Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP:VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ, VI ĐỨC DUY, NGUYỄN THỊ MỸ ÂU: SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Mọi chi tiết về để biết về phương pháp và cách thức thực hiện "Mô Hình Hợp Tác Xã Kiểu Mới" liên hệ với SĐT: 01666449475: Gặp Duy, 0972951419:  Gặp Mỹ Âu. 
XIN ĐƯỢC HỔ TRỢ CHO CÁC HỢP TÁC XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ, NHẤT LÀ CÁC HỢP TÁC XÃ YẾU KÉM HIỆN NAY, VƯƠN LÊN LÀM GIÀU NHỜ MÔ HÌNH MỚI. 




A) KHÁI NIỆM
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là
phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định
chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển
khích phát triển ở Việt Nam. Trải qua quá trình áp dụng các cơ chế quản lý hợp tác
xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những
bước tiến đáng kể song vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế Luật hợp tác xã
năm 2012 ra đời đã đánh dấu những bước tiến quan trong để hoàn thiện hơn những
quy định về hợp tác xã cho đúng với bản chất của nó
1. Định nghĩa về hợp tác xã
-Khái niệm Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2003:"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ,tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích luỹvà các nguồn vốn khác của hợptác xã theo quy định của pháp luật.”
–Theo Luật Hợp tác xã 2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như sau:"Hợp tác
xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã

thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong
quản lý Liên hiệp hợp tác xã".
B) NGUYÊN TẮC VÀ VAI TRÒ
- Về góc độ kinh tế: Hợp tác xã mang tính xã hội, tính xã hội này thể hiện ở 2
đặc trưng cơ bản:
+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận
+ Tổ chức quản lý
- Số lượng thành viên của HTX tối thiểu là 7
- Về pháp luật: hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi vốn góp của mình.
- Thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ
của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng
sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong
hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.
- Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể thấy vai trò của HTX là khá quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, tạo nguồn lao động cơ bản cho
những lao động thất nghiệp, nó vừa thúc đẩy phát triển trong 4 loại hình
doanh nghiệp, làm giàu chính đáng cho người dân, đặc biệt là các lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, và công nghiệp vừa
và nhỏ.
- Với (khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể,
HTX tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ sơ kết 5 năm thực
hiện Luật HTX năm 2012 ngày 6/12. Chủ trì Hội nghị, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ cho biết tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX, Trung ương
Đảng đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể. Văn kiện đại hội
Đảng lần thứ XII tiếp tục dành quan tâm cho kinh tế tập thể khi nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể,
kinh tế HTX; Đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng
phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có

cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực,
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện
phát triển kinh tế HTX trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế
hộ”.)
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Không chỉ theo dõi các tài liệu từ báo chí chính thống đưa tin và vừa
phản ánh chân thực khác quan về quá trình phát triển và cách thức tổ chức và đi
vào hoạt động, đang hoạt động và nhận định của các chuyên gia, mà còn có
những kiểm nghiệm có tính thực tiễn của 2 hợp tác xã nông nghiệp điển hình ở
thành phố Vinh, Nghe An, để có cách nhìn chân thực hơn về thuận lợi và khó
khăn mà cách chủ nhiệm hợp tác xã đã nêu ra, đó là vấn đề mà hiện nay đáng
quan tâm trong nền kinh tế tập thể, bởi vì hiệu quả và tác động của HTX mang
lại là rất lớn đòi hỏi các tổ chức kinh tế- xã hội xem xét một cách thận trọng
nhất. Qua đó nhóm nghiên cứu đã rút ra được 4 thuận lợi và 4 khó khăn lớn, tuy
thuận lợi và khó khăn của hợp tác xã là rất nhiều, nhưng ở đây nhóm chỉ xét về
những câu trả lời của các chủ nhiệm hợp tác xã và nguồn thông tin từ báo chí
Giấy chứng nhận  một dạng văn bản của nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của tập thể, cá nhân hay công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó; chứng nhận cho một phương tiện hay một loại mặt hàng, sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các các bên tham gia trao đổi với nhau.
chính thống.
A) THUẬN LỢI
- Xét về nguồn thông tin của báo chí chính thống thì các hợp tác xã về quá
trình hoạt động là tương đối ổn định về mặt tổ chức và nguyên tắc hoạt
động.
- Tạo được sự gắn kết của các thành viên trong hợp tác xã.
- Xét về nguồn thông tin của chủ nhiệm HTX: là các hợp tác xã hoạt động linh
hoạt, với sự giúp đỡ và phân công của các ngành, các cấp, tạo sự thuận lợi
để cho hợp tác xã hoạt động và phát triển.
- Các hợp tác xã đang có sự phát triển và mô hình, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động, nhiều hợp tác xã công nghiệp, nông nghiệp đã vươn lên làm giàu,
vượt qua khó khăn ban đầu, và bước đầu xây dựng được thương hiệu cho
sản phẩm của mình để cạnh tranh.
B) KHÓ KHĂN

- Xét về các dữ kiện và qua trao đổi với người dân, nhóm nghiên cứu đưa ra
nhận xét: là các văn bản quy phạm pháp luật vốn là cơ sở có tính pháp lý của
các chính sách của nhà nước chưa cụ thể đi vào đời sống của nhân dân.
VD. Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Trong chính sách này, tại điều 9,10 của Nghị định là phần quan
trọng để đối tượng trong phạm vi được hưởng chính sách thực hiện, áp dụng.
Nhưng người dân thì chưa biết, và khi vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt còn nhiều
vướng mắc không biết hỏi ai, làm gì, làm như thế nào cho đúng đắn.( các thành
viên của các hợp tác xã mà nhóm nghiên cứu). Hay Thông Tư 15/2016/TT-
BNN&PTNT về HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ THỤ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP. Với
chính sách này thì đối tượng thụ hưởng chính sách này phải được tiếp cận ngay khi
thông tư này vừa ban hành, nhưng không vậy, mà khi dân biết đến thông tư này thì
cũng cách đó 8 tháng hoặc 1 năm, đôi khi vùng sâu vùng xa, ở các xã ven biên
giới, vùng núi cao, có chắc rằng đại đa số các thành viên hợp tác xã, hay người thụ
hưởng chính sách này biết để được hưỡng các tiêu chí tại điều 5,6 của Thông Tư
15/2016/TT-BNN&PTNT.

- Các văn bản quy phạm pháp luật đã có và sự áp dụng chưa có tính khả thi và
linh hoạt là do căn cứ nhiều tính chất và địa lý-khí hậu, các vùng kinh
tế……
- Việc hoạch định và thực thi chính sách với cả hai quy trình đó có tính khả
thi, linh hoạt, và việc phân công thực thi vẫn còn chưa được thống nhất, sau
đó là quá trình đánh giá chính sách chưa được ổn định.
-
VD. Việc phân công thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo nghị định 55/2015/NĐ-CP ở Chương III điều 17 của
Nghị Định về phân công tổ chức và thực hiện, nếu như 8 chủ thể để phân
công thực hiện và tổ chức thì vai trò nhất quán về mặc tổ chức và quản lý
của chủ thể nào có tác động lớn nhất?
- Đầu ra cho sản phẩm khi thu hoạch và sản xuất thì chưa ổn định, sản phẩm
khi thu hoạch thì đòi hỏi lớn nhất của người làm ra sản phẩm lúc bây giờ là

(nơi tiêu thụ, giá thành sản phẩm, lợi nhuận). Nhưng hiện nay, đầu ra cho
sản phẩm là rất thấp, và thậm chí là còn chưa có một nguồn tiêu thụ nào là
chắc chắn cho đầu ra của sản phẩm, làm người sản xuất ra sản phẩm gặp
nhiều khó khăn nhất định( trong nông nghiệp).
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP “ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI”
- Trong quá trình nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn chuyên ngành xã hội
học và chính sách công, và thông qua việc khảo sát ý kiến của một số hộ
nông dân và các ngư dân, và chủ các trang trại, ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long, và Bắc Trung Bộ mà cụ thể là Nghệ An, Thanh Hóa…
- Sử dụng Phương pháp đánh giá chính sách công và phân tích theo logic của
khoa học chính sách, và đối tượng được thụ hưởng chính sách, đó là vai trò
từ lý thuyết đến thực tiễn mà nhóm đề xuất “mô hình hợp tác xã kiểu mới”
được giới hạn trong Nông Nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi,thủy
sản. Mô hình này chưa hướng tới phạm vi lĩnh vực Lâm Nghiệp, Công
Nghiệp.
- Từ phân tích nhu cầu thực tiễn của các thành viên trong HTX, vừa lấy những
ý kiến đóng góp của thầy cô, và các chủ nhiệm hợp tác xã vốn là những
người có kinh nghiệm giỏi trong quá trình hoạt động và nghiên cứu, đánh
giá các HTX, chính sách có liên quan đến HTX.
- Từ các nhận xét thực nghiệm của nhóm từ những người dân lao động chân
chất, với những người được thụ hưởng bởi chính sách, với những chia sẻ
thật tình như con cháu đối với nhóm, phần nào các thành viên cũng đã hiểu
rõ được những khó khăn của họ, cho nên nhóm nhất quyết đề xuất “mô hình
hợp tác xã kiểu mới”. Việc đưa ra mô hình kiểu mới này nó không chỉ
mang lại cho đối tượng được thụ hưởng bởi các chính sách mới vừa được
ban hành, và có hiệu lực pháp lý, vừa đón bắt những cơ hội để người thụ
hưởng chính sách có được cách tiếp cận chính sách nhanh nhất, để ứng dụng
vào công việc sản xuất của họ.
- Thông qua đó, nhóm còn đưa ra giải pháp cho đầu ra của sản phẩm, nhưng
giải pháp này có tính đồng bộ hay không, và có thực hiện được lâu dài hay
không là đỏi hỏi các ngành, các cấp có liên quan đến chính sách, và một

phần do cách ký kết hợp đồng dài hạn, và bao tiêu sản phẩm có chất lượng.
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét