Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CÓ NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN QUYỀN KHÔNG ? NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN KHÁC NHAU CHỖ NÀO?

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)



Có một câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ một bạn sinh viên năm 2 ngành khoa học chính trị, hỏi rằng: Khoa học chính trị có nghiên cứu về nhân quyền hay không? Nhân quyền và dân quyền khác nhau chỗ nào?
  Lần lượt chúng tôi sẽ trả lời cho bạn hai câu hỏi trên. 
Câu hỏi thứ nhất:  Khoa học chính trị có nghiên cứu về nhân quyền hay không ?
Trả lời: CÓ, ngành khoa học chính trị không chỉ có nghiên cứu về nhân quyền, mà còn phải biết và vận dụng cơ chế thực thi của ba vấn đề nhân quyền, dân quyền, dân chủ. Một mặt, chính là vấn đề nội dung cốt lõi mà ngành khoa học chính trị trang bị cho người học, nghiên cứu ở mức hiểu và biết, mặt khác là vì ngành khoa học chính trị nghiên cứu về quyền lực chính trị, những cách thức và biện pháp để giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Với ý nghĩa trung tâm của khoa học chính trị - quyền lực chính trị có quan hệ mật thiết với quyền con người( nhân quyền) với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. 
 Thứ nhất, quan hệ giữa quyền và tự do cá nhân với quyền lực nhà nước là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu khoa học chính trị. 
Thứ hai, mục tiêu chính trị và tương quan quyền lực chính trị là những yếu tố căn bản chi phối và quyết định phạm vi, mức độ đảm bảo quyền con người trong hai cấp độ quốc gia và quốc tế. 
  Cụ thể, Cuộc tranh cãi giữa hai khối nước XHCN và TBCN về hai nhóm quyền dân sự, chính trị và kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ chiến tranh Lạnh đã được thấy rõ. Hai nhóm quyền này nó được quy định cụ thể tại công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự(ICCPR) và công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội( ICESCR), cả hai công ước ra đời vào năm 1966 và Việt Nam đã tham gia công ước từ năm 1982. 
  Bất kỳ thay đổi nào trong chính sách, pháp luật về quyền con người ở một quốc gia điều phản ánh mức độ nhu cầu về dân chủ, nhân quyền của quần chúng và các cấp độ áp lực chính trị mà quần chúng áp đặt lên giới cầm quyền để đòi hỏi những nhu cầu cần thiết nào đó. Tất cả những yếu tố này đều thuộc lĩnh vực nghiên cứu của khoa học chính trị, qua đó khoa học chính trị cung cấp một lượng lớn tri thức về quyền con người, cũng như việc vận dụng vào thực tiễn. 
   Trong thực tế thấy rõ, những người sử dụng lý thuyết về nhân quyền( human right) không đúng với lẽ nghiên cứ khoa học và vận dụng đúng vấn đề, họ dùng nhân quyền vào lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu khoa học chính trị gọi là " chính trị hóa nhân quyền", riêng tôi cho rằng đây là biểu hiện làm méo mó mục đích cao đẹp của công việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và gây ra xung đột giữa các quốc gia vừa làm mất vẻ cao đẹp của những người nghiên cứu và hoạt động nhân quyền một cách chân chính. Chúng ta hãy dành những kiến thức này bảo vệ và thúc đẩy giá trị của quyền con người cho những vấn đề về an ninh con người như ở các quốc gia châu Phi đang còn thiếu lương thực trầm trọng, nhiều người chết vì đói, nghèo hay là bảo vệ quyền con người ở Trung Đông nơi mà an ninh tính mạng của con người đang trong vòng nguy kịch.
Hình ảnh có liên quan
ảnh minh họa
 Câu hỏi thứ hai: "Nhân quyền khác dân quyền ở chỗ nào?"
Trả lời: Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù gần gũi nhưng không đồng nhất. Trong thời kỳ cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân thành công dân(có tư cách là những thành viên bình đẳng trong một Nhà nước) và Pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân trong pháp luật. Vậy thì, quyền công dân( dân quyền) là quyền con người được một nhà nước chính thức thừa nhận và áp dụng với công dân trong nước của mình. 
Chế định quốc tịch là một chế định pháp luật thể hiện rõ mối quan hệ giữa công dân với Nhà Nước. 
Quyền công dân là tập hợp các quyền tự nhiên và được pháp luật của một nước ghi nhận và đảm bảo, nhưng chỉ cho những người có quốc tịch của nước đó. 
Quyền con người là nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia, các thỏa thuận trong pháp lý quốc tế. 
Quyền con người ở phạm vi rộng lớn hơn quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng nhân loại trên thế giới, không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, còn quyền công dân là mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước được giới hạn bởi chế định quốc tịch. 
 Trừ người không quốc tịch thì mỗi cá nhân con người đồng thời là chủ thể của hai loại quyền: quyền con người và quyền công dân, được thể hiện tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, với những quốc gia khác nhau. 

    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét