PHẢN BIỆN: https://www.luatkhoa.org/2018/03/triet-ly-giao-duc-coi-con-nguoi-la-trung-tam-trong-tac-pham-emile-cua-rousseau/
I. NIETZSCHE LÀ AI?
Friedrich Nietzsche (15/10/1844 – 25/8/1900) là một nhà triết học người Phổ. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức. Trong các nhà triết học quan trọng, các tác phẩm của Nietzsche có lẽ đã tạo ra ít sự nhất trí giữa những người giải nghĩa nhất. Tuy các khái niệm quan trọng có thể được xác định dễ dàng, nhưng người ta phải tranh cãi quyết liệt về ý nghĩa của mỗi khái niệm, chưa nói gì đến tầm quan trọng tương đối của chúng. Nietzsche đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng Chúa đã chết (Gott ist tot), và cái chết này hoặc dẫn đến chủ nghĩa quan điểm cấp tiến hoặc buộc người ta phải đối diện với thực tế rằng chân lý đã luôn luôn mang tính quan điểm.
Chúa đã chết. Chúa vẫn chết. Và chúng ta đã giết Người. Làm sao đây để an ủi bản thân, những kẻ sát nhân của tất cả những kẻ sát nhân? Đấng linh thiêng và hùng cường nhất mà thế giới can tâm công nhận đã chảy máu đến chết dưới lưỡi dao của ta: vết máu này ai sẽ lau cho sạch? Thứ nước nào để ta tẩy rửa chính mình? Ta còn có thể bày ra những lễ sám hối toàn thiêu nào nữa đây? Liệu sự lớn lao của hành động này quá vĩ đại đối với ta chăng? Phải chăng ta phải trở nên như Chúa mới xứng hợp được với việc làm này?Câu nói này thường bị hiểu lầm. Cái chết mà Nietzsche nói tới không phải là cái chết về thể xác của một vị Chúa đã từng tồn tại, mà ngụ ý rằng Chúa không còn là tiêu chuẩn về đạo đức hay lối sống của con người nữa (đặc biệt là Chúa của Kitô giáo).
Quan điểm của Nietzsche tôi cho rằng là rất đúng bởi vì con người mà không vươn lên khỏi cái định mệnh của con người thì đó là con người vô dụng, vươn lên là cái mà con người cần tiến tới chứ không phải tự dưng ai ban cho chúng ta, tín ngưỡng thì chúng ta tín ngưỡng, nhưng rồi chúng ta cũng phải tự mình làm dù cho công việc ấy khó hay dễ, không một lực lượng thần bí siêu nhiên nào dẫn ta đến cảnh giới vô thường, biến hóa để cho khó thành dễ và luôn tự do, nếu như tự do theo cách nói và quan điểm của người khác thì đó là tự do trong nô lệ, chính là tự do nô lệ tinh thần, bởi gì có quan điểm đó mà anh mới làm theo, anh thích lời răn của bậc thánh thần trên thiên đàng mà anh làm theo, chứ không có một hội đồng khoa học hay kiểm chứng nào mà anh biết đó là đúng, ngày nay Triết học duy vật biện chứng của Marx-Lênin là chân lý đúng bởi vì nó đã được kiểm nghiệm vào đời sống khách quan, nó đã chứng tỏ được và vượt qua bao chủ nghĩa, học thuyết khác, nó đã tranh luận và đã rút ra là nó đúng, nó được khoa học nhìn nhận là nó đúng. Còn những quyển tứ thư, ngũ kinh, hay giáo lý chỉ là một người viết ra sau đó rồi thêm vào ở đời sau, mặc nhiên cho nó đúng thì chỉ có những người cho nó là đúng thì nó sẽ đúng.
NIETZSCHE: ÔNG TỔ HIỆN SINH VÔ THẦN |
Nietzsche đã để lại những nét rất ngang tàng về đức tự giác của người siêu nhân. Chẳng những người tự giác phải phê bình và nhận xét kỹ càng về nền luân lý cổ truyền, người siêu nhân còn phải tỏ ra hoàn toàn tự chủ với chính ông thầy dạy của mình nữa.
Trước hết, nói về ông thầy, Nietzsche bảo chúng ta nên coi ông thầy là một “tai hại cần thiết” . Chúng ta cần phải có thầy dạy bảo, nhưng ông thầy thường là một tai hại, một trở ngại cho sự tiến triển của người tự do: Ông thầy là một giá trị ta thường không dám vượt qua. Chính đó là tai hại: Có người học đỗ đủ các thứ bằng cấp đại học rồi, thế mà tinh thần vẫn chưa trưởng thành, vẫn không dám có ý nghĩ riêng, không dám nghĩ trái lại và nghĩ khác các ông thầy đã dạy mình: Suốt đời, họ chỉ là những tên học trò “ngoan ngoãn”, mặc dầu họ chễm chệ ngồi ghế giáo sư. Đó là những con người chưa biết tránh cái hại của ông thầy; đó là những người cần nghe Nietzsche cảnh tỉnh. Tuy Zarathoustra là vị thánh hiền đã mang lại cho ông một triết lý táo bạo và giải thoát, tuy triết lý đó dạy ông khinh đời và khinh tất cả các tập tục, nhưng sau này Zarathoustra đã thẳng thắn bảo ông phải tỏ mình độc lập đối với chính cả Zarathoustra:
“Này chư đệ, ta đi đây. Các chư đệ cũng lên đường đi? Ta muốn chư đệ lên đường một mình. Thực đấy, ta khuyên nhủ chư đệ điều sau hết này: Chư đệ phải xa ta, phải chống lại ta. Hơn nữa, chư đệ phải xấu hổ vì ta; biết đâu ta đã chẳng là một chàng bịp bợm?”
“Này chư đệ, ta đi đây. Các chư đệ cũng lên đường đi? Ta muốn chư đệ lên đường một mình. Thực đấy, ta khuyên nhủ chư đệ điều sau hết này: Chư đệ phải xa ta, phải chống lại ta. Hơn nữa, chư đệ phải xấu hổ vì ta; biết đâu ta đã chẳng là một chàng bịp bợm?”
“Con người đi tìm chân lý cần phải biết yêu các thù địch của mình, và cũng phải biết ghét những bạn thân của mình nữa”.
“Khi người nào muốn cả đời chỉ là học trò, thì người đó rất ít biết ơn ông thầy. Còn chư đệ, chư đệ còn do dự chi nữa mà không xé mũ miện của ta ra? Ừ, chư đệ bảo tôn kính ta, những sự tôn kính đó ăn thua gì? Hãy coi chừng đừng để thần tượng đè chết nghe!”.
Sử xanh không ngớt cảm phục những lời trên đây của Nietzsche: Dạy làm người là dạy phải vượt qua và vượt trên ông thầy. Ông thầy nào biết dạy môn sinh như thế thực
đáng gọi là ông thầy cao cả, ông thầy dạy ta làm người, chớ không dạy ta làm học sinh suốt đời.
“Khi người nào muốn cả đời chỉ là học trò, thì người đó rất ít biết ơn ông thầy. Còn chư đệ, chư đệ còn do dự chi nữa mà không xé mũ miện của ta ra? Ừ, chư đệ bảo tôn kính ta, những sự tôn kính đó ăn thua gì? Hãy coi chừng đừng để thần tượng đè chết nghe!”.
Sử xanh không ngớt cảm phục những lời trên đây của Nietzsche: Dạy làm người là dạy phải vượt qua và vượt trên ông thầy. Ông thầy nào biết dạy môn sinh như thế thực
đáng gọi là ông thầy cao cả, ông thầy dạy ta làm người, chớ không dạy ta làm học sinh suốt đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét