Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

CẠNH TRANH MỸ - TRUNG : VÁN CỜ CHỈ MỚI KHAI CUỘC (P2)

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


    Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua để cạnh tranh ngôi vị quốc gia quán quân, dù cả hai  quốc gia đều có những quan điểm đồng thuận như là: phòng chống khủng bố quốc tế, tăng cường chia sẻ những biện pháp thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới, các vấn đề chính trị như môi trường, là những thành viên trụ cột của HĐBA Liên Hợp Quốc vì thế cả hai phía đều nhất quán quan điểm chia sẻ và thống nhất hòa bình thế giới. Nhưng rồi cả hai phía đều không thể bỏ qua cơ hội tranh giành ngôi vị bá quyền thế giới, bởi vì khi bá quyền thế giới thì quốc gia đó sẽ có tiếng nói, sẽ có khả năng định đoạt và chi phối những vấn đề trong đời sống quốc tế, có thể thông qua luật pháp quốc tế và truyền thông, dư luận thế giới. Quyền năng sức mạnh mềm là yếu tố quan trọng để cho các nước lớn triển khai "thế cờ bí hiểm" trong khu vực đó và lan rộng toàn thế giới. 
Kết quả hình ảnh cho china–united states
MỸ- TRUNG( ảnh minh họa)
Trung Quốc đang cố gắng nhiều nỗ lực để hoàn thiện sáng kiến "Vành Đai, Con Đường", việc tiến hành giao lưu thương mại quốc tế, mở cửa hội nhập toàn cầu, phát triển những triển vọng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động của các quốc gia mà "Vành Đai - Con Đường" đi tới. Sáng kiến này càng làm cho Trung Quốc mở ra những cơ hội và thách thức trong thời đại trỗi dậy của Trung Quốc. 
 Về cơ hội, việc mở ra triển vọng phát triển "vành đai- Con đường" đã và đang tạo những cơ hội vàng cho Trung Quốc, để tạo ra những cơ hội đó Trung Quốc phải xây dựng có lộ trình với các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước, thúc đẩy ký kết các văn bản qua con đường đối ngoại song phương mà Trung Quốc đang tiến hành. 
  Thứ nhất, Trung Quốc đang tăng cường tăng thêm dòng vốn của mình để sẵn sàng cho việc hoàn thiện các công trình giao thông, cảng biển, cơ sở hạ tầng mà "Vành đai, con đường" của Trung Quốc đi qua. 
  Thứ hai, Trung Quốc đang tạo nên một sức quyến rũ mạnh mẽ về kinh tế, thương mại với các quốc gia mà Trung Quốc đẩy vốn vào đầu tư thông qua việc vay vốn ODA từ Trung Quốc, một số quốc gia nằm trong dự án "Vành đai- Con Đường" đang là con nợ của Trung Quốc.Như Tonga hiện nay đang nợ 115 triệu USD tương đương 1/3 tổng số GDP của quốc gia này[1], ngay cả Mỹ với số lượng trái phiếu chính phủ của Mỹ do Trung Quốc nắm giữ là 1.170 tỷ USD[2], các quốc gia Nam Âu[3]. 
    Thứ ba, Trung Quốc quản trị giỏi(ở cấp độ quản trị quốc gia), các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân là những thành viên góp vốn đầu tư, tạo ra các môi trường kinh doanh mới trên lãnh thổ của những quốc gia trong dự án "Vành đai, Con đường". 
Về thách thức, là quốc gia siêu cường thứ hai của thế giới chỉ đứng sau Mỹ, nhưng Trung Quốc còn phải chịu những áp lực lớn từ bên ngoài và bên trong khu vực Đông Bắc Á, trong các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
     Thứ nhất, nguồn lực lao động của Trung Quốc hiện nay không còn là dồi dào như trước nữa, tính về độ tuổi lao động đã liệt vào hàng dân số già. Nguồn lao động này không thể thiếu ở các quốc gia, tuy nhiên phải xác định đúng tính chất nguồn lao động, đào tạo trình độ lao động căn bản và nâng cao( trung cấp đến chuyên gia) và đặc biệt là phân công lao động xã hội(ở đây là phân công xã hội được ưu tiên, phân công cá biệt được khuyến khích). Vai trò của con người trong lực lượng sản xuất là đặc biệt cần thiết, không thể so sánh thế kỷ XX và thế kỷ XXI khi cho rằng "chỉ cần có máy móc hiện đại, sự phát triển của robot, phần mềm trong cách mạng 4.0" là có thể bỏ qua sự cần thiết lao động của con người. Thiết bị, công nghệ hiện đại có hai mặt tiêu cực và tích cực, nếu như máy móc, công nghệ lao động thay con người, tạo ra robot có thể thay thế sức lao động( thể lực và trí lực) của con người,thì con người sống trên thế giới này còn lợi ích gì nữa?, sống vì mục đích gì?, con người chỉ hưởng thụ thì có sống tốt được không?. Vì thế, Việt Nam trong những năm kế tiếp cần có sự điều chỉnh chính sách dân số hợp lý và nhất là phải hoạch định chính sách từng vùng, từng miền để có hướng xây dựng chính sách mới để nhằm đào tạo để phát triển con người, nâng cao trình độ nghề ngay từ các cấp phổ thông. Phân loại,định hướng ngành nghề từ năm đầu cấp trung học phổ thông(tức lớp 10) để nhằm sàng lọc và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tạo nguồn lao động mới. 
     Thứ hai, sự phối hợp của các bên khi dự án "vành đai, con đường" đi tới. Các quốc gia nằm trong dự án thường lo ngại về vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. cho nên, Trung Quốc muốn vượt qua thách thức này cần phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, có thể thấy Luật pháp quốc tế đôi khi chỉ có tính khuyến nghị, tính bắt buộc cũng không thể bắt buộc rằng quốc gia này, quốc gia kia phải làm theo, phải chịu sự ràng buộc của Luật pháp quốc tế tuyệt đối, vì:
    - Các quốc gia xây dựng luật pháp quốc tế dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận toàn diện, thống nhất ý tưởng, mục tiêu để tiến hành công việc soạn thảo và ban hành.
    - Không có một cơ quan nào đứng trên một quốc gia, áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt và ràng buộc các quốc gia.
   - Quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia không phải xếp theo thứ tự mà là tách biệt hẳn hoi và tự quyết. 
Như vậy, nếu muốn các thỏa thuận quốc tế, bang giao quốc tế, các giao dịch thương mại quốc tế có tính ràng buộc thì yêu cầu các quốc gia đã ký kết các văn bản luật pháp quốc tế phải chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo nghĩa vụ không phải chỉ ở mức độ trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
     Thứ ba, EU và Mỹ vẫn là đối thủ có quyền lực trong chính trị quốc tế, sự gắn kết giữa EU và Mỹ sẽ là một thế cờ phòng thủ vững chắc, mà Trung Quốc khó chiếu tướng. 
   Thứ tư, Do ba mâu thuẫn căn bản mà Đại tá, lưu minh phúc đã ghi nhận trong "giấc mộng Trung Hoa". 

MÀNG "TỶ THÍ" GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐÃ - ĐANG - SẼ TIẾP TỤC TRONG THẾ KỶ XXI, "KHAI CUỘC ĐẾN TRUNG CUỘC MÀ BIẾN THÀNH CỜ THẾ THÌ BIẾT BAO GIỜ MỚI TÀN CUỘC"?

               Nữu Tiên Chung là một nhà quan hệ quốc tế của Đài Loan đã đưa ra một luận điểm rằng thế kỷ XXI là thế kỷ đại dương. Thế kỷ XXI cường quốc mạnh lên từ biển sẽ là Trung Quốc và cường quốc lâu đời thống trị trên biển lại không thể nào ngăn cản được sự trỗi dậy của Trung Quốc mà đành phải hòa bình, hợp tác, cùng phát triển, đối lập chứ không phải đối kháng. Mỹ và Trung Quốc đang lựa chọn thế kỷ XIX hay thế kỷ XXI đây?
     Trước thế kỷ XIX hàng nghìn năm các quốc gia phương Tây đã đến châu Á giao thương buôn bán và tìm kiếm những vùng đất mới, nhưng vào thời kỳ này vẫn còn sơ khai và chưa trở thành một trào lưu lý tưởng cho kế sách bá quyền, mà mãi cho đến Thế kỷ XIX Mỹ, Anh xứng đáng là cường quốc hải dương, chỉ còn có hải dương và phương pháp giao thương trên biển để Mỹ và Anh vạch ra bản đồ trên biển, kế sách trăm năm trên biển, thu lấy các nguồn tài nguyên quý giá trên biển đem lại sự giàu có cho Mỹ, Anh về sau. Chiến tranh thuốc phiện từ đâu mà có, bằng con đường gì mà thuốc phiện đi đến được Trung Quốc ?. Có thể nói, phần lớn các quốc gia là thuộc địa của các nước tư bản đều có một điểm đặc biệt là các quốc gia ấy tư bản đã đi bằng con đường biển sang giao lưu thương mại và truyền giáo, cũng một phần do quốc gia sở tại không mở cửa quan hệ quốc tế, các quốc gia ở Châu Á vẫn còn xác lập chế độ quân chủ chuyên chế, luật pháp quốc gia quá hà khắc, và không hiểu được ngôn ngữ của nhau, kết hợp với tính đa nghi đã dẫn đến sự bế quan tỏa cảng, còn các nước phương tây thì cứ ngắm ngầm xâm nhập vào để tìm thị trường mới để giao thương và những vùng đất mới để chiếm làm thuộc địa. 
        Từ khi Hiệp ước Vọng Hà được ký kết năm 1844 thì Mỹ và Trung Quốc đã xác định cho tương lai của hai quốc gia để rồi thế kỷ XX khi Tôn Trung Sơn làm cuộc cách mạng Tân Hợi tháng 10/ 1912 thắng lợi, sau đó xây dựng Trung Hoa Dân Quốc với lý luận của chủ nghĩa Tam Dân với giấc mơ nghìn năm đại Hán, cho tương lai hưng thịnh của châu Á vào thế kỷ XXI. Trung Quốc đã "thoái về giữ tướng" đợi chờ thời cơ khi tướng địch ra mặt thì đánh mặt đối mặt. Đối với cạnh tranh Mỹ - Trung thì bàn cờ tướng sẽ vào thế đánh mặt tướng( mặt đối mặt) chứ không phải là chiếu tướng bằng xe, pháo, mã, tốt. 
Kỳ thủ cờ tướng Hồ Vinh Hoa và Vương Gia Lương có những trận tàn cuộc chiếu hết bằng mặt tướng, mặt tướng là thế khó đánh, khó bài thế cục, nhưng đã muốn đánh mặt tướng thì đối phương khó tránh phải đối mặt, tính ra 1/10 bàn cờ thắng thế mặt tướng. Đánh mặt tướng để bên thua còn chút hãnh diện. 
Triển khai thế cờ này là trận trung tàn kinh điển, đạt đến trình độ logic cao siêu của Mỹ và Trung Quốc, rất tiếc cho Mỹ không biết đánh cờ tướng như người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung, và vì thế Mỹ không thể có mưu toan chiến lược và bài binh bố trận được. Dùng sức mạnh để cho người khác phục, khác nào tự mình chê bai mình!. 
             Chính sách Xoay Trục về châu Á- Thái Bình Dương là trung tâm của đại chiến lược Mỹ, dù thay đổi thế nào thì nó cũng là xoay trục, bởi vì cái tên" Xoay Trục" nó bao hàm tất cả ở đâu, thời gian nào, triển khai thế nào. Mỹ là một quốc gia cường quốc số 1 thế giới kể  từ thế chiến thứ II và khi Mỹ thắng cuộc trong Chiến tranh Lạnh, và thế giới đã hình thành trật tự thế giới đa cực do Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ. Từ trật tự "đơn - đa cực" chuyển sang "Đa cực" toàn diện.
        Sơ đồ thế giới 6 cực được H. Kissingger (cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ) đề xuất năm 1994 như sau : "Hệ thống các QHQT thế kỷ XXI sẽ bao gồm ít nhất 6 thành viên quan trọng nhất là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, trong đó cực châu Âu bao gồm một số nước. Thế giới 7 nền văn minh xung đột với nhau là quan điểm của Samuel Hungtintong được thể hiện trong cuốn "Sự xung đột của các nền văn minh" xuất bản năm 1996. Bảy nền văn minh đó là : Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, đạo Hồi, đạo Chính thống, Mỹ La-tinh và châu Phi. 
Vai trò của Mỹ ở châu Á sẽ không thể phát huy đầy đủ và uy lực khi mất đi sự trợ giúp của các quốc gia đồng minh lâu đời của Mỹ, trong đó Nhật, Ấn Độ( trong tương lai), Đài Loan, Úc. Với sự hợp lực này mà Mỹ có nhiều triển vọng để phát triển và ấn định mô hình trật tự thế giới "nhất đa siêu cường" với căn cốt là Mỹ vẫn là quốc gia quán quân và Mỹ vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ an ninh và hòa bình quốc tế, để các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ phát triển và hòa thuận. Mỹ đang dần phá vỡ mô hình này khi khởi đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, kinh tế chiếm vị trí quan trọng nhất trong chính sách, đang dần phá hủy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. 
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới 46,3 tỷ USD cao hơn Trung Quốc là 33.5 tỷ USD, nếu như chiến tranh thương mại, tuy thâm hụt thương mại nhìn bề ngoài không thấy khả quan nhưng bên trong có thể làm cho mức sống của quốc gia tăng lên và cạnh tranh hàng hóa- dịch vụ cao hơn,giảm lạm phát. 
Sẽ còn bao nhiêu lần viện trợ 12 tỷ USD cho nông dân Mỹ, và mở đường sang cạnh tranh với hàng nông nghiệp với Bắc Âu. Nếu như chính sách thuế quan của Mỹ "cho đi- nhận lại" thì cũng sẽ tạm thời giải quyết chứ không thể dứt điểm. 
Mỹ không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc mà còn những đối thủ đằng sau như Nhật, EU. Vậy thì Mỹ có đủ kiên nhẫn để tạo sự sức cạnh tranh mang một quy mô lớn như thế?. Mỹ vẫn là quốc gia trụ cột của HĐBA Liên Hợp Quốc nhưng về kinh tế thì sẽ là không, nếu như liều mình cạnh tranh với các quốc gia có nền kinh tế thứ nhì(Trung Quốc), thứ ba(Nhật Bản), thứ tư(Ấn Độ) của thế giới nếu như có một sự kết hợp giữa các quốc gia ấy lại với nhau thì đó là một điều quá lý tưởng, giờ đây câu nói của Churchill "không có kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi". Trung, Nhật, Ấn có thể sẽ kết hợp làm nên một châu Á hùng mạnh vào thế kỷ XXI thì điều đó cũng sẽ có khi câu nói của Churchill thành hiện thực. 
Chiến tranh thương mại tất yếu sẽ gây ra những khó khăn cho các quốc gia đang phát triển, điều đó sẽ được các quốc gia có những chính sách điều chỉnh sau cho những thách thức đan xen những cơ hội mới. Nhìn lại, thì Mỹ và Trung Quốc là chủ thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Nhớ lại chiến tranh thương mại đầu tiên là sự trả đũa của Anh và  bắc AiLen năm 1932- 1938, vào năm 1923, các lực lượng ủng hộ hiệp ước đã chiến thắng trong cuộc chiến nhưng Ailen đã trở thành một quốc gia bị tổn thương. Chính phủ mới kế thừa một cơ sở hạ tầng cực kỳ kém phát triển; ngay cả các dịch vụ cơ bản như là điện và nước vẫn còn thiếu. Tỷ lệ thất nghiệp và di cư là rất cao. Hơn nữa, đất nước này có một khu vực công nghiệp chế tạo hầu như không hiện hữu. Mặc dù không phát triển, nhưng nền kinh tế Ailen chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Vương quốc Anh. Ban đầu, Ailen theo đuổi một chính sách thương mại tự do, nhưng điều này đã thay đổi khi nhà lãnh đạo của đảng chính trị Fianna Fáil, Eamon de Valera trở thành thủ tướng vào năm 1932. Điều này đã nói lên một nhận định rằng "khi chiến tranh thương mại xảy ra và cho đến khi kết thúc, thì  cả hai quốc gia điều không thể thắng mà còn dẫn đến thiệt hại đáng kể". Như AILen, mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX mới thu hút nhiều nhà đầu tư và có sự phục hồi nền kinh tế. 
Một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ - Trung ở một nơi nào đó mà hai phía lựa chọn để ngồi lại đàm phán, và hòa giải là một điều quan trọng trọng nhất lúc này, cách duy nhất để hạn chế tối đa cuộc chiến thương mại gây ra những bất lợi đến thương mại quốc tế.
Cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ vẫn còn tiếp tục, không chỉ là thương mại mà nó sẽ bao quát các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó là một điều tất yếu trong thế kỷ XXI, sẽ là đối lập chứ không không đối kháng, mọi thứ có thể dung hòa khi tính cạnh tranh lên đỉnh điểm, sẽ không có một cuộc chiến quân sự nếu các bên đủ khả năng kiềm chế vì 8 chữ mà chính Mỹ, Trung, Nga, Anh, Pháp làm nền tảng xây dựng Liên Hợp Quốc là " bảo vệ hòa bình & an ninh thế giới". Nếu các nước lớn đã xây dựng và thúc đẩy các cơ chế bảo vệ quyền con người nhằm bảo vệ các quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 thì chính các nước lớn phải tuân thủ những cơ chế, luật lệ mà mình đã lập ra.       



CHÚ THÍCH
[1] https://www.biendong.net/diem-tin/22908-so-phan-nhung-con-no-coi-coc-cua-tq-cang-giay-cang-lun-sau-vao-bay.html.
[2] https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/trung-quoc-lai-la-chu-no-lon-nhat-cua-my-3628258.html.
[3] https://thanhnien.vn/the-gioi/nam-au-voi-bay-no-trung-quoc-984635.html. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét