Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

"Vòng cung chữ C" VÀ " ĐƯỜNG CHỮ U": Chiến thuật mới trong quan hệ Mỹ - TRung

  TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
  Bài phân tích tổng hợp từ nghiên cứu khoa học cấp trường của chính tác giả. 






I. MỞ ĐẦU 
Năm 2011, Chính quyền Mỹ đã công bố "chính sách Xoay Trục" trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama và chính sách ấy cũng là chiến lược đối ngoại từ Đại Tây Dương - địa Trung Hải về Châu Á - TBD, nhằm thực hiện việc tái cân bằng hay xoay trục của Mỹ ở Châu Á. Về thuật ngữ XOay Trục hay Tái Cân Bằng chỉ là tên gọi của Bộ ngoại giao Mỹ và Hội đồng An Ninh quốc gia của Mỹ ở Nhà Trắng, hai tên khác nhưng chính sách là một. 
 Chính sách Xoay Trục của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương là một chiến lược mà Mỹ dành để đối phó với Trung Quốc trong một viễn tưởng trỗi dậy của Trung Quốc ở thế Kỷ XXI. Thật đúng với câu nói của CT Trung Quốc Đặng Tiểu Bình: "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, quan trọng là mèo nào bắt được chuột". Có thể thế kỷ XXI này là thế kỷ của Trung Quốc, cuộc cạnh tranh mới của Mỹ - Trung sẽ bắt đầu, thay thế cho cạnh tranh Mỹ- Xô trước đây chăng?, và cuộc cạnh tranh này không phải là "một mất một còn" mà là cuộc cạnh tranh để tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" chứ không phải ở hẳn vị thế của "quốc gia quán quân tiềm tại" mà trong quyển giấc mơ Trung Quốc của GS học viện quân sự Trung Quốc Lưu Minh Phúc đã khẳng định: " cạnh tranh Mỹ - TRung là cạnh tranh ngôi vị "quốc gia quán quân" chứ không phải làm bá chủ thế giới". Cuộc đua về kinh tế giữa Trung Quốc với Mỹ mà GS Lưu Minh Phúc nói rằng: " chỉ đo sức mạnh kinh tế" thì rõ ràng rằng "chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế" vậy thì nắm quyền bá chủ kinh tế tức là bá chủ chính trị. 
Hình ảnh có liên quan
ẢNH MINH HỌA: QUAN HỆ MỸ- TRUNG
 II. NỘI DUNG 

Vòng Cung chữ C gọi là vòng cung phát triển, cách gọi này xuất phát trong quyển Xoay Trục của trợ lý Ngoại Trưởng bà Hilary Clinton là ông Kurt M. Campbell phụ trách vấn đề Đông Á- Thái Bình Dương. Vòng cung phát triển giống hình chữ C nên tạm gọi là "vòng cung chữ C, "vòng cung chữ C" này khác với "vòng cung chữ C" của Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh vì vòng cung đó là từ biên giới Liên Xô - Bắc Triều Tiên, chạy xuyên suốt lãnh thổ Liên Xô ở châu Á, băng qua Mông Cổ, vòng theo đường biên giới phía Tây của Trung Quốc xuống Nam Á, qua Đông Nam Á đến điểm cuối là Việt Nam. Mà "vòng cung chữ C" của Mỹ là từ Nam Hàn - Nhật Bản- Đài Loan bao vây biển Đông và Biển Hoa Đông đến Ấn Độ. Thật dễ dàng nhìn thấy được chiến lược này của Mỹ, vì ở nơi này có sự hỗ trợ của các quốc gia đồng minh với Mỹ ở Châu Á - TBD. Mỹ cho xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và Nhật Bản, trong tương lai là Ấn Độ, các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ diễn ra thường xuyên nhằm đang cảnh báo sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể thấy rằng, chính sách xoay trục của Mỹ ở Châu Á phải có sự phối hợp
   Một là: các đồng minh của Mỹ ở Châu Á là một lực lượng hạt nhân không thể thiếu của Mỹ, vì nếu Mỹ muốn thực thi nhanh, mạnh chính sách xoay trục ở Châu Á thì cần phải có sự liên hợp, một phần cũng do sự xa cách địa lý cho nên Mỹ không thể thường xuyên lui tới khu vực này, còn nhiều vấn đề rắc rối đang xảy ra ở Tây Á( Trung Đông) cần Mỹ để giải quyết vì thế cho nên Trung Đông có tên gọi là "vòng cung bất ổn". 
 Hai là: điểm xuyên suốt trong quan hệ Mỹ - Trung là phối hợp - cạnh tranh, hợp tác - kiềm chế, bạn bè - đối thủ, Mỹ không thể phá vỡ các trật tự trong mối quan hệ này vì thế giới hiện nay Mỹ cần Trung Quốc chia sẻ những vấn đề chung của thế giới như phòng chống khủng bố quốc tế, khủng hoảng kinh tế, các công ty và doanh nghiệp của Mỹ đang phát triển ở Trung Quốc, và một phần nhỏ là vì Trung Quốc đang là chủ nợ của Mỹ". 
Ngày nay, với sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc làm cho các nước trong và ngoài khu vực Châu Á thận trọng khi quan hệ đối ngoại với Trung Quốc và đặc biệt là các quốc gia láng giềng với Trung Quốc cũng phải có những phương án mới để hoạch định kỹ lưỡng chính sách đối ngoại để làm sao " lợi ích quốc gia phải song hành với chủ quyền quốc gia" mối quan hệ đó không thể tách rời. 
Trung Quốc đang trỗi dậy, một mặt là cố gắng thúc đẩy phát triển dự án " Vành Đai, con đường" đó là dự án mà CT Tập Cận Bình phải quyết tâm xây dựng cho bằng được. Hiện nay, Trung quốc đã phát triển dự án "vành đai, con đường" đến tận UAE và Nam Phi. Dự án "vành đai, con đường"(B & R) xây dựng trên nguyên tắc cùng thắng, và trọng tâm của dự án là phát triển kinh tế, mở đường cho thương mại và viện trợ vốn ODA vào xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội. 
Chưa hết, Trung Quốc còn mở rộng  hợp tác và liên kết chặt chẽ với các nước trong nhóm BRICS( Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Mở rộng việc hợp tác với "khung hợp tác ASEAN 2+7". Xây dựng ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn điều lệ 100 tỷ USD, dự báo AIIB sẽ là đối thủ của WB hay ADP trong tương lai gần. 
   Trung quốc mở đường ra biển lớn để vươn mình trỗi dậy cùng Mỹ, so sánh hai nền văn minh giữa hai quốc gia thì một bên là văn minh nông nghiệp và du mục còn một bên là văn minh hàng hải, Mỹ vốn là cường quốc hàng hải lâu đời. Từ học thuyết Monroe thời tổng thống Mỹ James Monroe đến học thuyết Bush điều thấy được sự bá quyền và dã tâm đã được thể hiện rõ ràng mấy thế kỷ qua của Mỹ, và vì thế trong "giấc mơ Trung Quốc" đại tá, GS Lưu Minh Phúc đã nhấn mạnh ba định luật dân chủ kiểu Mỹ sẽ bị phá vỡ ở Trung Quốc sẽ là:
  + Xây dựng nhà nước dân chủ theo phương thức cạnh tranh đa đảng
  + Kêu gọi đa đảng đối lập để khắc phục nạn tham nhũng
  + nguồn gốc sụp đổ của Liên Xô là độc tài một đảng dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản. 
Riêng tôi cho cho rằng, định luật dân chủ kiểu Mỹ không chỉ phá sản ở Trung Quốc mà sẽ bị phá sản ở nhiều quốc gia trên thế giới nếu như lý thuyết văn hóa chính trị của hai nhà khoa học chính trị  Almond và Verba ở trọng tâm là " văn hóa chính trị tham gia". Bởi vì một khi người dân trong một quốc gia mà tham gia vào đời sống chính trị thì sẽ không có cơ hội để các định kiến dân chủ này tồn tại, có chăng thì cũng sẽ bị dập tắt bởi nền văn hóa chính trị mạnh mẽ, nếu như Samuel Hungtinton có sắp xếp ba làn sóng dân chủ trên thế giới mà hiện nay đang trong làn sóng dân chủ hóa thứ ba đảo ngược tức từ năm 2005 đến nay cho rằng sức mạnh của dân chủ hóa sẽ chống lại chế độ độc tài thì cũng sẽ bị dập tắt bởi lý thuyết văn hóa chính trị. 
  Trở lại vấn đề Trung Quốc vươn ra biển lớn và xây dựng đường chữ U ( đường lưỡi bò 10 đoạn) tạo ra những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa các quốc gia  có chủ quyền trên biển Đông( 6 quốc gia và vùng lãnh thổ) 
-  Thứ nhất, Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
- Thứ hai, được bao bọc bên trong " vòng cung chữ C" nên Trung Quốc muốn phá vỡ vòng cung này là đối đầu với chính sách Xoay Trục của Mỹ. 
 Vấn đề thống nhất chủ quyền ở Đài loan là một phần trọng điểm trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, nếu như đạo luật quan hệ với Đài Loan năm 1979 được Mỹ thông qua thì ngày nay TRung Quốc càng muốn thống nhất khi Mỹ hết lần này đến lần khác công nhận rồi không công nhận chính sách "một Trung Quốc" đã làm cho Trung Quốc không thể tin tưởng được nữa. 
    Việt Nam vừa là quốc gia láng giềng vừa có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, vừa có mối quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Từ lúc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt - TRung năm 1991 đến nay hai quốc gia đã ký kết nhiều văn bản hợp tác song phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vừa thực hiện phương châm 16 chữ vàng, 4 tốt, tính đến 2017 kim ngạch XNK của Việt Nam- Trung quốc gần 100 tỷ USD nhiều hơn Kim ngạch XNK  của Việt Nam - Mỹ ở con số gần 50 tỷ USD. Quan hệ Việt- Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, cả hai quốc gia cũng đã kí kết nhiều văn bản hợp tác song phương, đặc biệt là hiệp định quan hệ đối tác toàn diện song phương Mỹ - Việt 2013, để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực giáo dục, khoa học- công nghệ...
   Hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam từ trước đến nay vẫn là vừa thống nhất với lợi ích quốc gia đi song hành với việc khẳng định chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không chọn liên minh với quốc gia nào khác mà Chính sách đối ngoại vẫn luôn là ngoại giao đa phương, hợp tác để cùng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, và mục tiêu chính sách đối ngoại là "đảm bảo lợi ích của quốc gia -  dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùngC có lợi". 

  KẾT LUẬN
  Tái định vị quan hệ Mỹ- Trung trong thế kỷ XXI sẽ là thông qua mô hình cạnh tranh của Mỹ và Trung, để tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" và sự cạnh tranh này diễn ra khi đôi bên cùng có những chiến thuật để nhằm kiềm chế lẫn nhau, sẽ không có một cuộc chiến quân sự xảy ra giữa hai cường quốc này bởi vì đôi bên cần nhau và chia sẻ với nhau các vấn đề nan giải trong chính trị quốc tế, cuộc chiến thương mại thì đã bắt đầu. Tân Hoa Xã đưa tin phát ngôn của Bà Hoa Xuân Ánh và ông Cảnh Sảng là sẽ không có một quốc gia nào thắng trong cuộc chiến thương mại này. Việc cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung có ảnh hưởng thế nào trên thế giới và ai sẽ thắng? sẽ dành cho các chuyên gia, các nhà kinh tế giải đáp. Riêng đối với sinh viên năm cuối ngành khoa học chính trị, tôi xin đề xuất ba cách thức nhằm để giải quyết những tác động ảnh hưởng trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và nhất là vấn đề an ninh trên Biển trong sự cạnh tranh Mỹ- Trung hiện nay:
   Thứ nhất: Các quốc gia đã ký vào các văn bản luật pháp quốc tế, dù chuyển hóa trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, vừa thể hiện xứng đáng là các quốc gia trụ cột sáng lập Liên Hợp Quốc, tuy rằng không một cơ quan tối cao nào đứng trên các quốc gia để thi hành, áp dụng, hay ấn định các chế tài buộc một quốc gia phải tôn trọng phán quyết dựa trên luật pháp quốc tế, như hãy nhớ rằng luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ quốc tế và là phương tiện và điều kiện, vị thế của một quốc gia trong quá trình tham gia đời sống chính trị quốc tế. 
  Thứ hai, quốc gia có quyền bình đẳng về chủ quyền và lợi ích, đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và lợi ích của quốc gia khác. 
Thứ Ba,  Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng tính bất khả xâm phạm của quốc gia khác. 


Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

BÀN VỀ VẤN ĐỀ VỊ THẾ XÃ HỘI

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)



                Theo quan niệm của nhà xã hội học người Mỹ Robertsons, vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác. Đó là chỗ đứng của cá nhân đó trong bậc thang xã hội, là sự đánh giá của cộng đồng xã hội đối với cá nhân biểu thị sự kính nể, trọng thị của cộng đồng đối với cá nhân do thâm niên nghề nghiệp, tài năng, đức độ, tuổi tác tạo nên. Một cá nhân có thể có nhiều vị thế xã hội tuỳ theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức xã hội khác nhau. 

Theo J.H. Fischer, vị thế là vị trí của một người trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế xã hội là vị trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sống chung với một người nào đó dành cho anh ta một cách khách quan.
 Như vậy, vị thế là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi họ đang sinh sống. Nói đến vị thế là nói đến thứ bậc cao thấp. Theo quan niệm xã hội học thì vị thế xã hội có thể chia thành hai loại: vị thế tự nhiên là vị thế mà con người được gắn bởi những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà họ không thể tự kiểm soát được như trẻ hay già, nam hay nữ…Vị thế xã hội là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng mực nhất định cá nhân có thể kiểm soát được, nó phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu và nghị lực của bản thân như anh có thể trở thành kỹ sư hay bác sĩ hay giám đốc… 
Kết quả hình ảnh cho Roland Robertson
ROLAND  Robertsons: nhà xã hội học người Mỹ với lý thuyết vị thế xã hội. ảnh minh họa
Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội: 
- Nguồn gốc xã hội (dòng dõi): là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên vị thế con người. Nó bao gồm nhiều yếu tố như: nguồn gốc giai tầng xã hội, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc…
 -  Sự giàu có (hay của cải, thu nhập): sự giàu có dưới nhiều hình thức khác nhau cũng tham gia vào việc cấu thành nên vị thế xã hội của một cá nhân. 
- Nghề nghiệp: những nghề nghiệp khác nhau có ý nghĩa khác nhau trong việc cấu thành nên vị thế của cá nhân. Tuy nhiên tác động của nghề nghiệp đối với vị thế sẽ thay đổi theo thời gian, tuỳ theo ý nghĩa, lợi ích của nghề nghiệp mang lại. 
-  Trình độ học vấn: người có trình độ học vấn càng cao thì vị thế xã hội càng cao. Nhiều khi, nơi được đào tạo cũng tham gia vào việc cấu thành vị thế của cá nhân. Ví dụ một sinh viên tốt nghiệp Đại học ở nước ngoài thường dễ xin việc hơn và dễ được bố trí vào vị trí cao. 
-  Những đặc điểm về sinh lý, giới tính: cũng là những nhân tố quan trọng đóng góp vào việc xác định vị thế của cá nhân. 
+ Các đặc điểm cụ thể như:  
- Giới tính: trong các xã hội truyền thống, các quốc gia Hồi giáo, thậm chí ở một số xã hội hiện đại, nam giới vẫn thường được xem trọng, đề cao hơn nữ giới. 
- Lứa tuổi: người già thường có vị thế cao hơn và thường được kính trọng hơn so với những người ít tuổi. 
- Thể chất: những người có thể chất khoẻ mạnh và cơ thể xinh đẹp, hài hoà thường dễ chiếm được vị thế quan trọng trong xã hội. 
- Bên cạnh đó còn có một số các yếu tố khác như: trí thông minh, sự táo bạo, gan dạ, ý chí dám mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm, khả năng tế nhị trong giao tiếp, ý chí biết kiềm chế những thoả mãn nhất thời, địa vị người bạn đời….cũng góp phần tạo nên vị thế của một cá nhân. Những yếu tố cấu thành vị thế nói trên không đứng riêng lẻ, tách bạch với nhau mà được phối hợp, sắp xếp theo những cách khác nhau. Tuỳ theo từng người, từng thời gian, hoàn cảnh, điều kiện, từng quốc gia mà sự ảnh hưởng đến vị thế của các yếu tố trên sẽ khác nhau. 

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ NHỮNG LUÂN LÝ RẤT ĐÚNG CỦA NIETZSCHE

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ 
PHẢN BIỆN: https://www.luatkhoa.org/2018/03/triet-ly-giao-duc-coi-con-nguoi-la-trung-tam-trong-tac-pham-emile-cua-rousseau/



I. NIETZSCHE LÀ AI?
Friedrich Nietzsche (15/10/1844 – 25/8/1900)  là một nhà triết học người Phổ. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức. Trong các nhà triết học quan trọng, các tác phẩm của Nietzsche có lẽ đã tạo ra ít sự nhất trí giữa những người giải nghĩa nhất. Tuy các khái niệm quan trọng có thể được xác định dễ dàng, nhưng người ta phải tranh cãi quyết liệt về ý nghĩa của mỗi khái niệm, chưa nói gì đến tầm quan trọng tương đối của chúng. Nietzsche đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng Chúa đã chết (Gott ist tot), và cái chết này hoặc dẫn đến chủ nghĩa quan điểm cấp tiến hoặc buộc người ta phải đối diện với thực tế rằng chân lý đã luôn luôn mang tính quan điểm. 
Chúa đã chết. Chúa vẫn chết. Và chúng ta đã giết Người. Làm sao đây để an ủi bản thân, những kẻ sát nhân của tất cả những kẻ sát nhân? Đấng linh thiêng và hùng cường nhất mà thế giới can tâm công nhận đã chảy máu đến chết dưới lưỡi dao của ta: vết máu này ai sẽ lau cho sạch? Thứ nước nào để ta tẩy rửa chính mình? Ta còn có thể bày ra những lễ sám hối toàn thiêu nào nữa đây? Liệu sự lớn lao của hành động này quá vĩ đại đối với ta chăng? Phải chăng ta phải trở nên như Chúa mới xứng hợp được với việc làm này?
 Câu nói này thường bị hiểu lầm. Cái chết mà Nietzsche nói tới không phải là cái chết về thể xác của một vị Chúa đã từng tồn tại, mà ngụ ý rằng Chúa không còn là tiêu chuẩn về đạo đức hay lối sống của con người nữa (đặc biệt là Chúa của Kitô giáo).
Quan điểm của Nietzsche tôi cho rằng là rất đúng bởi vì con người mà không vươn lên khỏi cái định mệnh của con người thì đó là con người vô dụng, vươn lên là cái mà con người cần tiến tới chứ không phải tự dưng ai ban cho chúng ta, tín ngưỡng thì chúng ta tín ngưỡng, nhưng rồi chúng ta cũng phải tự mình làm dù cho công việc ấy khó hay dễ, không một lực lượng thần bí siêu nhiên nào dẫn ta đến cảnh giới vô thường, biến hóa để cho khó thành dễ và luôn tự do, nếu như tự do theo cách nói và quan điểm của người khác thì đó là tự do trong nô lệ, chính là tự do nô lệ tinh thần, bởi gì có quan điểm đó mà anh mới làm theo, anh thích lời răn của bậc thánh thần trên thiên đàng mà anh làm theo, chứ không có một hội đồng khoa học hay kiểm chứng nào mà anh biết đó là đúng, ngày nay Triết học duy vật biện chứng của Marx-Lênin là chân lý đúng bởi vì nó đã được kiểm nghiệm vào đời sống khách quan, nó đã chứng tỏ được và vượt qua bao chủ nghĩa, học thuyết khác, nó đã tranh luận và đã rút ra là nó đúng, nó được khoa học nhìn nhận là nó đúng. Còn những quyển tứ thư, ngũ kinh, hay giáo lý chỉ là một người viết ra sau đó rồi thêm vào ở đời sau, mặc nhiên cho nó đúng thì chỉ có những người cho nó là đúng thì nó sẽ đúng. 
NIETZSCHE: ÔNG TỔ HIỆN SINH VÔ THẦN
II. VỀ QUAN ĐIỂM NGƯỜI THẦY(CHƯƠNG V - TRIẾT HIỆN SINH)


Nietzsche đã để lại những nét rất ngang tàng về đức tự giác của người siêu nhân. Chẳng những người tự giác phải phê bình và nhận xét kỹ càng về nền luân lý cổ truyền, người siêu nhân còn phải tỏ ra hoàn toàn tự chủ với chính ông thầy dạy của mình nữa.
Trước hết, nói về ông thầy, Nietzsche bảo chúng ta nên coi ông thầy là một “tai hại cần thiết” . Chúng ta cần phải có thầy dạy bảo, nhưng ông thầy thường là một tai hại, một trở ngại cho sự tiến triển của người tự do: Ông thầy là một giá trị ta thường không dám vượt qua. Chính đó là tai hại: Có người học đỗ đủ các thứ bằng cấp đại học rồi, thế mà tinh thần vẫn chưa trưởng thành, vẫn không dám có ý nghĩ riêng, không dám nghĩ trái lại và nghĩ khác các ông thầy đã dạy mình: Suốt đời, họ chỉ là những tên học trò “ngoan ngoãn”, mặc dầu họ chễm chệ ngồi ghế giáo sư. Đó là những con người chưa biết tránh cái hại của ông thầy; đó là những người cần nghe Nietzsche cảnh tỉnh. Tuy Zarathoustra là vị thánh hiền đã mang lại cho ông một triết lý táo bạo và giải thoát, tuy triết lý đó dạy ông khinh đời và khinh tất cả các tập tục, nhưng sau này Zarathoustra đã thẳng thắn bảo ông phải tỏ mình độc lập đối với chính cả Zarathoustra:
“Này chư đệ, ta đi đây. Các chư đệ cũng lên đường đi? Ta muốn chư đệ lên đường một mình. Thực đấy, ta khuyên nhủ chư đệ điều sau hết này: Chư đệ phải xa ta, phải chống lại ta. Hơn nữa, chư đệ phải xấu hổ vì ta; biết đâu ta đã chẳng là một chàng bịp bợm?”
“Con người đi tìm chân lý cần phải biết yêu các thù địch của mình, và cũng phải biết ghét những bạn thân của mình nữa”.
“Khi người nào muốn cả đời chỉ là học trò, thì người đó rất ít biết ơn ông thầy. Còn chư đệ, chư đệ còn do dự chi nữa mà không xé mũ miện của ta ra? Ừ, chư đệ bảo tôn kính ta, những sự tôn kính đó ăn thua gì? Hãy coi chừng đừng để thần tượng đè chết nghe!”.
Sử xanh không ngớt cảm phục những lời trên đây của Nietzsche: Dạy làm người là dạy phải vượt qua và vượt trên ông thầy. Ông thầy nào biết dạy môn sinh như thế thực
đáng gọi là ông thầy cao cả, ông thầy dạy ta làm người, chớ không dạy ta làm học sinh suốt đời.



Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO - NHÀ TRIẾT HỌC KIỆT XUẤT CỦA VIỆT NAM THẾ KỶ XX

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Nguồn: http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/tran-duc-thao/



I. TIỂU SỬ
Giaó sư Trần Đức Thảo(1917-1993) quê ở làng Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thân phụ ông làm chủ sự trong một bưu điện. Lúc trẻ ham học, có tư duy logíc và khoa học cao tể hiện đúng bản chất nhân tài trong Trần Đức Thảo. 
Kết quả hình ảnh cho Professor Tran Duc Thao, Vietnam
GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO
Từ nhỏ đến lúc đi du học, Trần Đức Thảo ở với cha mẹ ở Hà Nội. Lúc đầu ở tại nhà số 8 Hàng Ngang, sau dời về nhà số 6 Hàng Trống.

1923-1935: học ở trường tiểu học và trung học Pháp tại Hà Nội.

1935-1936: Sau khi đậu đầu tú tài toán và triết, học năm đầu đại học luật tại Hà Nội.

1936: Đến Paris học dự bị để thi vào trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm ( Trường Cao đẳng Sư phạm này là trường đại học danh giá nhất nước Pháp và của Âu Mỹ thời bấy giờ cũng như hiện nay ).

1936-1939: Học lớp sinh viên ưu tú để thi vào trường đại học lớn nhất của Pháp (Học xong lớp này số thi đỗ vào các trường đại học lớn rất ít, nhưng số trượt thì cũng được vào thẳng năm thứ hai các trường đại học khác). Trần Đức Thảo đã đỗ vào trường đại học lớn là Trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm.

1939-1941: Học Cao đẳng Sư phạm phố Ulm và ở đây ông đỗ thêm một bằng đại học triết học vì quy định bắt buộc để lấy bằng Cao đẳng Sư phạm phố Ulm thì phải có thêm một bằng đại học nữa. 


Năm 1943, Trần Đức Thảo đỗ thủ khoa thạc sĩ Triết Học tại trường cao đẳng sư phạm phố Ulm và cũng là người Ngoại quốc duy nhất đỗ thủ khoa Triết Học, kể từ khi trường thành lập cho đến những năm 1950. Mà đó là người Việt Nam. 

Từ đây, tư duy Triết học kiệt xuất bắt đầu xuất hiện trong ông, ông đã hiểu thấu đáu tư tưởng của hai nhà triết học là Hegel và Husserl và nắm được tinh thần căn bản của chủ nghĩa Mác để sáng tạo và chính xác hóa chủ nghĩa Mác. Nhiều lý thuyết của những nhà triết học nổi tiếng như Kant, hay triết học của Hegel và hiện tượng luận của Husserl và chủ nghĩa Mác, ông tự bạch:
“Thấm thía nỗi đau của một dân tộc mất nước, nô lệ, với khát vọng dân chủ nên đã đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác để sáng tạo lý luận giải phóng dân tộc, giải phóng con người”.
Với đam mê và sáng tạo, luôn luôn có những cải biến mới về Triết Học, giáo sư Trần Đức Thảo đã dành cả cuộc đời của mình nghiên cứu  Triết Học, xứng đáng là một nhà triết học của Việt Nam thế kỷ XX, vậy là Việt Nam không phải không có nhà triết học!

II. CUỘC TRANH LUẬN TRIẾT HỌC HAY NHẤT 
            Cuộc tranh luận cuối năm 1949 đầu năm 1950 giữa giáo sư Trần Đức Thảo với nhà triết học là cha đẻ của Triết học hiện sinh Jean Paul Sartre(1905-1980) người Pháp. 
Theo tôi, cuộc tranh luận này là hay nhất từ khi nền Triết Học ra đời, bởi vì Triết học cần được tranh luận để đổi mới và sáng tạo, không phải một lý thuyết triết học nào cũng luôn đúng trong mọi thời đại, tranh luận để biết cái sai, tìm cái sai và biến đổi một cách có chọn lọc, có tranh luận mới biết được giá trị của học thuyết đó như thế nào, tranh luận không thể ai thắng ai thua mà tìm ra cái mới, giống như 2 người bàn bạc thảo luận không thể tìm ra chân lý bởi gì hai người đồng quan điểm, nếu hai người nghịch quan điểm thì tranh luận sẽ tìm ra chân lý ngay. 
        Trần Đức Thảo đã có cuộc tranh luận nổi tiếng với Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Hiện sinh. Quan điểm của Sartre là chỉ công nhận chủ nghĩa Mác về chính trị và lịch sử. Ông không coi trọng triết học mac-xit. Ông coi chủ nghĩa hiện sinh có giá trị triết học hơn. Trần Đức Thảo có quan điểm ngược lại, khẳng định chủ nghĩa Mác có giá trị toàn diện, cả triết học, cả lịch sử-xã hội. Cuộc tranh luận không đi đến kết thúc vì Sartre chưa đọc hết tác phẩm của Husserl và Marx. Cuộc tranh luận ấy đã đưa Trần Đức Thảo đến sự đoạn tuyệt chủ nghĩa Hiện sinh.
        Cuộc tranh luận đã nói được chủ nghĩa Mác luôn đúng trong triết học Mác-Xít, không thể làm xáo trộn và ngụy biện dẫn chủ nghĩa Mác sai với những gì Mác đã viết trong Mác-Angghen toàn Tập, bởi vì sau này V.I.LÊ-NIN còn sáng tạo và vận dụng chủ nghĩa Mác, rồi tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư duy triết học trong Giaó sư Trần Đức Thảo cũng ghép chủ nghĩa Mác với Hiện Tượng Học của Husserl. 

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

PHÂN TÍCH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG

DỊCH VÀ BIÊN SOẠN: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)  
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới châu Âu đã kết thúc với những lo ngại đang gia tăng từ phía sau, người đã mang đến hy vọng sáng suốt cho một liên lạc toàn diện với Hoa Kỳ trước cuộc họp.
Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương từ lâu đã là một ưu tiên của chính sách ngoại giao Mỹ, nhưng những lời phàn nàn của Trump rằng các quốc gia châu Âu đang "lợi dụng" thương mại của Mỹ đã làm cho châu Âu không hài lòng.
Như một vấn đề của thực tế, sự không hài lòng của EU đối với Mỹ có thể trở lại một thời gian dài trước đây. Mỹ, trong tháng sáu này, bắt đầu áp đặt thuế thép và nhôm chống lại EU vì thiếu tôn trọng đối lập mạnh mẽ của EU, và EU đánh thuế trả đũa cho các sản phẩm của Mỹ như một phản ứng. Nhưng thay vì sửa chữa những hành vi sai trái của mình, Washington sau đó đe dọa sẽ áp đặt thuế quan đối với tất cả các xe lắp ráp tại EU. Điều tồi tệ hơn, nó gây ra một sự bế tắc thương mại với Trung Quốc. Mỹ, bị lừa dối bởi nguyên tắc "Mỹ đầu tiên", đang tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình một cách kiêu ngạo. 
Tranh chấp thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng là một trận chiến giữa chủ nghĩa đơn phương và đa phương. Cả hai điều tra Mục 232 và 301 đã được đưa ra dựa trên luật pháp trong nước của nước này. 
Điều tra Mục 232 dường như được áp dụng để đánh giá liệu các sản phẩm nước ngoài có đe dọa đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hay không và điều tra Mục 301 được cho là để bảo vệ lợi ích kinh doanh của đất nước. Nhưng thực tế, chúng không là gì ngoài một công cụ đơn phương để Mỹ đuổi theo lợi nhuận. Đã có sự sụt giảm đáng kể tần suất khởi động của các cuộc điều tra như vậy kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bây giờ, bằng cách khởi động lại các cuộc điều tra, chính phủ Hoa Kỳ thực sự đang tìm kiếm một cái cớ để áp lực lên các quốc gia khác bằng các chính sách thương mại của mình, những mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống thương mại đa phương. 
Hình ảnh có liên quan
ảnh minh họa
Hoa Kỳ đang làm xáo trộn thương mại tự do bằng cách tăng thêm thuế đối với hàng hóa nước ngoài. Thế giới đã làm việc để làm sống lại nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy toàn cầu hóa sau sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính năm 2008. 
Các cơ chế quan trọng như G20 cho rằng thương mại và đầu tư có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và thế giới nên được dành để kích hoạt hai động cơ để đảm bảo sự vận hành trơn tru của nền kinh tế.Chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu của G20 đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu nhằm mục đích mang lại một bước ngoặt của nền kinh tế và khuyến khích các nước tham gia nỗ lực cho một nền kinh tế thế giới mở. Giữ cao các biểu ngữ của chủ nghĩa bảo hộ, Mỹ quay trở lại với những nỗ lực toàn cầu. 
Các chính sách thương mại đơn phương là các hành vi bắt nạt vi phạm các quy tắc quốc tế. Mặc dù Trung Quốc, EU và Canada đã nỗ lực để kiểm soát các tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ thông qua các cuộc đàm phán, sau đó phản ứng với lập trường không nhất quán, phản đối sự đồng thuận đạt được và khăng khăng đòi hỏi các tranh chấp thương mại. 
Mỹ cố tình phóng đại thâm hụt thương mại của mình với Trung Quốc, và thậm chí cố ý tránh các nguyên nhân thâm hụt, bao gồm tỷ lệ tiết kiệm thấp, vai trò quan trọng của đồng đô la Mỹ như một đồng tiền dự trữ lớn và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Hoa Kỳ thực sự là shirking trách nhiệm của mình và đặt đổ lỗi cho những người khác trong tên của thương mại công bằng. Động thái của nó vi phạm nghiêm trọng tinh thần WTO, và phá vỡ nguyên tắc đối ứng và các quy tắc quốc tế. 
Hiện nay, các nạn nhân của chủ nghĩa đơn phương Mỹ đã thực hiện tất cả các biện pháp đối phó theo cách riêng của họ, cảnh báo Mỹ ngừng những hành vi sai trái của mình và cuối cùng trở lại lệnh giao dịch toàn cầu bình thường. 
Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh để bảo vệ lợi ích của người lao động của mình. Nhưng làm xáo trộn thế giới với nguyên tắc "Mỹ đầu tiên" của nó chỉ còn bị ảnh hưởng. Các chính sách kinh tế và thương mại không hiệu quả và tầm nhìn ngắn hạn và các hoạt động của Hoa Kỳ đã làm dấy lên cảnh báo cao của thế giới. Điều mà Hoa Kỳ nên làm bây giờ là một quốc gia lớn là quay trở lại chủ nghĩa đa phương, hỗ trợ hệ thống giao dịch tự do, và bảo vệ các quy tắc quốc tế, vì đó là xu hướng của thế giới mà Hoa Kỳ không thể đảo ngược. 
TÁC GIẢ: TÔ HIỂU HUY: VIỆN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ ,BẮC KINH, TRUNG QUỐC

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

TỪ CHIMERIA ĐẾN CANH TRANH CHIẾN LƯỢC TRONG QUAN HỆ MỸ-TRUNG

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
NGUỒN:  SÁCH QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG, PGS. NGUYỄN TRƯỜNG. 
                PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho kỷ nguyên Chimeria đi đến hồi kết. Bừng tỉnh trước tình trạng dễ bị tổn thương ở cả hai bên bởi những thất bại mang tính hệ thống gây ra cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh và Washington tuyên bố sẽ tái cân bằng mối quan hệ kinh tế của họ, một mối quan hệ mà cả hai đều cảm thấy đã yếu đi nhiều. Nhưng khi tái thiết các chính sách trong và ngoài nước của họ để thích ứng với nền kinh tế toàn cầu đã bất ngờ trở nên mong manh, cả hai bắt đầu bắt chước lẫn nhau bằng những cách thức thúc đẩy nhiều cạnh tranh hơn là bổ trợ lẫn nhau. 

Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đang thoát khỏi sự phụ thuộc lâu dài vào xuất khẩu, cố gắng kích thích tiêu dùng nội địa và phát triển một nền kinh tế dịch vụ trong nước. Trong khi đó, Mỹ lại đẩy mạnh khu vực sản xuất của nước này, một phần làm cho đồng đô la rẻ hơn bằng cách nới lỏng về khối lượng và trợ cấp cho ngành công nghiệp ô tô, khuyến khích tăng trưởng dựa vào xuất khẩu thông qua một loạt các giao dịch thương mại mới với các quốc gia giàu có, bao gồm cả Nhật Bản và các nước EU. Những nỗ lực làm tăng chuỗi giá trị của Trung Quốc và những cố gắng của Mỹ nhằm tái công nghiệp hóa sẽ dẫn đến cạnh tranh trực tiếp hơn giữa hai nước, khi mỗi bước đi của nước này lại tiến đến gần hơn mô hình sản xuất và tiêu thụ truyền thống của nước kia. Ví dụ, Trung Quốc không còn muốn cung cấp linh kiện giá rẻ bên trong chiếc điện thoại iPhone chỉ để nhìn thấy lợi nhuận lớn nhất thuộc về một công ty của Mỹ. 

Hình ảnh có liên quan
ẢNH MINH HỌA
Thay vào đó, Trung Quốc đang khuyến khích các công ty nội địa học tập Huawei, công ty có trụ sở tại Quảng Đông đã cực kỳ thành công trong việc bán những điện thoại thông minh bắt chước iPhone, nhưng lợi nhuận lại thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, chính những mối quan hệ tương ứng của họ với phần còn lại của thế giới khiến cho hai nước lại tương đồng một cách đáng chú ý nhất – trong một vài trường hợp gần như là hoán đổi vai trò truyền thống của họ. Trung Quốc đang nỗ lực để quản lý tầm ảnh hưởng toàn cầu đang mở rộng của nước này. Giới tinh hoa phụ trách chính sách đối ngoại đang cân nhắc lại một cách toàn diện các chiến lược của Trung Quốc, đặt ra câu hỏi về mọi vật linh thiêng đã bị hi sinh cho cách tiếp cận giá rẻ trong thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, bao gồm sự ác cảm truyền thống của đất nước về vấn đề can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. 

Tiến trình này bị đẩy mạnh bởi cuộc chiến do NATO dẫn đầu năm 2011 để lật đổ nhà lãnh đạo Libya, ông Muammar al-Qaddafi, vì Trung Quốc rất ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều nước đang phát triển ủng hộ sự can thiệp quốc tế. Áp lực đòi hỏi một chính sách ngoại giao Trung Quốc ít thụ động hơn đến từ các công ty Trung Quốc đang cần sự bảo vệ trong những thị trường nguy hiểm ở nước ngoài; hoặc từ một nhóm nhỏ gồm các cán bộ theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu khẳng định rằng trong một thế giới mà Trung Quốc phải đối mặt với nhiều điểm nóng, Bắc Kinh phải từ bỏ sự lưỡng lự của nước này để hành xử ở tầm quốc tế; hoặc các nhà hoạch định chính sách cũng như các quan chức quân sự hiếu chiến của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cần phải quyết đoán hơn nữa trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài. Ngay cả khi những lập luận này chiếm ưu thế, Trung Quốc vẫn sẽ không sớm triển khai hoạt động can thiệp nhân đạo theo phong cách của Mỹ vào bất cứ lúc nào, nhưng những nhà hoạch định chính sách ngoại giao của họ có khả năng sẽ bớt câu nệ hơn về vấn đề can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. 

Theo ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong), Giám đốc Viện quan hệ Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) và là một kẻ hiếu chiến có tầm ảnh hưởng, nói với tôi rằng, “Khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh như Mỹ, chúng tôi cũng sẽ có cách tiếp cận về chủ quyền tương tự như Mỹ”. Khi liên quan đến tình hình chính trị trong khu vực, những kẻ hiếu chiến như ông Diêm đã bày tỏ nghi ngờ về việc liệu có nên luôn luôn ưu tiên cho các lợi ích kinh tế của Trung Quốc so với các mục tiêu chính trị. Sự thay đổi này có thể giải thích việc chính phủ quyết định tạm thời ngăn chặn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010, và quyết định hạn chế nhập khẩu trái cây từ Philippines hai năm sau đó trong thời gian xảy ra các cuộc tranh cãi giữa hai nước về các đảo ở Biển Đông. 

Những động thái này đi kèm với sự dung túng cho các cuộc biểu tình bạo lực đôi khi đã xảy ra, được tổ chức bởi những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa nhằm chống lại các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc, ngay cả khi cuộc biến loạn đã khiến cho một vài công ty trong số đó đã phải di chuyển sang Việt Nam. Còn có một sự thay đổi ấn tượng hơn, khi các học giả Trung Quốc cũng tranh luận rằng liệu quốc gia của họ có nên suy nghĩ lại về việc không chấp thuận các liên minh thường trực. Năm ngoái, ông Diêm và những kẻ hiếu chiến khác đã công khai đề xuất rằng Trung Quốc nên phát triển các liên minh với hàng chục quốc gia, bao gồm các nước cộng hòa Trung Á, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, và Sri Lanka, cung cấp cho họ một sự bảo đảm an ninh, còn đối với các nước nhỏ hơn trong danh sách đó, có lẽ thậm chí cả sự bảo vệ dưới chiếc ô hạt nhân của Trung Quốc. Những động thái như vậy khó có thể là những điều mà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Robert Zoellick, đã nghĩ đến vào năm 2005 khi ông ta kêu gọi Trung Quốc trở thành một "thành viên có trách nhiệm" trong trật tự toàn cầu.
Hình ảnh có liên quan
QUẢNG ĐÔNG. TRUNG QUỐC .ảnh minh họa

 Ủng hộ cho cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc đang gia tăng ở tầm quốc tế là sự phát triển của một hệ thống chính trị trong nước đang ngày càng thu hút, nơi mà các bè phái khác nhau đấu đá lẫn nhau, cũng là nơi Internet và đặc biệt là truyền thông xã hội đã tạo ra một không gian công cộng sống động hơn rất nhiều. Trong quá khứ, những nhà hoạch định chính sách phương Tây thường cáo buộc Trung Quốc đã châm ngòi cho sự phẫn nộ quốc gia, để sau đó tuyên bố bị nó ràng buộc. Nhưng ngày nay, tiếng trống của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa dường như là xác thực thay vì bị thêu dệt. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà phân tích phương Tây cho rằng Đảng Cộng Sản là xấu, còn xã hội dân sự là tốt. Nhưng ngày nay thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có xu hướng kêu gọi kiềm chế đối với nước ngoài, trong khi thường dân Trung Quốc kêu gọi một đường lối cứng rắn hơn. Khi Trung Quốc xem xét làm thế nào để mở rộng tầm ảnh hưởng và các cam kết quốc tế của họ, Hoa Kỳ lại cố gắng dung hòa mong muốn duy trì địa vị đứng đầu quốc tế với sự mệt mỏi vì chiến tranh của người dân và với những rủi ro của khoản nợ quốc gia.

 Ông Obama đã tìm cách phát triển một mô hình lãnh đạo chi phí thấp: một điều gì đó như là phiên bản Mỹ về cách tiếp cận của Đặng Tiểu Bình, chỉ khác là Đặng Tiểu Bình thì cố gắng che giấu sự giàu có đang ngày càng tăng lên của Trung Quốc, trong khi ông Obama lại cố gắng che giấu sự giảm sút đang ngày càng tăng lên trong các nguồn lực của Mỹ. Trong thực tế, phương pháp này có nghĩa là trừng phạt các đối thủ như Iran và Bắc Triều Tiên bằng lệnh trừng phạt kinh tế, nhắm bắn mục tiêu khủng bố bằng máy bay không người lái, tránh các can thiệp đơn phương vào nước ngoài để thiên về "sự lãnh đạo từ phía sau," và thiết lập các mối quan hệ thực dụng với các quốc gia hùng mạnh như Nga. Từ quan điểm của Trung Quốc, dấu hiệu đáng lo ngại nhất là "sự xoay trục" hướng về châu Á dường như bao gồm việc bắt chước phương thức ngoại giao đa phương và chiến lược thương mại của Bắc Kinh. Thật vậy, theo lời một chiến lược gia Lầu Năm Góc nói với tôi gần đây, "Thay vì chơi cờ vua, chúng ta đang chơi cờ vây", trò chơi cờ thời cổ đại Trung Quốc.

 Nhưng ngay cả khi Trung Quốc và Hoa Kỳ phát triển những cách thức khác nhau để làm gia tăng ảnh hưởng của họ, mỗi nước vẫn đang giữ vững hình thức chủ nghĩa cá biệt của riêng họ. Mỗi nước đều tin rằng họ nên được miễn trừ một vài điều khoản trong luật pháp quốc tế và chỉ họ có sứ mệnh thống trị khu vực châu Á. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho hai quốc gia để điều chỉnh lại niềm tin này bằng ý thức rằng trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, điều đó có nghĩa là cả hai lâm vào tình trạng bất lợi. Người Mỹ phàn nàn về nạn thất nghiệp, còn người Trung Quốc thì phàn nàn về việc mất đi những khoản tiết kiệm mà họ rất vất vả mới kiếm được. Washington thì phàn nàn rằng Bắc Kinh chơi không đúng luật, còn Bắc Kinh phản đối rằng các quy tắc đó là do phương Tây phát minh để hạ thấp các nước khác. Khi căng thẳng dâng lên, nhiều khía cạnh trong mối quan hệ Mỹ - Trung một thời được cả hai nhìn nhận như những cơ hội, giờ trông ngày càng giống những mối đe dọa.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

BÀI PHÂN TÍCH BÊN LỀ HỘI NGHỊ HELSINKI, PHẦN LAN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)



Tháng 6 vừa qua, thế giới đã theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore, cuộc gặp của ông Trump là thế giới phải ngỡ ngàng trước một tổng thống thứ 45 của Mỹ, đang triển khai đường lối mới trong quan hệ ngoại giao chăng?. Sự ngỡ ngàng đó chưa hết khi Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin gặp nhau ở Hensiki, Phần Lan vào ngày 16/7. 
      Có lẽ, ông Trump đang dự tính một chính sách mới để củng cố và phát huy hiệu quả  chính sách Xoay Trục của Mỹ tại Châu Á- Thái Bình Dương. 
Kết quả hình ảnh cho Trump-Putin conference
TT PUTIN & TT TRUMP cái bắt tay hòa bình, hợp tác, cùng phát triển. ảnh minh họa
          Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia có quyền lực số một và số hai thế giới diễn ra trong lúc vấn đề Mỹ-Trung đang căng thẳng, căng thẳng ấy còn bao trùm Đông Bắc Á, Đông Nam Á với một bên là chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á đối diện với giấc mộng Trung Hoa của Trung Quốc đang đi lên và đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cả Khu vực CA-TBD. Chưa hết, quan hệ Mỹ-Nga những năm gần đây có đang có những dấu hiệu không lạc quan, cụ thể hôm tháng 3, TT Trump ký lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga khi ông cho rằng Matxcơva là tác giả vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại Salisbury. Sau đó, TT Putin đáp trả bằng hành động trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Mỹ, gồm 60 người Mỹ và 58 nhà ngoại giao của Mỹ ở Moscow và 2 người ở Yekaterinburg phải rời Nga trước ngày 5/4. Mỹ và Nga vẫn hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng đồng thời vẫn gây sức ép đối với Nga về vấn đề mở rộng NaTO, chủ nghĩa ly khai ở Trexnhia, mở rộng các ảnh hưởng ở các nước thuộc liên xô cũ và xây dựng ra đa tên lửa đánh chặn ở Đông Âu. Còn Nga thì vẫn đang tăng cường quan hệ ngoại giao với Venezuela và các nước Mỹ-La Tinh vốn là sân sau của Mỹ, và tuyên bố đáp trả bất kỳ những hành động đe dọa nào của Mỹ. 
        Thế kỷ XX là thế kỷ của 2 cường quốc và 2 cực của 2 chế độ mà đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, ngày nay Nga cũng nên nhường phần tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" lại cho Trung Quốc. Để hai cường quốc Mỹ-Trung khai triển những chiến lược mới. 
         Cuộc gặp giữa ông Trump và Putin chắc sẽ không đơn giản như trong cuộc đối thoại hôm 16/7 vừa qua. Các vụ can thiệp bầu cử Mỹ, hay các vấn đề liên quan đến Syria, an ninh của Israel, chống khủng bố, cũng như giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, có thể là những vấn đề còn cốt lõi hơn nhiều:
          Thứ nhất, thời gian diễn ra hội nghị là thời gian mà Mỹ-Trung đang diễn ra cuộc chiến tranh thương mại. 
          Thứ hai, Nga đang triển khai đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương bắc 2 - đường ống từ đông Nga qua biển Baltic đến bắc Đức dài 1.200 km dự kiến hoàn thành vào năm sau). Nguồn cung khí đốt, dầu và các nhiên liệu khác thì Phương Tây không thể thiếu vắng bóng Nga. 
        Dù thế nào thì quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Nga vẫn là quan hệ khó có thể dự đoán nhất trong số các quan hệ ngoại giao của các nước trên thế giới. Trụ cột Mỹ-Nga-Trung vẫn là trụ cột quan trọng cho việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Khi mà xu thế chuyển động của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa, xu thế hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, các vấn đề của tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS, và gìn giữ an ninh trên biển Đông và Biển hoa Đông. 
         Nếu như Ba Cường quốc này kết hợp để thành lập tòa án chuyên biệt để xét xử tội phạm khủng bố quốc tế, thì nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo hơn rất nhiều. 


Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA NHÂN DÂN ĐỂ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)





I. NHỮNG HẠN CHẾ 
Thứ nhất, trình độ dân trí của nước ta còn thấp, đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ điểm xuất phát thấp.
Thứ hai, công tác cải cách hành chính, cải cách pháp luật đang tiến hành ở nước ta hiện nay còn chậm chạp, gây trở ngại rất lớn cho quá trình quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm dân chủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên. 
 Thứ ba, Tình trạng cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cấp cơ sở. Sự vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đang diễn ra hết sức bức xúc. Qua các điểm nóng chính trị - xã hội ở các địa phương trong cả nước trong thời gian qua chúng ta có thể nhận thấy rõ vấn đề này. 
Kết quả hình ảnh cho dân chủ
ảnh minh họa

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
       Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất thật sự là công bộc của dân.
Cán bộ là gốc của công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, vì thế "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân,... việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
      Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện đúng ý chí, lợi ích, nguyện vọng và quyền lực của dân, thực sự bảo vệ được các quyền của công dân.
        Ba là, nâng cao vai trò giám sát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước.
Quyền lực Nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy quyền và nhân dân phải có quyền giám sát nhà nước. Sự giám sát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước là vấn đề đặc biệt quan trọng, là tất yếu trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, bảo đảm nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước. Nó thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa, là phương thức mở rộng dân chủ và phát huy quyền làm chủ nhân dân ở nước ta hiện nay.
      Bốn là, giải quyết tốt vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân.
Điều 15 , HP 2013
1. Quyền công dân không tách rờinghĩa vụ công dân.2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
.
        Năm là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước.
Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là tổ chức cốt yếu để thực thi quyền lực của nhân dân. Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước và nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ cách mạng. Công tác lãnh đạo bao gồm nhiều nội dung, trong đó có vấn đề xây dựng bản thân đảng chính trị ở tất cả các công đoạn của quá trình lãnh đạo, Đảng đều phải kiểm tra, giám sát. Đó là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thắng lợi cho công tác lãnh đạo nó thuộc về chức năng lãnh đạo của Đảng, là thành tố quan trọng của công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Không kiểm tra là không lãnh đạo.
         Sáu là, nâng cao dân trí. Muốn thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thì phải nâng cao dân trí để giúp cho nhân dân hiểu biết đúng đắn về chính sách, pháp luật để thực hiện quyền làm chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cán bộ, đảng viên; dân trí được nâng lên thì nhân dân mới có khả năng, sáng kiến tham gia xây dựng nhà nước, sáng suốt chọn lựa đại biểu, bổ sung chính sách, luật pháp. Chính vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế phải chú trọng nâng cao dân trí.

III. Cơ chế thực thi quyền lực của nhân dân lao động, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện
Thực thi thông qua hệ thống chính trị Việt Nam hiện hành. Đây là cơ chế chủ yếu, cơ bản, bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân Đảng lãnh đạo.+ Nhà nước quản lý.+ Nhân dân làm chủ.- Dân chủ trực tiếp, một phương thức mới để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân.
Điều 6  Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằngdân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông quacác cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 8  1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. 

Cụ thể, dân chủ đại diện được thể hiện thông qua hệ thống chính trị, cơ chế vận hành nhằm đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
- Nhân dân ủy quyền cho Đảng lãnh đạo đất nước, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, bằng công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, nêu cao vai trò tiên phong của của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên.
- Nhà nước quản lý là nhà nước thay mặt nhân dân quản lý các quá trình kinh tế xã hội, theo đường lối chính trị của Đảng.
- Nhân dân làm chủ thể hiện trên hai phương diện: có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực chính trị, và hoạt động trong hệ thống chính trị, nhân dân làm chủ thông qua các tổ chức chính trị xã hội, thông qua các tổ chức này, lợi ích chung của toàn xã hội, cộng đồng cá nhân được kết hợp hài hòa, làm tiền đề cho đoàn kết dân tộc, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
- Dân chủ trực tiếp là phương thức thể hiện sự chủ động, trực tiếp vai trò làm chủ của nhân dân trong các quyết định chính trị quan trọng của đất nước. Dân chủ trực tiếp bao gồm 3 yếu tố
+ sự bày tỏ ý chí trực tiếp
+ không thông qua cá nhân hay tổ chức nào
+ ý chí công dân là có ý nghĩa quyết định chứ không phải là tham khảo
Dân chủ trực tiếp thể hiện dưới các khía cạnh: tự quản, tự chủ những vấn đề thuộc đời sống cá nhân và đời sống xã hội không có sự can thiệp của nhà nước.
+ Quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia bằng Hiến pháp và pháp luật
+ Xây dựng nhà nước, các thể chế xã hội thông qua các cơ chế bầu cử, khiếu nại tố cáo, phản biện xã hội đối với các chinh sách, pháp luật của nhà nước, kiểm soát và giám sát nhà nước. 

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP:VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ, VI ĐỨC DUY, NGUYỄN THỊ MỸ ÂU: SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Mọi chi tiết về để biết về phương pháp và cách thức thực hiện "Mô Hình Hợp Tác Xã Kiểu Mới" liên hệ với SĐT: 01666449475: Gặp Duy, 0972951419:  Gặp Mỹ Âu. 
XIN ĐƯỢC HỔ TRỢ CHO CÁC HỢP TÁC XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ, NHẤT LÀ CÁC HỢP TÁC XÃ YẾU KÉM HIỆN NAY, VƯƠN LÊN LÀM GIÀU NHỜ MÔ HÌNH MỚI. 




A) KHÁI NIỆM
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là
phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định
chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển
khích phát triển ở Việt Nam. Trải qua quá trình áp dụng các cơ chế quản lý hợp tác
xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những
bước tiến đáng kể song vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế Luật hợp tác xã
năm 2012 ra đời đã đánh dấu những bước tiến quan trong để hoàn thiện hơn những
quy định về hợp tác xã cho đúng với bản chất của nó
1. Định nghĩa về hợp tác xã
-Khái niệm Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2003:"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ,tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích luỹvà các nguồn vốn khác của hợptác xã theo quy định của pháp luật.”
–Theo Luật Hợp tác xã 2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như sau:"Hợp tác
xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã

thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong
quản lý Liên hiệp hợp tác xã".
B) NGUYÊN TẮC VÀ VAI TRÒ
- Về góc độ kinh tế: Hợp tác xã mang tính xã hội, tính xã hội này thể hiện ở 2
đặc trưng cơ bản:
+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận
+ Tổ chức quản lý
- Số lượng thành viên của HTX tối thiểu là 7
- Về pháp luật: hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi vốn góp của mình.
- Thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ
của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng
sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong
hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.
- Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể thấy vai trò của HTX là khá quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, tạo nguồn lao động cơ bản cho
những lao động thất nghiệp, nó vừa thúc đẩy phát triển trong 4 loại hình
doanh nghiệp, làm giàu chính đáng cho người dân, đặc biệt là các lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, và công nghiệp vừa
và nhỏ.
- Với (khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể,
HTX tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ sơ kết 5 năm thực
hiện Luật HTX năm 2012 ngày 6/12. Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ cho biết tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX, Trung ương
Đảng đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể. Văn kiện đại hội
Đảng lần thứ XII tiếp tục dành quan tâm cho kinh tế tập thể khi nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể,
kinh tế HTX; Đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng
phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có

cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực,
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện
phát triển kinh tế HTX trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế
hộ”.)
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Không chỉ theo dõi các tài liệu từ báo chí chính thống đưa tin và vừa
phản ánh chân thực khác quan về quá trình phát triển và cách thức tổ chức và đi
vào hoạt động, đang hoạt động và nhận định của các chuyên gia, mà còn có
những kiểm nghiệm có tính thực tiễn của 2 hợp tác xã nông nghiệp điển hình ở
thành phố Vinh, Nghe An, để có cách nhìn chân thực hơn về thuận lợi và khó
khăn mà cách chủ nhiệm hợp tác xã đã nêu ra, đó là vấn đề mà hiện nay đáng
quan tâm trong nền kinh tế tập thể, bởi vì hiệu quả và tác động của HTX mang
lại là rất lớn đòi hỏi các tổ chức kinh tế- xã hội xem xét một cách thận trọng
nhất. Qua đó nhóm nghiên cứu đã rút ra được 4 thuận lợi và 4 khó khăn lớn, tuy
thuận lợi và khó khăn của hợp tác xã là rất nhiều, nhưng ở đây nhóm chỉ xét về
những câu trả lời của các chủ nhiệm hợp tác xã và nguồn thông tin từ báo chí
Giấy chứng nhận  một dạng văn bản của nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của tập thể, cá nhân hay công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó; chứng nhận cho một phương tiện hay một loại mặt hàng, sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các các bên tham gia trao đổi với nhau.
chính thống.
A) THUẬN LỢI
- Xét về nguồn thông tin của báo chí chính thống thì các hợp tác xã về quá
trình hoạt động là tương đối ổn định về mặt tổ chức và nguyên tắc hoạt
động.
- Tạo được sự gắn kết của các thành viên trong hợp tác xã.
- Xét về nguồn thông tin của chủ nhiệm HTX: là các hợp tác xã hoạt động linh
hoạt, với sự giúp đỡ và phân công của các ngành, các cấp, tạo sự thuận lợi
để cho hợp tác xã hoạt động và phát triển.
- Các hợp tác xã đang có sự phát triển và mô hình, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động, nhiều hợp tác xã công nghiệp, nông nghiệp đã vươn lên làm giàu,
vượt qua khó khăn ban đầu, và bước đầu xây dựng được thương hiệu cho
sản phẩm của mình để cạnh tranh.
B) KHÓ KHĂN

- Xét về các dữ kiện và qua trao đổi với người dân, nhóm nghiên cứu đưa ra
nhận xét: là các văn bản quy phạm pháp luật vốn là cơ sở có tính pháp lý của
các chính sách của nhà nước chưa cụ thể đi vào đời sống của nhân dân.
VD. Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Trong chính sách này, tại điều 9,10 của Nghị định là phần quan
trọng để đối tượng trong phạm vi được hưởng chính sách thực hiện, áp dụng.
Nhưng người dân thì chưa biết, và khi vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt còn nhiều
vướng mắc không biết hỏi ai, làm gì, làm như thế nào cho đúng đắn.( các thành
viên của các hợp tác xã mà nhóm nghiên cứu). Hay Thông Tư 15/2016/TT-
BNN&PTNT về HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ THỤ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP. Với
chính sách này thì đối tượng thụ hưởng chính sách này phải được tiếp cận ngay khi
thông tư này vừa ban hành, nhưng không vậy, mà khi dân biết đến thông tư này thì
cũng cách đó 8 tháng hoặc 1 năm, đôi khi vùng sâu vùng xa, ở các xã ven biên
giới, vùng núi cao, có chắc rằng đại đa số các thành viên hợp tác xã, hay người thụ
hưởng chính sách này biết để được hưỡng các tiêu chí tại điều 5,6 của Thông Tư
15/2016/TT-BNN&PTNT.

- Các văn bản quy phạm pháp luật đã có và sự áp dụng chưa có tính khả thi và
linh hoạt là do căn cứ nhiều tính chất và địa lý-khí hậu, các vùng kinh
tế……
- Việc hoạch định và thực thi chính sách với cả hai quy trình đó có tính khả
thi, linh hoạt, và việc phân công thực thi vẫn còn chưa được thống nhất, sau
đó là quá trình đánh giá chính sách chưa được ổn định.
-
VD. Việc phân công thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo nghị định 55/2015/NĐ-CP ở Chương III điều 17 của
Nghị Định về phân công tổ chức và thực hiện, nếu như 8 chủ thể để phân
công thực hiện và tổ chức thì vai trò nhất quán về mặc tổ chức và quản lý
của chủ thể nào có tác động lớn nhất?
- Đầu ra cho sản phẩm khi thu hoạch và sản xuất thì chưa ổn định, sản phẩm
khi thu hoạch thì đòi hỏi lớn nhất của người làm ra sản phẩm lúc bây giờ là

(nơi tiêu thụ, giá thành sản phẩm, lợi nhuận). Nhưng hiện nay, đầu ra cho
sản phẩm là rất thấp, và thậm chí là còn chưa có một nguồn tiêu thụ nào là
chắc chắn cho đầu ra của sản phẩm, làm người sản xuất ra sản phẩm gặp
nhiều khó khăn nhất định( trong nông nghiệp).
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP “ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI”
- Trong quá trình nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn chuyên ngành xã hội
học và chính sách công, và thông qua việc khảo sát ý kiến của một số hộ
nông dân và các ngư dân, và chủ các trang trại, ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long, và Bắc Trung Bộ mà cụ thể là Nghệ An, Thanh Hóa…
- Sử dụng Phương pháp đánh giá chính sách công và phân tích theo logic của
khoa học chính sách, và đối tượng được thụ hưởng chính sách, đó là vai trò
từ lý thuyết đến thực tiễn mà nhóm đề xuất “mô hình hợp tác xã kiểu mới”
được giới hạn trong Nông Nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi,thủy
sản. Mô hình này chưa hướng tới phạm vi lĩnh vực Lâm Nghiệp, Công
Nghiệp.
- Từ phân tích nhu cầu thực tiễn của các thành viên trong HTX, vừa lấy những
ý kiến đóng góp của thầy cô, và các chủ nhiệm hợp tác xã vốn là những
người có kinh nghiệm giỏi trong quá trình hoạt động và nghiên cứu, đánh
giá các HTX, chính sách có liên quan đến HTX.
- Từ các nhận xét thực nghiệm của nhóm từ những người dân lao động chân
chất, với những người được thụ hưởng bởi chính sách, với những chia sẻ
thật tình như con cháu đối với nhóm, phần nào các thành viên cũng đã hiểu
rõ được những khó khăn của họ, cho nên nhóm nhất quyết đề xuất “mô hình
hợp tác xã kiểu mới”. Việc đưa ra mô hình kiểu mới này nó không chỉ
mang lại cho đối tượng được thụ hưởng bởi các chính sách mới vừa được
ban hành, và có hiệu lực pháp lý, vừa đón bắt những cơ hội để người thụ
hưởng chính sách có được cách tiếp cận chính sách nhanh nhất, để ứng dụng
vào công việc sản xuất của họ.
- Thông qua đó, nhóm còn đưa ra giải pháp cho đầu ra của sản phẩm, nhưng
giải pháp này có tính đồng bộ hay không, và có thực hiện được lâu dài hay
không là đỏi hỏi các ngành, các cấp có liên quan đến chính sách, và một

phần do cách ký kết hợp đồng dài hạn, và bao tiêu sản phẩm có chất lượng.