Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

CẠNH TRANH MỸ - TRUNG: VÁN CỜ CHỈ MỚI KHAI CUỘC (P1)

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


                   Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang thêm những phần kịch tính ở phía sau, đôi bên đều tung ra những chiêu trò để nhằm hạ bệ lẫn nhau với ý đồ là phải cho một bên rời bỏ cuộc cạnh tranh này, nhưng thật không may cho cả hai bên vì cả hai đều là siêu cường và có đủ nội lực và ngoại lực để thể hiện năng lực sức mạnh quốc gia và cho dù sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm, sức mạnh tinh thần hay sức mạnh vật chất cả hai phía đều có được những sức mạnh ấy, truyền thông và dư luận quốc tế đã chứng kiến được rằng bao giờ nước Mỹ cũng khai cuộc trước tiên, trong văn hóa Á Đông có loại hình cờ tướng, nếu trong bàn cờ tướng người đi tiên thường có nhiều sơ hở và người đi hậu sẽ tấn công điểm yếu đó, rõ ràng Mỹ đang tấn và Trung Quốc đang thủ. Thủ và Tấn luôn hài hòa thì chiến lược sẽ không có sơ hở khi đối phương cứ cố tấn công. Ngại thay, từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào ngày 6/7/2018 đến giờ này, dư luận và truyền thông quốc tế chưa thấy những phát biểu quan trọng trước truyền thông trong nước cũng như quốc tế của những người đứng đầu chính quyền ở Bắc Kinh, mà chỉ chứng kiến vẻ đẹp của người đứng đầu nhà trắng với những chiến lược mà ông ấy sắp thi hành. 

Kết quả hình ảnh cho china–united states
MỸ - TRUNG. ảnh minh họa 

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THẾ KỶ XXI SẼ THẾ NÀO ?
    Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, sự tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới giữa Mỹ và Liên Xô của hai cường quốc, hai cực, hai hình thái kinh tế- xã hội. Mỹ là quốc gia khai mở cuộc chiến này và sau đó cả hai phía đi vào cuộc chiến một mất một còn này. Chính vì thế mà Liên Xô đã có công trạng rất lớn khi buộc chủ nghĩa tư bản nguyên thủy đi tới văn minh. Chủ nghĩa tư bản thời ban đầu dã man đẫm máu, chủ nghĩa tư bản độc quyền tàn khốc đi tới chủ nghĩa phát xít là chủ nghĩa tư bản điên cuồng, sau đó chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đã bắt buộc chủ nghĩa tư bản nguyên thủy thay màu áo mới thành chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đã lật đổ được chủ nghĩa tư bản nguyên thủy để chủ nghĩa tư bản hiện đại được sinh ra, chủ nghĩa tư bản xâu xé thế giới, gây chiến tranh trong thời Lê-nin hay Stalin đã biến mất, chủ nghĩa tư bản ngày nay  là chủ nghĩa tư bản hiện đại bảo vệ và phát triển quyền con người, thúc đẩy hòa bình, hay cho chủ nghĩa tư bản hiện đại với công cụ bảo vệ và phát triển nhân quyền, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thống nhất ở Liên Hợp Quốc, vai trò đại diện của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đã định vị từ khi Hội Quốc Liên ra đời cho đến khi Liên Hợp Quốc thành lập và cho mãi đến thế kỷ XXI này, cách mà chủ nghĩa tư bản hiện đại luôn nhắc đến "tất cả các quốc gia phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế". 
     Chủ nghĩa tư bản hiện đại không phải là chủ nghĩa đế quốc mà cứ đi xâm chiếm các nước nhỏ bé, không trở thành thực dân để đô hộ các nước Đông Dương mà Marốc để biến các nước này thành thuộc địa của riêng mình. Rồi chủ nghĩa tư bản hiện đại lại không giống như chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến của Nhật Bản đi bành trướng đến các quốc gia lớn mạnh cho dù là một nước được tạo thành từ các đảo lớn nhỏ, cứ như "quân tốt" tiến chứ không lùi, đấy là đội quân hùng hậu, một chủ nghĩa phân phiệt đối đầu với cả Mỹ trong trận Trân Châu Cảng khi hải quân Nhật Bản tấn công vào căn cứ của quân đội Hoa Kỳ thuộc Trân Châu Cảng ở tiểu bang Hawaii vào ngày 7/12/1941, một kỳ tích của châu Á trong thế kỷ XX. Chủ nghĩa tư bản hiện đại mà đại diện là Mỹ đã tiến hành các chính sách mới để nhằm thay đổi hình bóng của chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, từ chủ nghĩa bảo hộ nền kinh tế đến thúc đẩy sự phát triển của nhân quyền, thực hiện hòa bình trên thế, là quốc gia đại diện cho các nước yếu hơn. 
    Chủ nghĩa tư bản hiện đại đối với chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là mẫu hình lý tưởng của thế kỷ XXI, khác với Liên Xô, Trung Quốc chỉ muốn chia sẻ các vấn đề quốc tế cùng Mỹ, muốn là trụ cột thứ hai để phát triển hòa bình và an ninh quốc tế, muốn cạnh tranh kinh tế với Mỹ hơn là sử dụng những chiêu trò dân chủ, nhân quyền vốn đã thực hiện ở Liên Xô trước đó mà không có hiệu quả với Trung Quốc nữa. Nếu như Mỹ trước đó tranh giành ngôi vị quốc gia quán quân theo kiểu bá quyền thì Trung Quốc không bá quyền mà đi theo kiểu dẫn dắt, Trung quốc muốn tranh quốc gia quán quân nhưng Trung Quốc không muốn bá quyền, làm hại đến cục diện thế giới và các quốc gia đang phát triển (trích trong giấc mộng Trung Hoa của Đại Tá Lưu Minh Phúc). 
        Dù bá quyền hay dẫn dắt thì quốc gia mà muốn tranh đoạt ngôi vị quốc gia quán quân thì sẽ không bao giờ có tính nhân đạo và chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia nhỏ bé hơn. cường quốc xây dựng quốc gia quán quân là hình mẫu lý tưởng và là trụ cột thế giới, để thế giới được sắp xếp trật tự và có khả năng chi phối với những dã tâm bành trướng của quốc gia khác, kiểm soát thế giới. 
   Chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hình mẫu mới của Trung Quốc sẽ là cuộc tranh đua mới trong thế kỷ XXI. 

II. THẾ VÀ LỰC TRONG CÁC LĨNH VỰC(CT, KT, VH, XH) KHÁC NHAU THẾ NÀO? 
   Thế và Lực của đôi bên gần như ngang bằng, Trung Quốc sau Mỹ về kinh tế, còn về quân sự thì chưa biết chắc được phía nào thắng. Bởi vì, từ khi thuyết sức mạnh về Biển của Mahan đã biến Mỹ thành một quốc gia cường quốc hải dương với sức mạnh về biển rất lớn trải qua trăm năm trên biển nhiều địa hình khu vực biển Mỹ đã nắm rõ, Mỹ được bao bọc bởi các đại dương lớn (Bắc băng dương, Đại tây dương, Thái bình dương) và có thể nói Mỹ là quốc gia an toàn. Còn Trung Quốc thì bao đời là cường quốc lục địa, nhiều năm chinh chiến trên lưng ngựa với những phương pháp bài binh bố trận như mãnh hổ. Dân tộc du mục ở Miền hoa Bắc giỏi chinh chiến, chinh chiến từ lúc nhỏ, có khả năng chịu đựng địa hình và thời tiết khắc nghiệt. Trung Quốc đã có dã tâm vươn ra biển lớn thì tức Trung Quốc phải có chiến lược để đối phó với loại hình quân sự trên biển. 
    Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, nhiều loại tàu ngầm, chiến hạm, tàu sân bay... vv trong sân chơi quân sự của các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên thế giới cũng trở nên đơn giản với các địa hình núi cao hiểm trở hay sự biến động của sóng biển, điều có thể khắc phục được. 
     Không phải tự dưng Trung Quốc sáng lập ra ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á ( AIIB) với số vốn điều lệ là 100 tỷ USD, và ngân hàng phát triển mới NDB với tổng số vốn cũng là 100 tỷ USD trong khối BRICS( khối các nền kinh tế mới nổi). 
    Sử dụng các chiến lược xoay trục nhằm trấn áp sự nổi lên của Trung Quốc nên Mỹ đã tấn công vào Nhân quyền, Dân chủ ở các khu tự trị của Trung Quốc làm cho Trung Quốc phải cuốn mình trước vòng xoáy tấn công từ bên ngoài, thật đáng tiếc là Trung Quốc đã biến ý đồ của Phương Tây và Trung Quốc không quá bất ngờ trước những kế hoạch này. Gene Shape là cha đẻ của lý thuyết bất bạo động thì Trung Quốc có Nghiêm Học Thông, giờ đây chắc Gene shape phải đỏ mặt với tác giả khoa học chính trị lừng danh này của Trung Quốc. 
     Thực tế ngày nay Trung Quốc đã và đang đi vào nghiên cứu học thuật mạnh mẽ để sẵn sàng nghiên cứu mọi hành vi và biến động của xã hội và quốc tế, giới học giả của Trung Quốc nghiên cứu không phải như các học giả phương Tây là đưa ra lý thuyết và quan điểm mà là những dự đoán về dấu hiệu và tương lai chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, các giải pháp và những cách ứng phó. Viện Khổng Tử của Trung Quốc đã đi được 400 cơ sở trên thế giới, truyền bá văn hóa đại Hán và nghiên cứu triệt để các lý thuyết của các học giả Phương Tây. Về tư tưởng và các học thuyết mới hiện nay không thể không nói đến Trung Quốc, ngày nay các nhà nghiên cứu Phương Tây gần như không để đoán được nước đi của Trung Quốc mà chỉ có thể nhìn thấy cách thức Trung Quốc trỗi dậy, còn phương pháp trỗi dậy thì luôn luôn thay đổi. "Thế cờ của mình mà cho người khác biết thì không thể bao vây nổi đối phương" Trung Quốc đang đánh thế cờ bí hiểm, khi Mỹ lạc vào bàn cờ thế do Trung Quốc cất công bày ra thì Mỹ sẽ khó giải quyết, là đôi khi thì "hất tung bàn cờ" vì nhụt chí. Vì người Hán giỏi mưu trí và sáng tạo, giỏi phòng thủ và giỏi giả vờ. 
    Văn hóa Á Đông( văn hóa TRung Hoa, văn hóa Việt Nam, văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Đại Mông, vvv) là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc không thể bị pha lẫn, còn văn hóa Mỹ ở đâu, có từ bao giờ, ai sáng tạo ra? hay chỉ là nền văn hóa "cà phê sữa" thơm ngon, béo ngậy làm cho du khách phương xa mong tìm đến để thưởng thức. Nhưng tách cà phê sữa này thơm nhưng không ngọt mà rất đắng, không như văn hóa Á Đông với ly "cà phê đen" đậm đà đúng vị. Phụ nữ Á Đông xinh đẹp mỹ miều, hào nhoáng, tuy thấy nét quyến rũ hồn nhiên nhưng bản chất bên trong là tinh tế và mạnh mẽ khác với phụ nữ Phương Tây nhìn vẻ yêu kiều, thiết tha, tinh tế và nét đẹp xinh tươi dường như không có. Phụ nữ phương Tây đã đi vào lĩnh vực chính trị từ rất sớm, nhưng phụ nữ phương Đông thì không đi vào lĩnh vực mạnh mẽ này mà là hậu phương vững chắc, hậu phương tốt hơn bộc lộ ra bên ngoài. Từ đấy, chúng ta càng nhận ra được xã hội phương Tây và xã hội phương Đông khác xa nhau thì có những phương pháp quản lý khác nhau. Một xã hội phương Đông là đoàn kết và sẻ chia, thì xã hội phương Tây là chủ nghĩa cá nhân trên hết. 
   Trung Quốc có cả một thời đại Phong kiến 5000 năm sống theo phương pháp tự cung tự cấp, điều chỉnh các loại thuế khóa để duy trì sự tồn tại và hưng vong ngai vị và bậc đế vương cai trị lâu dài, chinh phạt các quốc gia khác để mở rộng lãnh thổ trong điều kiện lương thực tự cung tự cấp và sản lượng lương, thực phẩm giàu có. Mở rộng ngoại giao với các nước láng giềng từ đời Đường. Trung Quốc đã xây dựng con đường tơ lụa phong kiến từ cửa ngõ Trường An, một sản lượng khổng lồ đủ tiêu dùng trong nước đã giúp cho Trung Quốc xây dựng một bức tường thành phong kiến 5000 năm kiên cố. Cũng từ Phương Tây mà bắt buộc Trung Quốc phải mở cửa quan hệ ngoại giao khi cuộc chiến thuốc phiện bắt đầu khi Trung Quốc ký Hiệp Định Xuyên Tỵ 1841. Và kể từ lúc này quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây ngày càng tiến sâu. Khi Tôn Trung Sơn khai sinh Trung Hoa Dân Quốc tháng 10/1912 thì Trung Quốc đang sẵn sàng định vị thế và lực của mình trên thế giới với những sách lược trăm năm được đề ra dưới thời Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa Tam Dân đã mở đường cho những nước đi trỗi dậy sau này của Trung Quốc. Thế giới là Tam Quyền Phân Lập còn Trung Quốc là Ngũ Quyền Phân Lập, sau thời kỳ chính biến giữa Tưởng Giới Thạch và Chủ tịch  Mao Trạch Đông gọi là Nội chiến Trung Quốc cho đến năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch rút quân ra Đài Loan, thì Trung Quốc đã thống nhất và lấy quốc hiệu là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời tháng 10/1949. Từ Tôn Trung Sơn - Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình - Giang Trạch Dân đã xây dựng các học thuyết giá trị nền tảng từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để Trung Quốc xây dựng một CNXH đặc sắc Trung Quốc. 
     Bước đi của Trung Quốc chậm rãi từ từ, xây dựng chiến lược, chuẩn bị sẵn thế cờ để khi trỗi dậy không phải lo nghĩ trước sau nhiều nữa. Phát triển đầy đủ và mạnh mẽ, quyết liệt với các lĩnh vực chủ chốt trong một quốc gia, khi Trung Quốc gia nhập LHQ đã đưa ra các nguyên tắc về quyền phủ quyết có lợi và phù hợp mình. 
  Khác với Mỹ, bước đi của Mỹ  là từ chủ nghĩa biệt lập của Washington đến chủ nghĩa Monroe, Thuyết sức mạnh về biển của Mahan đến chủ nghĩa thế giới của Roosevelt đến việc thúc đẩy giá trị nhân quyền của Franklin Roosevelt. Chủ nghĩa biệt lập mà Washington đưa ra chưa thực hiện lâu dài thì Mỹ đã vươn ra thế giới, đánh dấu cho sự vươn ra thế giới này là cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha từ tháng 4 đến tháng 8/1898. 
   Cuối cùng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là bước đi chậm rãi, lộ trình trăm năm từng nấc thang xây dựng và biến đổi. 
Trong cuộc chơi phá thế cờ bằng tiền "bàn cờ thế đã tạo ra và làm khó khăn cho người phá thế, nhưng rồi thế cờ thì có cả chục nước để đến chiếu tướng mà vẫn không hết cờ, nếu phá thế lần đầu, lần nữa, lần kế không hết cờ thì thiệt hại sẽ là người phá thế cờ, vì người phá thế cờ đó phải bỏ tiền ra để phá thế, cứ một lần 20 nghìn thì 5 lần là 100 nghìn, người lập thế cờ đã không phải bỏ vốn ra mà vẫn có thể "moi' tiền từ trong túi người chơi ra được, thế mới tài!". 
Rồi Mỹ cũng xây dựng chính sách vừa hợp tác vừa kìm chế, đối trọng lẫn nhau, chính sách Xoay Trục của Mỹ sẽ còn tiếp tục áp dụng ở Châu Á để liên kết với các quốc gia đồng minh lâu đời và sẽ xây dựng các quan hệ đồng minh thân thiện mới ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng rồi nhìn lại Mỹ vẫn chưa giải được bàn cờ thế mà Trung Quốc vạch ra. 

CÒN TIẾP.............

   
    
   
   








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét