Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

CHUYÊN ĐỀ TƯ BẢN XƯA VÀ NAY(PHẦN 1): ĐIỂM LẠI BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ( NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC)
 CÁC NGUỒN SAU ĐÂY 
"TỪ CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ  MÁC-LÊNIN(CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ)
LÝ THUYẾT KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN HIỆN ĐẠI
TỪ C.MÁC ĐẾN KEYNES VỀ SỰ SUY THOÁI CỦA KINH TẾ TƯ BẢN"



Mặc dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã có nhiều biến thể về nhiều mặt, song không vì thế bản chất bóc lột của nó thay đổi. Như trước đây, CNTB vẫn chế độ xã hội dựa trên sở bóc lột giai cấp công nhân nhân dân lao động. Dựa trên sự bóc lột đó, chủ yếu phương pháp bóc lột giá trị thặng tương đối, CNTB đã xây dựng được cho mình nền móng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển về sau này.
Đề cập đến quá trình sản xuất giá trị thặng dư tương đối, chúng ta không  thể không nhắc tới công lao to lớn của Mác. Mác đã khái quát lịch sử phát triển của CNTB trong công nghiệp thành ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn bản chủ nghĩa (TBCN), công trường thủ công TBCN, đại công nghiệp cơ khí. Quá trình phát triển của CNTB trong công nghiệp quá trình nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời quá trình nâng cao trình độ bóc lột của tư bản, chủ yếu bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Nghiên cứu về ba giai đoạn phát triển của công nghiệp tư bản trong công nghiệp để thấy rằng hiệp tác giản đơn một bước tiến về tổ chức sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp khí, đại công nghiệp khí cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất TBCN.
Hình ảnh có liên quan
J.M.KEYNES NHÀ KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI" NHÀ NƯỚC ÍT HƠN, THỊ TRƯỜNG NHIỀU HƠN" VÀ "BÀN TAY VÔ HÌNH(CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG) +BÀN TAY HỮU HÌNH(NHÀ NƯỚC) 
I. Giai đoạn hiệp tác giản đơn (HTGĐ).
1. Khái niệm và đặc điểm.
Hiệp tác giản đơn TBCN là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá.
1. Ưu thế của hiệp tác giản đơn.
Thứ nhất: các cá nhân có điều kiện san đi bù lại những chênh lệch về thể lực, về trình độ khéo léo nên đảm bảo hao phí lao động cá biệt xấp xỉ với hao phí lao động xã hội cần thiết của sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá ổn định và vững chắc hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.
Thứ hai: tiết kiệm được tư liệu sản xuất, giảm bớt được chi phí trên một đơn vị sản phẩm do nhiều công nhân cùng sử dụng chung một tư liệu sản xuất.
Thứ ba: tạo ra một sức sản xuất mới cao hơn hẳn so với tổng cộng các năng lực của cá nhân riêng lẻ, cho phép hoàn thành được những công việc có quy mô lớn.
Thứ tư: tạo ra được sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân, cuối cùng dẫn đến tăng năng suất xã hội.
Thứ năm: rút ngắn thời gian hoàn thành công việc do đảm bảo tính liên tục trong quá trình lao động và tác động vào đối tượng lao động từ nhiều phía.
Thứ sáu: cho phép hoàn thành được những công việc khẩn cấp trong những thời kỳ nhất định và những công việc có tính thời vụ, đảm bảo hiệu quả kịp thời.
Thứ bảy: do tập trung được liệu sản xuất và công nhân nên lao động hiệp tác  có thể đồng thời thực hiện được trên cả không gian sản xuất nhỏ lẫn không gian sản xuất lớn.
Hiệp tác giản đơn tuy không tồn tại lâu song nó đã tập hợp được đông đảo công nhân tạo điều kiện cho HTGĐ chuyển biến thành hiệp tác có phân công, tức là công trường thủ công TBCN.
I. Công trường thủ công (CTTC).
1. Khái niệm và đặc điểm.
Có hai loại công trường thủ công:
Công trường thủ công hỗn tạp: CTTC hình thái cuối cùng của sản phẩm được lắp ráp một cách máy móc bởi những sản phẩm bộ phận độc lập  có.
Công trường thủ công hữu cơ: CTTC sản phẩm của nó do một loạt những quá trình và những thao tác có liên quan với nhau tạo ra.
VD: công trường thủ công làm kim băng.
Tóm lại, dù được phân chia dưới hình thức nào thì cơ cấu sản xuất của CTTC vẫn người lao động bộ phận công cụ của người ấy. Mác đã nhận xét: “Người lao động bộ phận và công cụ của người ấy, đó yếu tố đơn giản của công trường thủ công”.
1. Ưu thế của công trường thủ công.
Kết quả hình ảnh cho sự áp bức và bóc lột của tư bản
TƯ BẢN NGÀY XƯA
Thứ nhất: sản xuất được liên tục, đều đặn nhờ tổ chức lao động dây chuyền, hợp hóa sản xuất. Người lao động được phân công chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, dụng cụ, chỗ làm việc.
Thứ hai: tay nghề của người công nhân được nâng lên nhanh chóng nhờ chuyên môn hoá lao động bộ phận. Người công nhân chỉ làm một trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, trình độ thành thạo được nâng cao vì vậy hao phí lao động ít hơn mà mang lại hiệu quả cao hơn.
Thứ ba: sản phẩm làm ra tốt hơn và nhiều hơn so với sản phẩm của người sản xuất riêng lẻ.
Thứ tư: công cụ lao động được cải tiến, làm cơ sở cho sự ra đời của máy móc sau này. Máy móc đã tiếp thu và phát triển dựa trên sự cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn của công cụ trong giai đoạn CTTC.
Như vậy, nhờ phân công trong CTTC và chuyên môn hoá sản xuất mà kỹ thuật đã tiến bộ rất nhiều tuy nền sản xuất vẫn dựa trên lao động thủ công.
I. Đại công nghiệp cơ khí (ĐCNCK).
1. Quá trình phát triển của máy móc.
Máy móc là một cơ cấu gồm ba bộ phận căn bản khác nhau: máy phát lực, máy truyền lực, máy công tác.
Máy móc không bị hạn chế bởi giới hạn sinh lý của con người. Bản thân máy móc được chế tạo bằng vật liệu bền, sử dụng được trong thời gian dài, và do quy luật khoa học quy định việc sử dụng nó. 
Phạm vi sản xuất của nó rộng hơn nhiều so với công cụ thủ công.Khoa học biến thành lực lượng sản xuất. Mác nhận xét: “Công nghiệp lớn nơi đã biến khoa học thành lực lượng sản xuất… và đưa khoa học phục vụ cho nhà tư bản”.Máy móc làm tăng năng suất lao động xã hội lên gấp trăm ngàn lần so với thời kỳ trước.
Hình ảnh có liên quan
KHU Ổ CHUỘT Ở PHƯƠNG TÂY
Kết luận: qua ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề:
1. Ba giai đoạn phát triển của CNTB ba giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội, đồng thời ba giai đoạn nâng cao trình độ bóc lột của tư bản.
2. Ba giai đoạn phát triển của CNTB quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đặt trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất. Đi theo với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất TBCN ngày càng được mở rộng củng cố. Sau khi  nền đại công nghiệp được xác lập thì CNTB lên ngôi thống trị hoàn toàn.
3. Ba giai đoạn phát triển của CNTB cũng ba giai đoạn xã hội hoá lao động sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét