Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


Chu trình chính sách công của Việt Nam bao gồm ba khâu quan trọng là: Hoạch định, thực thi và đánh giá. Xây dựng, hoạch định chính sách công cho thật tốt về cả hai mặt định tính và định lượng và chính sách công phải đi từ lý thuyết đến thực hành, trong cả ba khâu hoạch định, thực thi và đánh giá thì khâu nào cũng quan trọng, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có được hướng đi cụ thể, qua từng giai đoạn, áp dụng những vùng miền khác nhau có chính sách khác nhau, bởi vì chủ thể hoạch định chính sách chia làm hai loại là chủ thể bên trong chính quyền và chủ thể bên ngoài chính quyền, mà chủ thể bên trong chính quyền là chủ thể quan trọng nhất( các cơ quan lập pháp và hành pháp, các nhóm chuyên gia bên trong chính quyền, doanh nghiệp, tập đoàn)....Nhìn theo một hướng khách quan mà nói thì đánh giá chính sách mới là khâu quan trọng nhất, bởi vì có đánh giá tốt được chính sách đó thì khi hoạch định, các nhà hoạch định chính sách sẽ biết điểm yếu bộc lộ bên trong chính sách cũ, thống kê, tính toán tỉ mỉ hơn để hoạch định chính sách mới. Không phải khâu đánh giá chính sách công là khâu cuối cùng trong chu trình chính sách công, mà nó là sự tiếp tục cho một chính sách tốt hơn được ra đời.
Hình ảnh có liên quan
CHÍNH SÁCH CÔNG (ẢNH MINH HỌA)
Một thực tiễn đánh giá chính sách ngày nay thiếu có sự quan tâm đúng mức là do các cơ quan thực thi chính sách, các chủ thể  tham gia đánh giá chính sách vẫn còn chưa quan tâm đúng mức, nhiều chính sách chưa được đưa vào đời sống của các đối tượng thụ hưởng chính sách, nhiều chính sách áp dụng thực tiễn đã từ lâu nhưng người dân giờ mới biết, để làm sau đồng bộ các chính sách, khi đã ban hành thực thi vào đời sống thì người dân phải biết ngay lập tức, nếu chính sách đó có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất của các cá nhân mà chính sách hướng tới. 
 VD. Thông tư 15/ 2016/ TT- BNNPTNT ngày 10/6/2016 về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2016, mà căn cứ  khoản 2. Điều 7, Thông tư 15/2016/ BNNPTNT thì:
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung./.
Khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành và công bố chính sách thì giai đoạn các công văn chuyển đến các địa phương là hợp lý và kịp thời, ở giai đoạn mà các cơ quan chủ quản ở địa phương đã nhận được công văn thì chưa phản ánh kịp thời đến những người thụ hưởng chính sách. VD. Các thành viên, xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp mà thông tư 15/2016 này hướng tới tới các đối tượng áp dụng trong chính sách, phải biết được thông tư này, phải có những công chức chuyên ngành chính sách công để hướng dẫn thực thi chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng mà trong thông tư 15/2016 của BNNPTNT quy định, nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các đối tượng thụ hưởng chính sách, qua đó vừa giải thích chính sách vừa kết hợp công tác tư vấn nếu các thành viên trong hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân thụ hưởng chính sách đó cần được tư vấn. 

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng làm mục tiêu mà chính sách hướng tới, và điều kiện và tiêu chí là giải pháp của chính sách hướng tới. Đánh vào căn cứ xác lập mục tiêu mà chính sách hướng tới cácđối tượng thụ hưởng để thực thi và tổ chức công tác đánh giá sau khi thực hiện chính sách, thông thường thì một chính sách trong 4 năm thực thi sẽ có những khó khăn và vướng mắc đến các đối tượng thụ hưởng, cũng từ khó khăn vướng mắc này mà làm cuộc khảo sát điều tra, cùng các chuyên gia chuyên ngành chính sách công để đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách để làm căn cứ để phản ánh kịp thời lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Các chủ thể tham gia đánh giá chính sách là các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và báo chí, mà các cơ quan báo chí là nòng cốt trong việc thu thập thông tin để các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được vấn đề hạn chế trong chính sách để phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành chính sách công và khoa học chính trị để làm rõ những hạn chế và có báo cáo đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành chính sách. 

Từ những thực tế trên tôi xin được đưa ra ba vấn đề mà việc đánh giá chính sách công chưa được đánh giá kịp thời, khả quan. 
Một là, chính sách không được chủ động đánh giá bài bản đúng cách thức, đúng quy trình trong chuyên ngành chính sách công, mà là bị động tổ chức đánh giá. Theo đúng chuyên ngành chính sách công thì phải có sự phối hợp đánh giá của các cơ quan tổ chức thực hiện đánh giá và có sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá chính sách từ các trường đại học có chuyên ngành chính sách công thì sẽ hợp lý hơn. 
Hai là, nguyện vọng của người dân, chủ thể bên ngoài chính sách chưa được có sự kết hợp cùng với công tác tổ chức đánh giá chính sách, ý kiến và nguyện vọng của người thụ hưởng phải được tập hợp là đề xuất lên cấp có thẩm quyền ban hành chính sách. 
Ba là, chưa có dòng ngân sách dành cho công tác đánh giá chính sách, việc thiếu kinh phí cũng là một mức độ gây ra những cản trở, thiết nghĩ nếu như các cơ quan tổ chức thực hiện và các đối tượng thụ hưởng chính sách phối hợp đưa ra một ít kinh phí cho việc đánh giá chính sách này được tốt hơn thì chính sách công sẽ được tái hoạch định lại một cách tỉ mỉ, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. 
Ngoài ra, còn có một số phương pháp như thành lập văn phòng tư vấn và đánh giá chính sách ở một số huyện, xã để làm tốt công tác đánh giá, bám sát quá trình thực thi chính sách, hay các chủ thể thực thi chính sách đó tổ chức thành ban giám sát và đánh giá chính sách, với các công chức có đủ năng lực, trình độ và chuyên ngành chính sách công để giải quyết những vấn đề mà chính sách đang bị hạn chế. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách cho phù hợp với từng vùng, miền, các xã nông thôn khác nhau trong cả nước. 
Bởi vì chính sách công là mục tiêu và giải pháp mà nhà nước hướng đến để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, mà tính chất của chính sách công là đi vào thực tiễn những giải pháp đó, chứ không giống như Luật vốn xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét