Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

BÀI PHÂN TÍCH BÊN LỀ HỘI NGHỊ HELSINKI, PHẦN LAN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)



Tháng 6 vừa qua, thế giới đã theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore, cuộc gặp của ông Trump là thế giới phải ngỡ ngàng trước một tổng thống thứ 45 của Mỹ, đang triển khai đường lối mới trong quan hệ ngoại giao chăng?. Sự ngỡ ngàng đó chưa hết khi Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin gặp nhau ở Hensiki, Phần Lan vào ngày 16/7. 
      Có lẽ, ông Trump đang dự tính một chính sách mới để củng cố và phát huy hiệu quả  chính sách Xoay Trục của Mỹ tại Châu Á- Thái Bình Dương. 
Kết quả hình ảnh cho Trump-Putin conference
TT PUTIN & TT TRUMP cái bắt tay hòa bình, hợp tác, cùng phát triển. ảnh minh họa
          Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia có quyền lực số một và số hai thế giới diễn ra trong lúc vấn đề Mỹ-Trung đang căng thẳng, căng thẳng ấy còn bao trùm Đông Bắc Á, Đông Nam Á với một bên là chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á đối diện với giấc mộng Trung Hoa của Trung Quốc đang đi lên và đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cả Khu vực CA-TBD. Chưa hết, quan hệ Mỹ-Nga những năm gần đây có đang có những dấu hiệu không lạc quan, cụ thể hôm tháng 3, TT Trump ký lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga khi ông cho rằng Matxcơva là tác giả vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại Salisbury. Sau đó, TT Putin đáp trả bằng hành động trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Mỹ, gồm 60 người Mỹ và 58 nhà ngoại giao của Mỹ ở Moscow và 2 người ở Yekaterinburg phải rời Nga trước ngày 5/4. Mỹ và Nga vẫn hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng đồng thời vẫn gây sức ép đối với Nga về vấn đề mở rộng NaTO, chủ nghĩa ly khai ở Trexnhia, mở rộng các ảnh hưởng ở các nước thuộc liên xô cũ và xây dựng ra đa tên lửa đánh chặn ở Đông Âu. Còn Nga thì vẫn đang tăng cường quan hệ ngoại giao với Venezuela và các nước Mỹ-La Tinh vốn là sân sau của Mỹ, và tuyên bố đáp trả bất kỳ những hành động đe dọa nào của Mỹ. 
        Thế kỷ XX là thế kỷ của 2 cường quốc và 2 cực của 2 chế độ mà đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, ngày nay Nga cũng nên nhường phần tranh giành ngôi vị "quốc gia quán quân" lại cho Trung Quốc. Để hai cường quốc Mỹ-Trung khai triển những chiến lược mới. 
         Cuộc gặp giữa ông Trump và Putin chắc sẽ không đơn giản như trong cuộc đối thoại hôm 16/7 vừa qua. Các vụ can thiệp bầu cử Mỹ, hay các vấn đề liên quan đến Syria, an ninh của Israel, chống khủng bố, cũng như giải trừ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, có thể là những vấn đề còn cốt lõi hơn nhiều:
          Thứ nhất, thời gian diễn ra hội nghị là thời gian mà Mỹ-Trung đang diễn ra cuộc chiến tranh thương mại. 
          Thứ hai, Nga đang triển khai đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương bắc 2 - đường ống từ đông Nga qua biển Baltic đến bắc Đức dài 1.200 km dự kiến hoàn thành vào năm sau). Nguồn cung khí đốt, dầu và các nhiên liệu khác thì Phương Tây không thể thiếu vắng bóng Nga. 
        Dù thế nào thì quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Nga vẫn là quan hệ khó có thể dự đoán nhất trong số các quan hệ ngoại giao của các nước trên thế giới. Trụ cột Mỹ-Nga-Trung vẫn là trụ cột quan trọng cho việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Khi mà xu thế chuyển động của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa, xu thế hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, các vấn đề của tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS, và gìn giữ an ninh trên biển Đông và Biển hoa Đông. 
         Nếu như Ba Cường quốc này kết hợp để thành lập tòa án chuyên biệt để xét xử tội phạm khủng bố quốc tế, thì nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo hơn rất nhiều. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét