Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

TÔ GIỚI ANH TẠI HỒNG KÔNG(PHẦN 1): SỰ NHƯỢNG BỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH MÃN THANH

TRƯỞNG NHÓM TÁC GIẢ : PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Nguồn: Lịch Sử Trung Quốc, NXB Truyền Bá Ngũ Châu
             Thể Chế Chính Trị Trung Quốc, NXB Truyền Bá Ngũ Châu





I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Văn Hóa Đại Hán 5000 lịch sử có biết bao điều kỳ diệu, ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị Á Đông, các vấn đề lịch sử chính trị Trung Quốc từ Quan Hệ Quốc tế đến ngành Khoa Học Chính Trị đều nghiên cứu rộng rãi và tường tận. Như triết học có một nhận định" con người tạo ra lịch sử" cũng từ lịch sử mà con người tiếp tục tiến tới để tạo nên những lịch sử khác, như Hegel đã nhận định" lịch sử thế giới là phiên tòa phán xét". Vậy thì cùng nhìn nhận bài phân tích dưới đây, mang đậm tính chất học thuật của bộ môn lịch sử chính trị, mà ở đây là chính trị Trung Quốc, thời Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm và đặt làm Tô Giới cho đến ngày mà các nước đế quốc trao trả cho Trung Quốc phần đất có chủ quyền vốn dĩ của Trung Quốc cách đó gần một thế kỷ. 
  Hồng Kông là Tô Giới của Anh, và câu hỏi được đặt ra là Anh xâm chiếm Hồng Kông từ Trung Quốc hay từ việc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc? Lịch sử nào sẽ đúng hơn?
II. GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ CỦA TQ TRONG THỜI CUỐI MÃN THANH
Kỳ thực, thuốc phiện đã xuất hiện len lỏi ở thời Ung Chính cai trị khoảng năm 1785, khi đó chưa lan rộng ra phía bên ngoài, mà chỉ len lỏi ở những chổ giao thương hàng hóa giữa các nước Tây Dương ở các cảng và đồn điền thương mại cổ xưa. Nhưng quan lại triều đình Đại Thanh cũng không có một quyết sách quan trọng, có thì cũng chỉ là cấm, phạt, và tịch thu. Đến thời Vua Đạo Quang, người Tây Dương bắt đầu mở rộng phạm vi buôn bán loại hàng gây nghiện này ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc, và gần như Hồng Kông ngày xưa là một trong những nơi là Người Anh thích nhất, nơi mà được dự đoán 100 năm sau sẽ là nơi phồn thịnh nhất. Người Anh đã sử dụng những tuyệt chiêu mà khiến cho người Trung Quốc phải cần đến nó, không cần không chịu nổi, và từ đó bán nhà bán đất cho thương gia Anh, từ đó đã làm nên một cuộc chuyển biến ở Trung Quốc. 
Kết quả hình ảnh cho Convention of Chuenpi
NHÀ MÃN THANH VÀ VƯƠNG QUỐC ANH. ảnh minh họa

Phải nói, việc gì cũng có hai mặt của nó, nếu người Tây Dương không xâm lược các nước Châu Á, còn những tập tục phong kiến lạc hậu,đổi mới và canh tân, thì ngày nay đâu có sự phát triển Tây Hóa mạnh mẽ, những tập tục cổ hủ đã xóa, nhưng ngược lại, chúng đã làm cho hàng triệu người đã hi sinh, vì Lợi ích quốc gia, chủ quyền quốc gia cho tương lai hậu thế. 
Một vài trận chiến đã nổ ra ở các nơi có người Tây Dương chiếm đóng, và giao thương buôn bán với người Trung Quốc, Triều Đình mãn Thanh lúc bấy giờ ra những học thuyết chống Tây Dương, hoặc không giao thiệp với người nước ngoài. Chính vì, không giao thiệp mới dẫn đến việc người Tây Dương xâm chiếm, ràng buộc để triều đình nhà Thanh đi đến việc nhượng bộ hoặc đi đến thỏa hiệp.
   Đúng ý định của người Tây Dương là muốn triều đình thỏa hiệp, nhưng chưa phải là lúc để Triều đình nhượng bộ, một số các luật lệ của triều đình Mãn Thanh đưa ra nhằm phong tỏa người Tây Dương trên đất của họ, nhưng Triều đình phong kiến Mãn Thanh đã không biết rằng, có thể sử dụng binh cơ, bày binh bố trận với các nước chư hầu, nhưng không thể dùng với người Tây Dương, bởi vì sức mạnh vũ khí của cả hai bên là chênh lệch rất lớn. 
   Cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất bắt đầu, Nhà Thanh xuất binh ra trận thần tốc nhưng rồi thảm bại cũng nhanh, lần này người Tây Dương, mà đặc biệt là Anh, đã chưa chuẩn bị những vũ khí có tầm xác thương mạnh, nên tương quan thì chỉ hơn Trung Quốc ít ỏi vài cái đại Bát, và khí tài quân sự. Đưa vào trạng thái cấp thiết thế này, cho nên Triều đình nhà Thanh lại có kế sách lùi một bước, Hoàng đế Đạo Quang đã sai Y Sơn thay Kỳ Sơn ra thỏa thuận với Vương Quốc Anh, về phía Anh thì ban đầu là Charles Elliot nhưng do sự không tin tưởng của hai bên, nên đã Ngoại Trưởng Anh Palmerston đã bổ nhiệm Henry Pottinger thay thế, và nhà Thanh là Y Sơn và với sự trợ giúp của tướng Dương Phương. Cùng nhau soạn thảo Công ước Chuenpi( Hiệp ước Xuyên Tỵ). Hội nghị này không được công bố, nhưng những điều khoản ở hiệp ước được đưa vào Điều ước Nam Kinh 1842. 
Nội dung của cuộc thỏa thuận giữa Y Sơn và Ellot trong Hiệp ước Xuyên Tỵ 1841 như sau:
Hình ảnh có liên quan
HỒNG KÔNG VÀO THẬP NIÊN 40-50 CỦA THẾ KỶ XIX. ảnh minh họa
  1. Sự suy thoái của đảo và bến cảng của Hồng Kông đến vương miện của Anh. Tất cả chỉ là các khoản phí và nghĩa vụ đối với đế chế [của Trung Quốc] khi thương mại được thực hiện ở đó để được thanh toán như thể giao dịch được thực hiện tại Hoàng Phố.
  1. Một bồi thường cho chính phủ Anh sáu triệu đô la, một triệu phải trả cùng một lúc, và phần còn lại chia các phần bằng nhau để trả hàng năm, kết thúc vào năm 1846.
  1. Quan hệ chính thức trực tiếp giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng.
  1. Thương mại của cảng Quảng Châu sẽ được mở trong thời hạn mười ngày kể từ sau tết nguyên đán, và được thực hiện tại Hoàng Phố đến các thỏa thuận tiếp tục là có thể thực hiện tại các khu định cư mới.
Hiệp ước này khi Elliot đưa ra và chỉ có ông ấy ký, còn Y Sơn( Qishan) không ký trên đó, nhưng cũng thông qua. 
 Việc sơ tán quân ở Chu Sơn (Zhoushan) mà người Anh đã chiếm giữ và chiếm đóng kể từ tháng 7 năm 1840. Thả tù nhân Người Anh ở Ninh Ba trong vụ đắm tàu của Anh ngày 15- 9-1840 sau khi  Kite đánh cát lún trên đường đến Chu sơn. Hiệp ước này cho phép chính quyền nhà Thanh tiếp tục thu thuế tại Hồng Kông. 
Hình ảnh có liên quan
HIỆP ƯỚC XUYÊN TỴ (16-1-1841). ảnh minh họa

Có tài liệu khác ghi rằng: Năm 1839, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gây sức ép với Đế quốc Đại Thanh phải mua những hàng thuốc phiện của mình. Nhà Thanh từ chối yêu cầu đó nên Vương quốc Anh đưa quân sang chiếm đóng tại Hồng Kông năm 1842. Theo hiệp ước Xuyên Tỵ, Nhà Thanh nhượng lại Hồng Kông cho Anh vĩnh viễn. 
  Tài Liệu của Anh là 1840 Anh buộc nhà Thanh mua hàng thuốc phiện, còn tài liệu khác là 1839, tài liệu Anh thì hiệp ước xuyên tỵ 1841 Nhà thanh chưa nhượng lại cho Anh vĩnh viễn Hồng Kông, mà tới năm 1842 Hiệp ước Nam Kinh lần thứ nhất thì mới có việc nhượng bộ Hồng Kông. 
III. KẾT LUẬN
-  Hiệp ước Xuyên tỵ có lẽ là bảng hiệp ước đầu tiên của triều đình phong kiến Trung Quốc, và là một Hiệp ước để tiến hành đến Điều ước Nam Kinh 1842, và Hiệp ước Bắc Kinh 1860, nhưng qua hiệp ước xuyên tỵ 1841, phần nào cũng thấy rõ sự suy yếu và bạc nhược của triều đình phong kiến dâng hiến chủ quyền quốc gia vào tay Tây Dương, để rồi gần 100 năm sau, khu vực lãnh thổ mới trở về đúng nghĩa của nó. 



XEM TIẾP PHẦN 2: ĐIỀU ƯỚC NAM KINH 1842, TÔ GIỚI ANH Ở HỒNG KÔNG VÀ SỰ THIẾU TÍNH  TOÁN CỦA TRIỀU ĐÌNH MÃN THANH





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét