Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CAFFE TRÒ CHUYỆN THÁNG 7: VĂN HÓA VÀ TÂM LINH

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ 


Tháng 7 âm lịch đã đến, nhiều lắm những chuyện thần kỳ cổ tích được thêu dệt qua những câu chuyện mà thật ra chúng không có thật, rồi nhiều người đổ lỗi cho may mắn và trái ngược lại là không may mắn, rồi dẫn đến mê tín dị đoan, cổ hủ. Văn hóa Á Đông không phải là một nền văn hóa mê tín dị đoan sâu sắc, mà cái văn hóa đó xuất hiện khi có văn hóa phương Tây du nhập, không thể kể thời đại phong kiến, bởi vì thời đại phong kiến với các nền khoa học chưa phát triển, mà nó xuất hiện từ thời kỳ tư bản, mê tín dị đoan của phương Tây còn hơn cả phương Đông, đôi khi tôn giáo len lỏi đi vào các lĩnh vực  trong đời sống xã hội, đời sống sinh hoạt hàng ngày, người phương Đông theo Đạo Phật, mà đạo Phật và Nho giáo, Lão giáo điều xuất phát từ một tâm thế là giáo dục cho con người lương tâm, từ bi mới đem đến hạnh phúc. "Như tôi từng có những cuộc đối thoại với bạn bè có chung ngành khoa học xã hội và nhân văn, có người ngành triết, có người ngành khoa học chính trị, có người ngành tôn giáo học, kinh tế học, có cả mấy anh em các ngành quân đội, vào dịp tết cứ tranh luận đối thoại bên dưa hấu, hạt dưa" nhiều chuyện về văn hóa dân gian mang đậm tính chất uyên thâm của người xưa để lại, nghe ra thì nó hay và cuốn hút, nhất là hồi nhỏ nghe bà, mẹ, gì kể thấy ớn lạnh trong người, nhưng thật ra khi tôi đi vào triết học - một lĩnh vực mà người ta gọi là "hại não" nhưng nó không bao giờ "hại não". Như thuyết nữ quyền của Simone De Beauvoir, dường như bà ấy chưa biết văn hóa Phương Đông cho nên bà ấy nói rằng, nữ quyền không bình đẳng, tôi bỏ qua các định kiến xã hội mà đi tới đời thực mà không ai không biết, lịch sử của Á Đông, từ dân tộc đại Hán, đại Việt, Khiết đan, nhật bản, và các nước ven khu vực Đông Nam Á, nói về các quốc gia và các nền văn minh có lẽ "Phạm Minh Trí " sẽ hay hơn với những vấn đề chính trị khoa học này. Nhưng chung quy lại Phương Tây sẽ không thể nào sánh bằng Phương Đông bằng lý luận nữ quyền ấy, ở Việt Nam có Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Bùi Thị Xuân, huyền trân công chúa, Nguyễn thị Định vvv, còn rất nhiều những nữ tướng của Việt Nam mà cả các nhà sử học phương Tây chưa bao giờ nghiên cứu và tìm hiểu hết được, Ở Trung Quốc có Phàn Lê Quê, Hoa Mộc Lan, Mục Quế Anh, Vương Thông Nhi, Thái bình Công Chúa vvv... ở Mông cổ Ánh Lệ Hoàng Nhi, Tương Nhi Tuyết, vv. Trải qua thời đại phong kiến mấy nghìn năm rồi giáo dục không được coi trọng nam nữ bình đẳng nên có những chuyện ức hiếp và đánh đập xảy ra, nhưng chúng ta đã chỉnh hình phương pháp giáo dục ngay thời tư bản rồi, và thế kỷ XXI sẽ không phải như thời phong kiến nữa, mà sẽ có thay đổi vượt bật.. 
"Đấng anh hào sao nỡ lòng nào tát mỹ nhân" đó là câu của Lý Bạch đấy!
Hình ảnh có liên quan
VĂN HÓA VIỆT NAM( ẢNH MINH HỌA)

CHUYỆN THÁNG 7: NGHĨ VỀ VĂN HÓA NHIỀU HƠN TÂM LINH
Người ta gọi Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên, nó gắn liền với hoạt động sống của con người, trải qua trăm, nghìn năm thì văn hóa đã kết tụ thành hai cấp độ là văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Con người là chủ thể của văn hóa, văn hóa thổi hồn dân tộc. Chính văn hóa đã làm cho một quốc gia mang đậm tính chất của một quốc gia mà không có một quốc gia nào tráo lẫn [pha lẫn không có hình thức, nét đặc trưng] được. 
Văn hóa điều chỉnh được nhân cách con người, nếu truyền thống của gia đình nào đó là nho giáo thì sự điều chỉnh này nó sẽ mang một tâm thế ngay từ nhỏ, ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ kết hợp với văn hóa phương Tây đã làm cho con người mất nhân cách của mình, văn hóa phương Tây đã gieo rắc những thói hư tật xấu, nó đã làm con người mất tính nhân văn, người ta tự do cho mình nhiều hơn, và vô cảm trước những sự việc xảy ra trước mắt mình, ngay cả những tai nạn thường gặp. 
Có người nói với tôi rằng: Nhờ có phương Tây ta mới đổi mới, ta mới có tiền, ta mới có những trò chơi mới thú vị, giải trí sảng khoái, người Tây dễ dãi, cao ráo, đẹp người!
Khi nghe những lời nói đó, tôi đã suy nghĩ thực tế từ quyển Trang tử tâm đắc của giáo sư Yu Zan, có một câu chuyện rằng: có một anh làm bất động sản, nhà giàu chưa từng ai giàu hơn anh ta, anh ta muốn cái gì có cái đó, nhưng rồi một người bạn thân của anh ta đã cho anh ta biết rằng không phải cái gì cũng dùng tiền mua được, đó là chân lý, gia đình, nhân cách. Chính vì vậy, mà tôi nhận ra những nhà khoa học nhân văn là những người "y sĩ  chữa bệnh nội tâm" trong con người. Nói sảng khoái là Thầy giáo thì chữa bệnh dốt, Thầy cải(luật sư) đem lại công lý, thầy dược tạo ra thuốc để cho thầy thuốc(bác sĩ) dùng thuốc cứu người. Thầy sư từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh... người "cao tay" thì dân gian gọi là thầy, mà chữ "thầy" quý lắm, không thể nào quên được, phụ bạc được. 
  Trở lại với câu chuyện trên, khi nghe bạn anh ta nói thế anh ta mới ngỡ ra được rằng dù giàu cách mấy đi chăng nữa mà mất ba thứ ấy thì sẽ là vô dụng, người ta nói "có tài thì phải có đức thì mặc sức mà ăn" nhưng mà anh này có tài nhưng không có đức, suốt ngày chỉ kiếm tiền mà không một lần dùng một bữa cơm cùng với cha, mẹ mình huống chi là vợ con, anh ta nghĩ rằng kiếm thật nhiều tiền nuôi bố, mẹ nhưng anh ta không biết rằng họ không cần "tiền cao như núi" không cần phải ra vào có người hầu hạ, họ chỉ cần sống một cuộc sống sung túc no đủ là được. Anh ta giàu quá sợ con cái mình sẽcó nguy cơ bị bắt cóc tống tiền vì độ giàu của anh, cho nên anh ta cho vợ con mình một mình qua Mỹ. Còn anh ta ở lại kiếm tiền, thế đấy, bạn anh ta là một nhà triết học lừng danh ở Trung Quốc, câu chuyện từ Trung Quốc, nhưng nó có một sức cuốn hút mạnh mẽ, đó là ba thứ trong bản chất con người nên cần, nên, bắt buộc phải có là nhân cách, gia đình, chân lý. Anh sẽ có "quý nhân phù trợ" khi có ba thứ đó. Và có lẽ chính nền văn hóa đại Hán, một nền nho giáo ngàn năm đã làm cho anh ta tỉnh ngộ sớm hơn. Từ đó, chúng ta đã vừa chứng minh được, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và nó điều chỉnh các hoạt động của con người. 
  Nhiều nhà tuyển dụng phương Tây và các quốc gia phương Đông nhưng đã quên truyền thống á đông, họ cần kỹ năng mềm cái họ cần cách ứng xử đó thì văn hóa phương Đông đã có và còn giá trị gấp trăm ngàn lần phương Tây. Từ đó, văn hóa lại một lần nữa chi phối cách ứng xử giao tiếp hàng ngày. 
 Người ta khác với động vật, may mắn tách được bản thể, giữa người và động vật ở chỗ con người biết và nhớ và truyền thống, tổ tiên, lễ hội, người Á Đông ngày nay  đã mất dần những thứ đó từ bấy lâu nay ngày tết cổ truyền là những ngày vui nhất bên gia đình người thân, đoàn tụ và xung hợp, nhưng rồi chính cái văn hóa Phương Tây đã làm cho cái không khí ấy bị lãng quên, đã mất dần, và khói hương ngày lễ hội, tết cổ truyền, mâm cúng ngày giỗ có còn mãi mãi hay không thì chưa ai biết chắc chắn được. 
     Tháng bảy có lễ Vu Lan, từ sự tích Mục kiền liên cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ, thể hiện chữ Hiếu, chữ hiếu tưởng nhớ công ơn của cha mẹ đã sinh ra mình và cho mình được làm người, ghi nhớ ơn sinh thành của tổ tiên chứ không phải nó biến tấu thành tâm linh, cô hồn, ma quỷ mà mọi người thường tưởng tượng ra. Cũng từ câu chuyện Mục kiền liên cứu mẹ mà cho ta nhiều suy nghĩ về chữ Hiếu và lòng nhân ái, bao dung, chia sẻ. Văn hóa là hình mẫu của giáo dục, là bài thuốc điều chỉnh nhân cách, chứ không phải để biến tấu. 
   Tâm linh theo lối giải thích của duy tâm đó là sự giao thoa và cảm ứng giữa hữu hình và vô hình, hữu thể và hư vô. Nó có nội hàm và ngoại diên như Khái niệm, và tựu lại khái niệm và tâm linh có thể biến đổi mà không nhất quán một thứ trọn vẹn, bởi vì do cá nhân nào đó đưa ra khái niệm, rồi ngày sau lại có cá nhân khác đưa ra khái niệm khác. Khái niệm khoa học khác tâm linh ở chỗ nó được kiểm nghiệm duy vật biện chứng đã ứng dụng vào thực tiễn, đã gần đúng với thực tiễn, được nhiều nhà khoa học đồng ý với khái niệm đó. Còn tâm linh nó có nhiều biến thể do sự ảnh hưởng của tôn giáo, đạo Phật có cách lý giải khác về tâm linh, thiên chúa có cách lý giải khác, đạo Hồi có cách lý giải khác, bởi gì giáo lý, và giáo chủ của các tôn giáo ấy vốn khác nhau về cả nội dung và hình thức. 
  Nói như Niezche thì tự do là làm việc gì đó theo cách của chính mình mà không đóng khuôn cái của người khác truyền cho mình, nhưng tự do làm thì không được trái đạo lý. Thì đó là con người siêu nhân( ở đây là con người dám vượt qua khuôn khổ). 
   Một bài toán có thể giải nhiều cách giải khác nhau, nhưng đáp số nó là một đáp số duy nhất, chứng tỏ chân lý không tương đối, mà nó là tuyệt đối. 
  CÓ THỂ SAN SẺ CHO NHAU HAY KHÔNG ?
  Có thể san sẻ cho nhau nếu như người ấy có thể dung hòa mà không kiên quyết giữ lấy một bên. Văn hóa và Tâm linh là hai cái khác nhau, nhưng khi văn hóa để giáo dục thì tâm linh sẽ là phần trợ giúp hữu hiệu nhất, và cuối cùng giáo dục xong phải tách rời ra, chứ đừng để tuổi trẻ lún sâu là được. Đó là quan điểm của mỗi người, và mỗi người tùy theo các điều chỉnh của riêng mỗi người nữa. 
   Sự kết hợp giữa văn hóa và tâm linh là hai biến thể khác nhau, nhưng nó có thể dung hợp được hay không là do chính chủ thể của chúng sử dụng.
   Nhưng cuối cùng, mọi người đều đồng ý rằng: không thể trộn lẫn văn hóa với một thứ gì khác, đặc biệt là tâm linh. Văn hóa có nhiều loại, nhưng suy cho cùng thì đó là một mặt thể hiện được đẳng cấp của một quốc gia trên trường quốc tế, khi mà ngoại giao văn hóa ngày nay là một trong ba mặt ngoại giao không thể thiếu trong chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam, Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII một lần nữa đã đưa văn hóa lên tầm cao mới, một vẻ đẹp mới của Văn hóa đại Việt ngàn năm. 
  Vì thế, tháng 7 đến cũng là lúc ta thổi hồn văn hóa truyền thống, hơn tâm linh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét