Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO - NHÀ TRIẾT HỌC KIỆT XUẤT CỦA VIỆT NAM THẾ KỶ XX

TÁC GIẢ: KHÔNG ĐỀ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Nguồn: http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/tran-duc-thao/



I. TIỂU SỬ
Giaó sư Trần Đức Thảo(1917-1993) quê ở làng Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thân phụ ông làm chủ sự trong một bưu điện. Lúc trẻ ham học, có tư duy logíc và khoa học cao tể hiện đúng bản chất nhân tài trong Trần Đức Thảo. 
Kết quả hình ảnh cho Professor Tran Duc Thao, Vietnam
GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO
Từ nhỏ đến lúc đi du học, Trần Đức Thảo ở với cha mẹ ở Hà Nội. Lúc đầu ở tại nhà số 8 Hàng Ngang, sau dời về nhà số 6 Hàng Trống.

1923-1935: học ở trường tiểu học và trung học Pháp tại Hà Nội.

1935-1936: Sau khi đậu đầu tú tài toán và triết, học năm đầu đại học luật tại Hà Nội.

1936: Đến Paris học dự bị để thi vào trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm ( Trường Cao đẳng Sư phạm này là trường đại học danh giá nhất nước Pháp và của Âu Mỹ thời bấy giờ cũng như hiện nay ).

1936-1939: Học lớp sinh viên ưu tú để thi vào trường đại học lớn nhất của Pháp (Học xong lớp này số thi đỗ vào các trường đại học lớn rất ít, nhưng số trượt thì cũng được vào thẳng năm thứ hai các trường đại học khác). Trần Đức Thảo đã đỗ vào trường đại học lớn là Trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm.

1939-1941: Học Cao đẳng Sư phạm phố Ulm và ở đây ông đỗ thêm một bằng đại học triết học vì quy định bắt buộc để lấy bằng Cao đẳng Sư phạm phố Ulm thì phải có thêm một bằng đại học nữa. 


Năm 1943, Trần Đức Thảo đỗ thủ khoa thạc sĩ Triết Học tại trường cao đẳng sư phạm phố Ulm và cũng là người Ngoại quốc duy nhất đỗ thủ khoa Triết Học, kể từ khi trường thành lập cho đến những năm 1950. Mà đó là người Việt Nam. 

Từ đây, tư duy Triết học kiệt xuất bắt đầu xuất hiện trong ông, ông đã hiểu thấu đáu tư tưởng của hai nhà triết học là Hegel và Husserl và nắm được tinh thần căn bản của chủ nghĩa Mác để sáng tạo và chính xác hóa chủ nghĩa Mác. Nhiều lý thuyết của những nhà triết học nổi tiếng như Kant, hay triết học của Hegel và hiện tượng luận của Husserl và chủ nghĩa Mác, ông tự bạch:
“Thấm thía nỗi đau của một dân tộc mất nước, nô lệ, với khát vọng dân chủ nên đã đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác để sáng tạo lý luận giải phóng dân tộc, giải phóng con người”.
Với đam mê và sáng tạo, luôn luôn có những cải biến mới về Triết Học, giáo sư Trần Đức Thảo đã dành cả cuộc đời của mình nghiên cứu  Triết Học, xứng đáng là một nhà triết học của Việt Nam thế kỷ XX, vậy là Việt Nam không phải không có nhà triết học!

II. CUỘC TRANH LUẬN TRIẾT HỌC HAY NHẤT 
            Cuộc tranh luận cuối năm 1949 đầu năm 1950 giữa giáo sư Trần Đức Thảo với nhà triết học là cha đẻ của Triết học hiện sinh Jean Paul Sartre(1905-1980) người Pháp. 
Theo tôi, cuộc tranh luận này là hay nhất từ khi nền Triết Học ra đời, bởi vì Triết học cần được tranh luận để đổi mới và sáng tạo, không phải một lý thuyết triết học nào cũng luôn đúng trong mọi thời đại, tranh luận để biết cái sai, tìm cái sai và biến đổi một cách có chọn lọc, có tranh luận mới biết được giá trị của học thuyết đó như thế nào, tranh luận không thể ai thắng ai thua mà tìm ra cái mới, giống như 2 người bàn bạc thảo luận không thể tìm ra chân lý bởi gì hai người đồng quan điểm, nếu hai người nghịch quan điểm thì tranh luận sẽ tìm ra chân lý ngay. 
        Trần Đức Thảo đã có cuộc tranh luận nổi tiếng với Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Hiện sinh. Quan điểm của Sartre là chỉ công nhận chủ nghĩa Mác về chính trị và lịch sử. Ông không coi trọng triết học mac-xit. Ông coi chủ nghĩa hiện sinh có giá trị triết học hơn. Trần Đức Thảo có quan điểm ngược lại, khẳng định chủ nghĩa Mác có giá trị toàn diện, cả triết học, cả lịch sử-xã hội. Cuộc tranh luận không đi đến kết thúc vì Sartre chưa đọc hết tác phẩm của Husserl và Marx. Cuộc tranh luận ấy đã đưa Trần Đức Thảo đến sự đoạn tuyệt chủ nghĩa Hiện sinh.
        Cuộc tranh luận đã nói được chủ nghĩa Mác luôn đúng trong triết học Mác-Xít, không thể làm xáo trộn và ngụy biện dẫn chủ nghĩa Mác sai với những gì Mác đã viết trong Mác-Angghen toàn Tập, bởi vì sau này V.I.LÊ-NIN còn sáng tạo và vận dụng chủ nghĩa Mác, rồi tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư duy triết học trong Giaó sư Trần Đức Thảo cũng ghép chủ nghĩa Mác với Hiện Tượng Học của Husserl. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét