: không thể trộn lẫn văn hóa với một thứ gì khác, đặc biệt là tâm linh. Văn hóa có nhiều loại, nhưng suy cho cùng thì đó là một mặt thể hiện được đẳng cấp của một quốc gia trên trường quốc tế, khi mà ngoại giao văn hóa ngày nay là một trong ba mặt ngoại giao không thể thiếu trong chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam, Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII một lần nữa đã đưa văn hóa lên tầm cao mới, một vẻ đẹp mới của Văn hóa đại Việt ngàn năm. 
  Vì thế, tháng 7 đến cũng là lúc ta thổi hồn văn hóa truyền thống, hơn tâm linh!

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


Chu trình chính sách công của Việt Nam bao gồm ba khâu quan trọng là: Hoạch định, thực thi và đánh giá. Xây dựng, hoạch định chính sách công cho thật tốt về cả hai mặt định tính và định lượng và chính sách công phải đi từ lý thuyết đến thực hành, trong cả ba khâu hoạch định, thực thi và đánh giá thì khâu nào cũng quan trọng, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có được hướng đi cụ thể, qua từng giai đoạn, áp dụng những vùng miền khác nhau có chính sách khác nhau, bởi vì chủ thể hoạch định chính sách chia làm hai loại là chủ thể bên trong chính quyền và chủ thể bên ngoài chính quyền, mà chủ thể bên trong chính quyền là chủ thể quan trọng nhất( các cơ quan lập pháp và hành pháp, các nhóm chuyên gia bên trong chính quyền, doanh nghiệp, tập đoàn)....Nhìn theo một hướng khách quan mà nói thì đánh giá chính sách mới là khâu quan trọng nhất, bởi vì có đánh giá tốt được chính sách đó thì khi hoạch định, các nhà hoạch định chính sách sẽ biết điểm yếu bộc lộ bên trong chính sách cũ, thống kê, tính toán tỉ mỉ hơn để hoạch định chính sách mới. Không phải khâu đánh giá chính sách công là khâu cuối cùng trong chu trình chính sách công, mà nó là sự tiếp tục cho một chính sách tốt hơn được ra đời.
Hình ảnh có liên quan
CHÍNH SÁCH CÔNG (ẢNH MINH HỌA)
Một thực tiễn đánh giá chính sách ngày nay thiếu có sự quan tâm đúng mức là do các cơ quan thực thi chính sách, các chủ thể  tham gia đánh giá chính sách vẫn còn chưa quan tâm đúng mức, nhiều chính sách chưa được đưa vào đời sống của các đối tượng thụ hưởng chính sách, nhiều chính sách áp dụng thực tiễn đã từ lâu nhưng người dân giờ mới biết, để làm sau đồng bộ các chính sách, khi đã ban hành thực thi vào đời sống thì người dân phải biết ngay lập tức, nếu chính sách đó có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất của các cá nhân mà chính sách hướng tới. 
 VD. Thông tư 15/ 2016/ TT- BNNPTNT ngày 10/6/2016 về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2016, mà căn cứ  khoản 2. Điều 7, Thông tư 15/2016/ BNNPTNT thì:
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung./.
Khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành và công bố chính sách thì giai đoạn các công văn chuyển đến các địa phương là hợp lý và kịp thời, ở giai đoạn mà các cơ quan chủ quản ở địa phương đã nhận được công văn thì chưa phản ánh kịp thời đến những người thụ hưởng chính sách. VD. Các thành viên, xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp mà thông tư 15/2016 này hướng tới tới các đối tượng áp dụng trong chính sách, phải biết được thông tư này, phải có những công chức chuyên ngành chính sách công để hướng dẫn thực thi chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng mà trong thông tư 15/2016 của BNNPTNT quy định, nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các đối tượng thụ hưởng chính sách, qua đó vừa giải thích chính sách vừa kết hợp công tác tư vấn nếu các thành viên trong hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân thụ hưởng chính sách đó cần được tư vấn. 

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng làm mục tiêu mà chính sách hướng tới, và điều kiện và tiêu chí là giải pháp của chính sách hướng tới. Đánh vào căn cứ xác lập mục tiêu mà chính sách hướng tới cácđối tượng thụ hưởng để thực thi và tổ chức công tác đánh giá sau khi thực hiện chính sách, thông thường thì một chính sách trong 4 năm thực thi sẽ có những khó khăn và vướng mắc đến các đối tượng thụ hưởng, cũng từ khó khăn vướng mắc này mà làm cuộc khảo sát điều tra, cùng các chuyên gia chuyên ngành chính sách công để đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách để làm căn cứ để phản ánh kịp thời lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Các chủ thể tham gia đánh giá chính sách là các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và báo chí, mà các cơ quan báo chí là nòng cốt trong việc thu thập thông tin để các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được vấn đề hạn chế trong chính sách để phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành chính sách công và khoa học chính trị để làm rõ những hạn chế và có báo cáo đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành chính sách. 

Từ những thực tế trên tôi xin được đưa ra ba vấn đề mà việc đánh giá chính sách công chưa được đánh giá kịp thời, khả quan. 
Một là, chính sách không được chủ động đánh giá bài bản đúng cách thức, đúng quy trình trong chuyên ngành chính sách công, mà là bị động tổ chức đánh giá. Theo đúng chuyên ngành chính sách công thì phải có sự phối hợp đánh giá của các cơ quan tổ chức thực hiện đánh giá và có sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá chính sách từ các trường đại học có chuyên ngành chính sách công thì sẽ hợp lý hơn. 
Hai là, nguyện vọng của người dân, chủ thể bên ngoài chính sách chưa được có sự kết hợp cùng với công tác tổ chức đánh giá chính sách, ý kiến và nguyện vọng của người thụ hưởng phải được tập hợp là đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành chính sách. 
Ba là, chưa có dòng ngân sách dành cho công tác đánh giá chính sách, việc thiếu kinh phí cũng là một mức độ gây ra những cản trở, thiết nghĩ nếu như các cơ quan tổ chức thực hiện và các đối tượng thụ hưởng chính sách phối hợp đưa ra một ít kinh phí cho việc đánh giá chính sách này được tốt hơn thì chính sách công sẽ được tái hoạch định lại một cách tỉ mỉ, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. 
Ngoài ra, còn có một số phương pháp như thành lập văn phòng tư vấn và đánh giá chính sách ở một số huyện, xã để làm tốt công tác đánh giá, bám sát quá trình thực thi chính sách, hay các chủ thể thực thi chính sách đó tổ chức thành ban giám sát và đánh giá chính sách, với các công chức có đủ năng lực, trình độ và chuyên ngành chính sách công để giải quyết những vấn đề mà chính sách đang bị hạn chế. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách cho phù hợp với từng vùng, miền, các xã nông thôn khác nhau trong cả nước. 
Bởi vì chính sách công là mục tiêu và giải pháp mà nhà nước hướng đến để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, mà tính chất của chính sách công là đi vào thực tiễn những giải pháp đó, chứ không giống như Luật vốn xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI "MỸ- TRUNG"

DỊCH: PHẠM MINH TRÍ (CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
BÀI VIẾT TỪ TRANG BÁO MẠNG "NHÂN DÂN HÀNG NGÀY" CỦA TRUNG QUỐC



Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại toàn diện, Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba. Nó trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này khi nói rằng đại diện của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đang có các cuộc họp riêng. Một nguồn phương tiện truyền thông phương Tây khác báo cáo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét nâng mức thuế từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Có vẻ như Trump đang cố gắng buộc Trung Quốc phải nhượng bộ lớn nhất bằng cả cà rốt và cây gậy.
Đàm phán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là một điều xấu. Nhưng rõ ràng chính quyền của Trump vẫn thiếu sự chân thành và đang áp lực tối đa lên Bắc Kinh. Đây không phải là một cuộc chiến thương mại thường xuyên. Trump muốn thiết lập chính sách "đầu tiên của Mỹ" và chiến tranh thương mại là một cú đánh đầu cho toàn thế giới. Đối với Bắc Kinh và Washington, chiến tranh thương mại là một quá trình để xác định lại quan hệ song phương giữa một sự cân bằng toàn cầu thay đổi quyền lực. Trong quá trình cả sức mạnh giao dịch của cả hai nước, sức mạnh toàn diện, sẽ và sự gắn kết sẽ được tính.
Kết quả hình ảnh cho China–United States relations
ảnh minh họa
Việc định nghĩa lại quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ sẽ đến sớm hay muộn. Một số tầng lớp người Mỹ không chấp nhận sự thịnh vượng của Trung Quốc, tin rằng Hoa Kỳ có thể chiến lược chứa đựng sự nổi lên của Trung Quốc. Họ háo hức thể hiện khả năng của mình và buộc Trung Quốc trở thành một chư hầu kinh tế Mỹ giống như Nhật Bản khi nó chấp nhận Hiệp ước Plaza. 
Nếu chiến tranh thương mại Trung-Mỹ là về lợi ích kinh tế, sẽ không khó để giải quyết. Khi cả hai bên bị thua lỗ trong trận chiến, họ cuối cùng sẽ hướng tới các cuộc đàm phán và đạt được một thỏa hiệp, tốt hơn nhiều so với việc tiếp tục chiến đấu. Nếu cả Washington và Bắc Kinh liên tục tăng cổ phần, xung đột sẽ trở thành một định nghĩa tổng thể hơn về quan hệ Trung-Mỹ. 
Liệu Trung Quốc có quyền tiếp tục phát triển bản thân? Liệu nó có mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, nghe lệnh của Washington và xây dựng lại chế độ hoạt động kinh tế của Trung Quốc, làm cho nó phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ? Bắc Kinh có nên bàn giao hầu hết các chủ quyền kinh tế cho Hoa Kỳ không? Trung Quốc nói "không" và sẵn sàng chịu đựng một số kết quả đau đớn của cuộc chiến thương mại. 
Tái định vị mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thông qua một cuộc chiến thương mại, thay vì một cuộc chiến tranh nóng hoặc một cuộc Chiến tranh Lạnh tổng thể có lẽ không phải là một lựa chọn tồi cho Bắc Kinh. Sức mạnh kinh tế và kinh tế của Trung Quốc chính xác là mạnh nhất trong tất cả các thế mạnh của nó. 
Đối mặt với tình trạng hỗn loạn trong quan hệ Trung-Mỹ, người dân Trung Quốc không cần phải hoảng sợ. Washington có sáng kiến ​​khởi động và chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nhưng một khi cuộc chiến thương mại nổ ra, Mỹ không có khả năng kiểm soát sự phát triển của nó. Chừng nào người Trung Quốc vẫn thống nhất, chiến đấu phòng ngự có thể làm cho cuộc tấn công thương mại của Hoa Kỳ bùng nổ.
Trung Quốc phải giữ bình tĩnh và chống lại cuộc chiến thương mại này như một cuộc chiến tranh kéo dài cho đến khi Washington đồng ý giải quyết tranh chấp thương mại song phương thông qua các cuộc đàm phán bình đẳng và làm cho Trung Quốc trở thành một ví dụ cho các cuộc tham vấn song phương trong tương lai. Người ta tin rằng Trung Quốc có sức mạnh đáng kể để tiếp tục chiến đấu cho đến ngày đó. 

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

MỘT SỰ DỐI TRÁ ĐẾN TỘT CÙNG!

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
PHẢN BIỆN GAY GẮT BÀI VIẾT TRANG LUẬT KHOA: https://www.luatkhoa.org/2018/08/nen-dan-chu-cambodia-hap-hoi-va-bong-bong-xa-hoi-dan-su/ 



Đọc bài viết trên trang Luatkhoa.org, bài viết có nhan đề " Nền dân chủ Cambodia hấp hối và bong bóng xã hội dân sự", tôi không thể không nói về bài viết này của các anh, có lẽ tất cả các bài viết có trong trang của các anh điều không phải là bài viết mang tính học thuật, nói đúng hơn đang phản lại học thuật đúng nghĩa của nó. 
 Ciceron từng nói: " Tri thức đi lệch khỏi công lý có thể gọi là sự xảo nguyệt hơn là trí tuệ"
Các anh đang và đã làm giống như câu nói này thông qua bài viết của chính anh Nguyễn Quốc Tấn Trung. 
Tôi nhớ có một câu nói của một vị được coi là vĩ đại, là khai quốc công thần của nước Mỹ, câu nói ấy như sau: " Một quốc gia bao giờ cũng quen căm ghét hoặc ưa thích một quốc gia khác, thì quốc gia đó giống như một kẻ nô lệ, tức là trở thành kẻ nô lệ của cái yêu hay ghét của mình", đúng là đáng nể câu nói đó!
       Thật hay, những "nhà dân chủ" ở thế kỷ XXI mang tầm quốc tế, bởi vì chưa lo dân chủ trong nước lại tiến hành bàn bạc nghiên cứu xem cái dân chủ của nước khác như thế nào để rồi thúc đẩy dân chủ. Đúng, đó là chính sách Xoay Trục của Mỹ dưới thời tổng thống Obama, Xoay Trục hay Tái Cân Bằng về Châu Á. Thúc đẩy dân chủ đã nằm trong kế hoạch từ trước đó mà Mỹ vạch ra, nghĩ lại câu nói" Ong mật cần mật hoa, mật hoa cần Ong mật" làm cho mọi người trong giới trí thức đã nghĩ ra được là tôi đang nói về vấn đề gì!. 
Kết quả hình ảnh cho vụ thảm sát ba chúc
NHÀ MỒ BA CHÚC. ẢNH MINH HỌA
  Khi tôi trích một đoạn của bài viết của các anh, thì tôi biết chắc chắn rằng có hai vấn đề xảy ra:
   Một là,  vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế.
   Hai là,  đoạn văn sẽ làm cho giới sử học trong nước kéo theo Hội cựu chiến binh Việt Nam căm phẩn tột cùng. 
    Đoạn văn như sau: " Cuối năm 1978 đầu 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành xâm lược Cambodia và hạ bệ chính quyền Khmer Đỏ, dựng lên một chính quyền cộng sản thứ hai, do Hun Sen đứng đầu. Điều này kích động các nhóm vũ trang độc lập và tàn quân Khmer tiếp tục gây hấn.
   
Từ nhỏ đến lớn, quê tôi miền tây nam bộ, tôi chưa nghe một ai bảo như thế, mà anh nói như thế, rồi đến các trang sách lịch sử được học trong trường phổ thông cũng chưa từng nghe thấy, vậy thì chứng tỏ anh đang giả tạo lịch sử. 
  Lịch sử về chiến tranh biên giới Tây Nam từ giữa năm 1975 đến khi kết thúc vào năm 1989, cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khơ-me đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978. Quân khơ-Me Đỏ tấn công đảo Phú Quốc, đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở Đảo Thổ Chu, An Giang, thảm sát ở ba chúc vào năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Ba chúc còn đó, hôm nay và hậu thế mai sao vẫn nhắc, không thể nào quên được cảnh tượng đó. Quân đội Việt Nam trước hành vi xâm lược( mà đúng là xâm lược, bởi vì ngày 14/12/1974, ĐHĐ Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 3314( XXIX) về hành vi Xâm lược và chỉ rõ các hành vi xâm lược, tại Khoản A "xâm nhập và tấn công bằng lực lượng vũ trang của một quốc gia vào lãnh thổ của quốc gia khác, hoặc chiếm đóng quân sự, kể cả chiếm đóng tạm thời một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia khác là kết quả từ việc xâm nhập hay tấn công, hoặc chiếm đóng bằng cách sử dụng vũ lực".) đó của quân lính Khơ-Me đỏ, từ phòng ngự đến việc cố tìm một giải pháp đàm phán hòa bình, nhưng về phía Khơ-me đỏ bác bỏ, nên Việt Nam mới tổ chức phản công lật đổ chế độ Khơ-Me đỏ và làm công việc giúp đỡ nước bạn trên tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết tình anh em Việt Nam-Campuchia. 
    Căn cứ vào Điều 20 khoản 2 trong Công ước quyền chính trị-dân sự 1966 mà Việt Nam đã tham gia vào năm 1982 thì:
Mọi hình thức gây thù hằn dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm
Đoạn văn trên đã trực tiếp gây thù hằn của các dân tộc, phát ngôn thể hiện qua hình thức bài viết mang ý tưởng gieo rắc thù hằn, thù địch sau đó thúc đẩy hành vi bạo lực vì những lý do liên quan đến dân tộc, quốc gia, tôn giáo, giới tính...... là hành vi rất nguy hiểm đến an toàn xã hội. 
    Chưa hết, nó vừa ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam-Campuchia, vừa gây chia rẻ đoàn kết của ba nước Đông Dương từ trước đến nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng. 
   Đừng xét lại lịch sử đau thương với những cuộc chiến tranh mang nhiều chết chóc mà chúng ta hãy hướng tới xây dựng một nền hòa bình, thịnh vượng mà ở nơi đó không có chiến tranh. Nhắc lại lịch sử để nhớ về cội nguồn mà dân tộc đã đi qua, vẻ vang và tự hào chứ đừng ngụy tạo lịch sử, bởi vì xương máu của ông cha nằm xuống không phải để giả tạo lịch sử làm phai hòa hình ảnh của những năm"vào sinh ra tử". 
     Cuối cùng, quý độc giả có phẫn nộ không? Riêng tôi thì tôi cực lực lên án!, khi đọc được đoạn văn trong bài viết mang tràn trề giả dối và đánh vào trái tim và lòng căm hận của hơn 40 năm về trước, An Giang và Kiên Giang và các tỉnh Tây Nam Bộ phải chịu những mất mát về người và của, ngày nay về lại chùa Ba Chúc ở Tịnh biên An giang xem cái tàn ác của Khơ-me đỏ như thế nào, trước khi các anh viết ra những bài viết như thế
 

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CÓ NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN QUYỀN KHÔNG ? NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN KHÁC NHAU CHỖ NÀO?

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)



Có một câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ một bạn sinh viên năm 2 ngành khoa học chính trị, hỏi rằng: Khoa học chính trị có nghiên cứu về nhân quyền hay không? Nhân quyền và dân quyền khác nhau chỗ nào?
  Lần lượt chúng tôi sẽ trả lời cho bạn hai câu hỏi trên. 
Câu hỏi thứ nhất:  Khoa học chính trị có nghiên cứu về nhân quyền hay không ?
Trả lời: CÓ, ngành khoa học chính trị không chỉ có nghiên cứu về nhân quyền, mà còn phải biết và vận dụng cơ chế thực thi của ba vấn đề nhân quyền, dân quyền, dân chủ. Một mặt, chính là vấn đề nội dung cốt lõi mà ngành khoa học chính trị trang bị cho người học, nghiên cứu ở mức hiểu và biết, mặt khác là vì ngành khoa học chính trị nghiên cứu về quyền lực chính trị, những cách thức và biện pháp để giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Với ý nghĩa trung tâm của khoa học chính trị - quyền lực chính trị có quan hệ mật thiết với quyền con người( nhân quyền) với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. 
 Thứ nhất, quan hệ giữa quyền và tự do cá nhân với quyền lực nhà nước là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu khoa học chính trị. 
Thứ hai, mục tiêu chính trị và tương quan quyền lực chính trị là những yếu tố căn bản chi phối và quyết định phạm vi, mức độ đảm bảo quyền con người trong hai cấp độ quốc gia và quốc tế. 
  Cụ thể, Cuộc tranh cãi giữa hai khối nước XHCN và TBCN về hai nhóm quyền dân sự, chính trị và kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ chiến tranh Lạnh đã được thấy rõ. Hai nhóm quyền này nó được quy định cụ thể tại công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự(ICCPR) và công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội( ICESCR), cả hai công ước ra đời vào năm 1966 và Việt Nam đã tham gia công ước từ năm 1982. 
  Bất kỳ thay đổi nào trong chính sách, pháp luật về quyền con người ở một quốc gia điều phản ánh mức độ nhu cầu về dân chủ, nhân quyền của quần chúng và các cấp độ áp lực chính trị mà quần chúng áp đặt lên giới cầm quyền để đòi hỏi những nhu cầu cần thiết nào đó. Tất cả những yếu tố này đều thuộc lĩnh vực nghiên cứu của khoa học chính trị, qua đó khoa học chính trị cung cấp một lượng lớn tri thức về quyền con người, cũng như việc vận dụng vào thực tiễn. 
   Trong thực tế thấy rõ, những người sử dụng lý thuyết về nhân quyền( human right) không đúng với lẽ nghiên cứ khoa học và vận dụng đúng vấn đề, họ dùng nhân quyền vào lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu khoa học chính trị gọi là " chính trị hóa nhân quyền", riêng tôi cho rằng đây là biểu hiện làm méo mó mục đích cao đẹp của công việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và gây ra xung đột giữa các quốc gia vừa làm mất vẻ cao đẹp của những người nghiên cứu và hoạt động nhân quyền một cách chân chính. Chúng ta hãy dành những kiến thức này bảo vệ và thúc đẩy giá trị của quyền con người cho những vấn đề về an ninh con người như ở các quốc gia châu Phi đang còn thiếu lương thực trầm trọng, nhiều người chết vì đói, nghèo hay là bảo vệ quyền con người ở Trung Đông nơi mà an ninh tính mạng của con người đang trong vòng nguy kịch.
Hình ảnh có liên quan
ảnh minh họa
 Câu hỏi thứ hai: "Nhân quyền khác dân quyền ở chỗ nào?"
Trả lời: Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù gần gũi nhưng không đồng nhất. Trong thời kỳ cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân thành công dân(có tư cách là những thành viên bình đẳng trong một Nhà nước) và Pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân trong pháp luật. Vậy thì, quyền công dân( dân quyền) là quyền con người được một nhà nước chính thức thừa nhận và áp dụng với công dân trong nước của mình. 
Chế định quốc tịch là một chế định pháp luật thể hiện rõ mối quan hệ giữa công dân với Nhà Nước. 
Quyền công dân là tập hợp các quyền tự nhiên và được pháp luật của một nước ghi nhận và đảm bảo, nhưng chỉ cho những người có quốc tịch của nước đó. 
Quyền con người là nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia, các thỏa thuận trong pháp lý quốc tế. 
Quyền con người ở phạm vi rộng lớn hơn quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng nhân loại trên thế giới, không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, còn quyền công dân là mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước được giới hạn bởi chế định quốc tịch. 
 Trừ người không quốc tịch thì mỗi cá nhân con người đồng thời là chủ thể của hai loại quyền: quyền con người và quyền công dân, được thể hiện tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, với những quốc gia khác nhau.