Bài phân tích tổng hợp từ nghiên cứu khoa học cấp trường của chính tác giả.
I. MỞ ĐẦU
Năm 2011, Chính quyền Mỹ đã công bố "chính sách Xoay Trục" trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama và chính sách ấy cũng là chiến lược đối ngoại từ Đại Tây Dương - địa Trung Hải về Châu Á - TBD, nhằm thực hiện việc tái cân bằng hay xoay trục của Mỹ ở Châu Á. Về thuật ngữ XOay Trục hay Tái Cân Bằng chỉ là tên gọi của Bộ ngoại giao Mỹ và Hội đồng An Ninh quốc gia của Mỹ ở Nhà Trắng, hai tên khác nhưng chính sách là một.
Chính sách Xoay Trục của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương là một chiến lược mà Mỹ dành để đối phó với Trung Quốc trong một viễn tưởng trỗi dậy của Trung Quốc ở thế Kỷ XXI. Thật đúng với câu nói của CT Trung Quốc Đặng Tiểu Bình: "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, quan trọng là mèo nào bắt được chuột". Có thể thế kỷ XXI này là thế kỷ của Trung Quốc, cuộc cạnh tranh mới của Mỹ - Trung sẽ bắt đầu, thay thế cho cạnh tranh Mỹ- Xô trước đây chăng?, và cuộc cạnh tranh này không phải là "một mất một còn" mà là cuộc cạnh tranh để tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" chứ không phải ở hẳn vị thế của "quốc gia quán quân tiềm tại" mà trong quyển giấc mơ Trung Quốc của GS học viện quân sự Trung Quốc Lưu Minh Phúc đã khẳng định: " cạnh tranh Mỹ - TRung là cạnh tranh ngôi vị "quốc gia quán quân" chứ không phải làm bá chủ thế giới". Cuộc đua về kinh tế giữa Trung Quốc với Mỹ mà GS Lưu Minh Phúc nói rằng: " chỉ đo sức mạnh kinh tế" thì rõ ràng rằng "chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế" vậy thì nắm quyền bá chủ kinh tế tức là bá chủ chính trị.
ẢNH MINH HỌA: QUAN HỆ MỸ- TRUNG |
Vòng Cung chữ C gọi là vòng cung phát triển, cách gọi này xuất phát trong quyển Xoay Trục của trợ lý Ngoại Trưởng bà Hilary Clinton là ông Kurt M. Campbell phụ trách vấn đề Đông Á- Thái Bình Dương. Vòng cung phát triển giống hình chữ C nên tạm gọi là "vòng cung chữ C, "vòng cung chữ C" này khác với "vòng cung chữ C" của Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh vì vòng cung đó là từ biên giới Liên Xô - Bắc Triều Tiên, chạy xuyên suốt lãnh thổ Liên Xô ở châu Á, băng qua Mông Cổ, vòng theo đường biên giới phía Tây của Trung Quốc xuống Nam Á, qua Đông Nam Á đến điểm cuối là Việt Nam. Mà "vòng cung chữ C" của Mỹ là từ Nam Hàn - Nhật Bản- Đài Loan bao vây biển Đông và Biển Hoa Đông đến Ấn Độ. Thật dễ dàng nhìn thấy được chiến lược này của Mỹ, vì ở nơi này có sự hỗ trợ của các quốc gia đồng minh với Mỹ ở Châu Á - TBD. Mỹ cho xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và Nhật Bản, trong tương lai là Ấn Độ, các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ diễn ra thường xuyên nhằm đang cảnh báo sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể thấy rằng, chính sách xoay trục của Mỹ ở Châu Á phải có sự phối hợp
Một là: các đồng minh của Mỹ ở Châu Á là một lực lượng hạt nhân không thể thiếu của Mỹ, vì nếu Mỹ muốn thực thi nhanh, mạnh chính sách xoay trục ở Châu Á thì cần phải có sự liên hợp, một phần cũng do sự xa cách địa lý cho nên Mỹ không thể thường xuyên lui tới khu vực này, còn nhiều vấn đề rắc rối đang xảy ra ở Tây Á( Trung Đông) cần Mỹ để giải quyết vì thế cho nên Trung Đông có tên gọi là "vòng cung bất ổn".
Hai là: điểm xuyên suốt trong quan hệ Mỹ - Trung là phối hợp - cạnh tranh, hợp tác - kiềm chế, bạn bè - đối thủ, Mỹ không thể phá vỡ các trật tự trong mối quan hệ này vì thế giới hiện nay Mỹ cần Trung Quốc chia sẻ những vấn đề chung của thế giới như phòng chống khủng bố quốc tế, khủng hoảng kinh tế, các công ty và doanh nghiệp của Mỹ đang phát triển ở Trung Quốc, và một phần nhỏ là vì Trung Quốc đang là chủ nợ của Mỹ".
Ngày nay, với sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc làm cho các nước trong và ngoài khu vực Châu Á thận trọng khi quan hệ đối ngoại với Trung Quốc và đặc biệt là các quốc gia láng giềng với Trung Quốc cũng phải có những phương án mới để hoạch định kỹ lưỡng chính sách đối ngoại để làm sao " lợi ích quốc gia phải song hành với chủ quyền quốc gia" mối quan hệ đó không thể tách rời.
Trung Quốc đang trỗi dậy, một mặt là cố gắng thúc đẩy phát triển dự án " Vành Đai, con đường" đó là dự án mà CT Tập Cận Bình phải quyết tâm xây dựng cho bằng được. Hiện nay, Trung quốc đã phát triển dự án "vành đai, con đường" đến tận UAE và Nam Phi. Dự án "vành đai, con đường"(B & R) xây dựng trên nguyên tắc cùng thắng, và trọng tâm của dự án là phát triển kinh tế, mở đường cho thương mại và viện trợ vốn ODA vào xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội.
Chưa hết, Trung Quốc còn mở rộng hợp tác và liên kết chặt chẽ với các nước trong nhóm BRICS( Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Mở rộng việc hợp tác với "khung hợp tác ASEAN 2+7". Xây dựng ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn điều lệ 100 tỷ USD, dự báo AIIB sẽ là đối thủ của WB hay ADP trong tương lai gần.
Trung quốc mở đường ra biển lớn để vươn mình trỗi dậy cùng Mỹ, so sánh hai nền văn minh giữa hai quốc gia thì một bên là văn minh nông nghiệp và du mục còn một bên là văn minh hàng hải, Mỹ vốn là cường quốc hàng hải lâu đời. Từ học thuyết Monroe thời tổng thống Mỹ James Monroe đến học thuyết Bush điều thấy được sự bá quyền và dã tâm đã được thể hiện rõ ràng mấy thế kỷ qua của Mỹ, và vì thế trong "giấc mơ Trung Quốc" đại tá, GS Lưu Minh Phúc đã nhấn mạnh ba định luật dân chủ kiểu Mỹ sẽ bị phá vỡ ở Trung Quốc sẽ là:
+ Xây dựng nhà nước dân chủ theo phương thức cạnh tranh đa đảng
+ Kêu gọi đa đảng đối lập để khắc phục nạn tham nhũng
+ nguồn gốc sụp đổ của Liên Xô là độc tài một đảng dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản.
Riêng tôi cho cho rằng, định luật dân chủ kiểu Mỹ không chỉ phá sản ở Trung Quốc mà sẽ bị phá sản ở nhiều quốc gia trên thế giới nếu như lý thuyết văn hóa chính trị của hai nhà khoa học chính trị Almond và Verba ở trọng tâm là " văn hóa chính trị tham gia". Bởi vì một khi người dân trong một quốc gia mà tham gia vào đời sống chính trị thì sẽ không có cơ hội để các định kiến dân chủ này tồn tại, có chăng thì cũng sẽ bị dập tắt bởi nền văn hóa chính trị mạnh mẽ, nếu như Samuel Hungtinton có sắp xếp ba làn sóng dân chủ trên thế giới mà hiện nay đang trong làn sóng dân chủ hóa thứ ba đảo ngược tức từ năm 2005 đến nay cho rằng sức mạnh của dân chủ hóa sẽ chống lại chế độ độc tài thì cũng sẽ bị dập tắt bởi lý thuyết văn hóa chính trị.
Trở lại vấn đề Trung Quốc vươn ra biển lớn và xây dựng đường chữ U ( đường lưỡi bò 10 đoạn) tạo ra những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa các quốc gia có chủ quyền trên biển Đông( 6 quốc gia và vùng lãnh thổ)
- Thứ nhất, Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
- Thứ hai, được bao bọc bên trong " vòng cung chữ C" nên Trung Quốc muốn phá vỡ vòng cung này là đối đầu với chính sách Xoay Trục của Mỹ.
Vấn đề thống nhất chủ quyền ở Đài loan là một phần trọng điểm trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, nếu như đạo luật quan hệ với Đài Loan năm 1979 được Mỹ thông qua thì ngày nay TRung Quốc càng muốn thống nhất khi Mỹ hết lần này đến lần khác công nhận rồi không công nhận chính sách "một Trung Quốc" đã làm cho Trung Quốc không thể tin tưởng được nữa.
Việt Nam vừa là quốc gia láng giềng vừa có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, vừa có mối quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Từ lúc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt - TRung năm 1991 đến nay hai quốc gia đã ký kết nhiều văn bản hợp tác song phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vừa thực hiện phương châm 16 chữ vàng, 4 tốt, tính đến 2017 kim ngạch XNK của Việt Nam- Trung quốc gần 100 tỷ USD nhiều hơn Kim ngạch XNK của Việt Nam - Mỹ ở con số gần 50 tỷ USD. Quan hệ Việt- Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, cả hai quốc gia cũng đã kí kết nhiều văn bản hợp tác song phương, đặc biệt là hiệp định quan hệ đối tác toàn diện song phương Mỹ - Việt 2013, để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực giáo dục, khoa học- công nghệ...
Hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam từ trước đến nay vẫn là vừa thống nhất với lợi ích quốc gia đi song hành với việc khẳng định chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không chọn liên minh với quốc gia nào khác mà Chính sách đối ngoại vẫn luôn là ngoại giao đa phương, hợp tác để cùng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, và mục tiêu chính sách đối ngoại là "đảm bảo lợi ích của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùngC có lợi".
KẾT LUẬN
Tái định vị quan hệ Mỹ- Trung trong thế kỷ XXI sẽ là thông qua mô hình cạnh tranh của Mỹ và Trung, để tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" và sự cạnh tranh này diễn ra khi đôi bên cùng có những chiến thuật để nhằm kiềm chế lẫn nhau, sẽ không có một cuộc chiến quân sự xảy ra giữa hai cường quốc này bởi vì đôi bên cần nhau và chia sẻ với nhau các vấn đề nan giải trong chính trị quốc tế, cuộc chiến thương mại thì đã bắt đầu. Tân Hoa Xã đưa tin phát ngôn của Bà Hoa Xuân Ánh và ông Cảnh Sảng là sẽ không có một quốc gia nào thắng trong cuộc chiến thương mại này. Việc cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung có ảnh hưởng thế nào trên thế giới và ai sẽ thắng? sẽ dành cho các chuyên gia, các nhà kinh tế giải đáp. Riêng đối với sinh viên năm cuối ngành khoa học chính trị, tôi xin đề xuất ba cách thức nhằm để giải quyết những tác động ảnh hưởng trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và nhất là vấn đề an ninh trên Biển trong sự cạnh tranh Mỹ- Trung hiện nay:
Thứ nhất: Các quốc gia đã ký vào các văn bản luật pháp quốc tế, dù chuyển hóa trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, vừa thể hiện xứng đáng là các quốc gia trụ cột sáng lập Liên Hợp Quốc, tuy rằng không một cơ quan tối cao nào đứng trên các quốc gia để thi hành, áp dụng, hay ấn định các chế tài buộc một quốc gia phải tôn trọng phán quyết dựa trên luật pháp quốc tế, như hãy nhớ rằng luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ quốc tế và là phương tiện và điều kiện, vị thế của một quốc gia trong quá trình tham gia đời sống chính trị quốc tế.
Thứ hai, quốc gia có quyền bình đẳng về chủ quyền và lợi ích, đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và lợi ích của quốc gia khác.
Thứ Ba, Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng tính bất khả xâm phạm của quốc gia khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét