Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

VIỆT TÂN - MỘT TỔ CHỨC KHỦNG BỐ PHẢN CÁCH MẠNG

TÁC GIẢ: VƯƠNG QUỐC BẢO (SV KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ)
PHẦN I
MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT

Tiền thân của đảng Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, thành lập ngày 30 tháng 4 năm 1980 tại căn cứ 81 gần biên giới Thái - Lào thuộc huyện Buntharik, tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc. Tại buổi lễ công bố Cương lĩnh Chính trị ngày 8 tháng 3 năm 1982, tổ chức này đã đưa ra chủ trương "lấy sức mạnh dân tộc làm chính" và "đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chiến đấu". Cũng tại căn cứ này, ngày 10 tháng 9 năm 1982, Chủ tịch Mặt trận Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng, đưa ra cương lĩnh với chủ trương "xóa bỏ chính thể độc tài độc đảng" ở Việt Nam và canh tân đất nước.
Kết quả hình ảnh cho tổ chức việt tân
HUY HIEU
1. CHIẾN DỊCH ĐÔNG TIẾN:
Ngay từ sau khi thành lập, Việt Tân hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi người Việt ở nước ngoài (chủ yếu ở Pháp và Mỹ) ủng hộ đường lối đấu tranh của họ qua tờ báo "Kháng chiến", vận động tài chính qua các "Phong trào Yểm trợ kháng chiến", "Đoàn Văn nghệ kháng chiến". Vốn thu được do quyên góp đã được dùng để mở chuỗi cửa hàng Phở Hòa trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, báo An ninh Thế giới tại Việt Nam thì cho rằng Hoàng Cơ Minh và một số thành viên trong Đảng đã "dàn cảnh" nhiều vụ để lấy được nhiều tiền từ những người quyên góp cho tổ chức này.

Tháng 12/1987, tại Tp HCM, Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam mở phiên tòa xét xử "vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn" và tuyên phạt: 1 án chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.
Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10/4/1991, một số thành viên khác có tham gia trong chiến dịch Đông Tiến bị tòa án Mỹ truy tố về các gian lận tài chính. Đông Tiến đến đây kết thúc.
Kết quả hình ảnh cho tổ chức việt tân

2. KHỦNG BỐ Ở LITTLE SAIGON
Từ 1981 đến 1990, 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố. Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam di cư sang Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.
Năm 1990, nhà báo Lan Phương (gốc Việt) là đồng nghiệp trong báo Văn Nghệ Tiền Phong của nạn nhân Lê Triết còn nghi ngờ là thủ phạm có thể là "điệp viên của Chính phủ Việt Nam", sang Mỹ bằng cách "trà trộn vào dòng người tỵ nạn", nhưng ông này không thể đưa ra một cái tên nào mà mình nghi ngờ. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ và FBI không tin vào những câu chuyện suy diễn kiểu này vì những điệp viên sẽ không làm những chuyện rủi ro như ám sát ở nước ngoài. Phát ngôn viên Chính phủ Mỹ cho rằng việc tái xây dựng mối quan hệ Việt - Mỹ là ưu tiên của chính phủ Việt Nam, và các "điệp viên Hà Nội" sẽ không làm những chuyện gây phương hại đến việc đó.
Một vụ ám sát khác cũng bị dư luận cho là do Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam thực hiện là vụ ông Đoàn Văn Toại, phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn, vì chỉ trích Mặt trận này lúc đó đang quyên tiền cho phong trào kháng chiến mà ông cho là lừa gạt nên tháng 8/1989 ông bị kẻ lạ mặt bắn ba phát làm bể hàm, lủng ruột nhưng ông chỉ bị thương nặng và thoát chết. Thủ phạm tẩu thoát.


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

MAXIM GORKY(1868-1936) LÀ NHÂN VẬT NHƯ THẾ NÀO?

TÁC GIẢ: NGHIÊM HUYỀN VŨ
BIÊN SOẠN: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

Gorky sinh ra tại Nizhny Novgorod và trở thành một trẻ mồ côi khi mười tuổi. Ông được bà nuôi dưỡng, bà ông là một người rất giỏi kể chuyện. Cái chết của bà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của ông, sau một lần tự vẫn không thành vào năm 1887, ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm trời, làm nhiều công việc khác nhau và tích lũy vốn kiến thức để sử dụng vào các tác phẩm sau này.
Trong vai trò là một nhà báo làm việc cho một tờ báo của tỉnh, ông đã viết các bài dưới bút danh Iegudiil Khlamida (Иегудиил Хламида). Ông bắt đầu sử dụng bút danh Gorky ("sự đắng cay") vào năm 1892, trong thời gian ông làm việc ở Tiflis. Cái tên phản ánh sự tức giận của ông về đời sống ở Nga khi đó và sự quyết tâm nói nên sự thực đắng cay. Năm 1898, cuốn sách đầu tiên của Gorky có tên Ocherki i rasskaèy (Очерки и рассказы, Các bài tiểu luận và các câu truyện) đã thu được thành công lớn là bước đầu làm cho ông trở thành người có tên tuổi trong nền văn chương Nga. Gorky đã viết không ngừng, phản ánh hiện thực của xã hội để đánh thức lương tâm của mọi người. Ông đã mô tả cuộc sống của những con người ở tầng lớp đáy trong xã hội và bị gạt ra ngoài lề của xã hội, bộc lộ sự gian khổ của họ, sự cực nhọc và bị đối xử hung bạo, nhưng cũng thể hiện ánh sáng lương tâm của họ.
Danh tiếng của Gorky như giọng văn học duy nhất từ những tầng lớp đáy xã hội và như một người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc cải cách xã hội, chính trị và văn hoá Nga (tới năm 1899, ông công khai liên kết với phong trào Dân chủ xã hội Mác xít) khiến ông trở nên nổi tiếng trong cả giới trí thức và số lượng ngày càng gia tăng các công nhân "có ý thức". Ở trung tâm của mọi tác phẩm của ông là một niềm tin ở giá trị vốn có và khả năng của con người (личность). Ông đưa ra các cá nhân đầy sức sống, nhận thức về phẩm giá tự nhiên của họ, và có cảm hứng từ nhiệt tình và ý chí của họ, những người chống lại các điều kiện sống đang ngày càng tồi tệ đi quanh mình. Tuy nhiên, cả các tác phẩm cũng như những bức thư của ông cho thấy một "con người không ngừng nghỉ" (một người thường xem xét lại mình) đấu tranh để giải quyết những tình cảm về đức tin và thái độ hoài nghi trái ngược bên trong, tình yêu cuộc sống và sự phẫn nỗ với sự tầm thường và nhỏ mọn của thế giới con người.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Gorky
Ông công khai phản đối chế độ Sa hoàng và bị bắt giữ nhiều lần. Gorky kết bạn với nhiều nhà cách mạng và kết bạn với Lenin sau cuộc gặp gỡ năm 1902. Ông phản ánh việc chính phủ kiểm soát báo chí (xem vụ việc Matvei Golovinski). Năm 1902, Gorky được bầu làm một thành viên danh dự của Viện hàn lâm Văn học, nhưng vua Nicholas II ra lệnh huỷ bỏ việc này. Để phản đối, Anton Chekhov và Vladimir Korolenko đã rời Viện hàn lâm.
Những năm 1900 tới 1905 là giai đoạn gia tăng tính lạc quan trong các tác phẩm của Gorky. Ông tham gia vào phong trào đối lập, và vì thế ông lại bị bỏ tù trong một thời gian ngắn năm 1901. Năm 1904, sau khi đã làm xấu đi mối quan hệ của mình với Nhà hát Nghệ thuật Moscow sau cuộc xung đột với Vladimir Nemirovich-Danchenko, Gorky quay trở lại Nizhny Novgorod để thành lập một nhà hát của riêng mình. Cả Constantin Stanislavski và Savva Morozov đều hỗ trợ tài chính cho nhà hát. Stanislavski coi nhà hát của Gorky như một cơ hội để phát triển mạng lưới các nhà hát tại các tỉnh mà ông hy vọng sẽ cải cách được nền nghệ thuật sân khấu tại Nga, việc ông đã hy vọng từ những năm 1890. Ông gửi một số học sinh từ Trường Nghệ thuật Nhà hát - và cả Ioasaf Tikhomirov, người điều hành trường — tới làm việc tại đó. Tuy nhiên, tới mùa thu, khi cơ quan kiểm duyệt đã cấm mọi vở kịch mà nhà hát xin đưa lên sân khấu, Gorky rời bỏ dự án. Khi đã là một tác gia, biên tập viên, người viết kịch thành công về tài chính, Gorky hỗ trợ tài chính cho Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP), ngoài ra ông cũng ủng hộ những lời kêu gọi của phái tự do tới chính phủ đòi cải cách xã hội và nhân quyền. Vụ bắn giết dã man những người công nhân tuần hành yêu cầu cải cách của Sa hoàng vào ngày 9 tháng 1 năm 1905 (được gọi là "Chủ Nhật đẫm máu"), dẫn tới cuộc Cách mạng năm 1905, dường như đã khiến Gorky trở nên chống đối chế độ Sa hoàng kịch liệt hơn. Khi ấy ông đã là một người bạn thân cận của phái Bolshevik trong đảng của Vladimir Lenin - dù vẫn không rõ liệu ông đã từng chính thức gia nhập nó vì các mối quan hệ của ông với Lenin và những người Bolshevik luôn lung lay. Tuy nhiên, tại Luân Đôn, vào năm 1907 Lenin có nhìn nhận về ông: "Tôi là người hâm mộ tài năng của anh". Các tác phẩm có ảnh hưởng nhất của ông trong những năm này là loạt kịch chính trị, nổi tiếng nhất là The Lower Depths (1902). Năm 1906, những người Bolshevik cử ông đi một chuyến gây quỹ tới Hoa Kỳ, tại Núi Adirondack Gorky đã viết tác phẩm nổi tiếng của mình về đấu tranh và chuyển biến cách mạng, Мать (Người Mẹ). Những trải nghiệm của ông tại đó - gồm cả một scandal về việc ông đi cùng người tình chứ không phải vợ - đã làm sâu sắc hơn sự khinh miệt của ông với "tâm hồn tư sản" và cả với sự ngưỡng mộ của ông với tính dũng cảm của tinh thần Mỹ. Khi bị bỏ tù một thời gian ngắn tại Pháo đài Peter và Paul khi cuộc Cách mạng Nga năm 1905 thất bại, Gorky đã viết vở kịch Những đứa trẻ của Mặt trời, được đặt trong bối cảnh vụ dịch tả năm 1862, nhưng nói chung được hiểu có liên quan tới những sự kiện đương thời khi ấy.
Maxim Gorky cũng là bạn thân của một nhà văn nổi tiếng người Nga khác là Lev Nikolayevich Tolstoy. Tuy nhiên, họ có những điểm khác nhau về thân thế và quan điểm: trong khi Tolstoy sinh ra trong một gia đình giàu có, Gorky lại là một người thuộc giai cấp vô sản. Ông là người chủ trương thay đổi nước Nga trong khi Tolstoy lại không muốn sự bất công bị tiêu diệt bằng vũ lực. Ông là một người không có niềm tin tôn giáo, trong khi Lev Tolstoy lại là một người đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Ngoài ra, về tuổi tác thì ông thua Tolstoy đến 40 tuổi. Nhưng họ có một điểm tương đồng là tình yêu với văn học. Gorky trở thành một đại văn hào nước Nga ở thế kỷ 20, tuy nhiên ông cũng ảnh hưởng văn học thế kỷ 19 của các nhà văn Tolstoy, Chekhov và cả một người thường bị ông chỉ trích - Fyodor Mikhailovich Dostoevsky. Cuối mùa thu năm 1910, Lev Nikolayevich Tolstoy qua đời. Tại Italia, Maxim Gorky hay tin:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

"Bỗng nhiên một bức điện đến từ Roma báo tin Lev Nikolayevich [Tolstoy] qua đời. Tôi cảm thấy sững người trong vòng năm phút. Rồi tôi bật khóc. Tôi giam mình trong phòng và khóc suốt cả ngày. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình mồ côi như ngày hôm đó."
Từ năm 1906 tới năm 1913, Gorky sống trên đảo Capri, một phần vì các lý do sức khoẻ và một phần để tránh không khí đàn áp ngày càng gia tăng tại Nga. Ông tiếp tục ủng hộ công việc của đảng dân chủ xã hội Nga, đặc biệt là những người Bolshevik, và viết các tiểu luận hư cấu và văn hoá. Điều gây tranh cãi nhất, ông đã xây dựng, cùng với một số người Bolshevik không tuân theo kỷ luật, một triết học mà ông gọi là "Tạo ra Chúa", với mục đích giành quyền lực của thánh thần để trao cho Cách mạng, và tạo ra phái vô thần coi con người là đấng tối cao thay vì Chúa, chứa đầy đam mê, tinh thần phấn khởi, chuẩn mực đạo đức, và cam kết về sự giải thoát khỏi những xấu xa, khổ đau, và thậm chí là cái chết. Dù việc 'Tạo ra Chúa' bị Lenin ngăn chặn, Gorky vẫn giữ niềm tin của mình rằng "văn hoá" —sự nhận thức đạo đức và tinh thần về giá trị và tiềm năng của bản chất con người- sẽ có tầm quan trọng lớn hơn với thành công của cách mạng so với những sự sắp xếp chính trị hay kinh tế.
Một lệnh ân xá được đưa ra nhân kỷ niệm lần thứ 300 của triều đại Romanov cho phép Gorky quay trở lại Nga năm 1913, nơi ông tiếp tục việc chỉ trích xã hội, cố vấn cho các nhà văn khác từ giới bình dân, và viết một loạt các hồi ký văn hoá quan trọng, gồm cả phần đầu cuốn tự truyện của ông. Khi quay về Nga, ông đã viết rằng ấn tượng chính của ông là "mọi người quá thô bạo và không có hình ảnh của Chúa." Giải pháp duy nhất, ông nhiều lần tuyên bố, là "văn hoá".
Trong Thế chiến I, căn hộ của ông tại Petrograd được biến thành một phòng làm việc của người Bolshevik, nhưng những quan hệ của ông với những người Cộng sản trở nên gay gắt. Sau khi tờ Новая Жизнь,("Đời sống Mới") của ông trở thành đối tượng kiểm duyệt của người Bolshevik, Gorky đã xuất bản một tuyển tập tiểu luận chỉ trích những người Bolshevik với tên gọi Những tư tưởng không đúng lúc năm 1918. (Mãi tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ nó mới được tái bản lần thứ hai.) Tiểu luận gọi Lenin là một bạo chúa vì những vụ bắt bớ vô cảm và sự đàn áp tự do ngôn luận của ông, và là một người vô chính phủ vì những toan tính bí ẩn của ông; Gorky đã so sánh Lenin với cả Sa hoàng và Nechayev. Tiểu luận này thể hiện Gorky là người bỡ ngỡ trước làn sóng cách mạng Nga đương thời.
Tháng 8 năm 1921, Nikolai Gumilyov, bạn ông, một người bạn văn và là chồng của Anna Akhmatova, bị Cheka Petrograd bắt giữ vì các quan điểm quân chủ, Gorky vội vã tới Moscow, xin được lệnh thả Gumilyov từ chính Lenin, nhưng khi quay trở về Petrograd ông mới biết rằng Gumilyov đã bị bắn. Tháng 10, Gorky quay trở lại Italia vì các lý do sức khoẻ: ông bị bệnh lao. Năm 1924, ông trở nên buồn bã khi hay tin lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin qua đời.
Theo Aleksandr Solzhenitsyn, việc Gorky quay trở lại Liên bang Xô viết có động cơ từ các nhu cầu vật chất. Tại Sorrento, Gorky thấy mình không có tiền cũng chẳng có danh tiếng. Ông đã đến thăm Liên Xô nhiều lần sau năm 1929, và vào năm 1932 Joseph Stalin đích thân mời ông quay trở lại vĩnh viễn, một đề xuất đã được ông chấp nhận. Tháng 6 năm 1929, Gorky tới thăm Solovki (đã được dọn dẹp cho dịp này) và viết một bài báo tích cực về trại Gulag này, nơi đã có tai tiếng ở phương Tây. Sau này ông bình luận rằng mọi thứ mà mình đã viết nằm dưới sự kiểm soát của những người kiểm duyệt. Điều thực tế ông thấy và nghĩ khi tới thăm trại là một chủ đề được bàn luận rất nhiều.
Việc Gorky quay trở lại từ nước Italia Phát xít là một chiến thắng tuyên truyền lớn cho những người Xô viết. Ông được trao Huân chương Lenin và được cấp một biệt thự (trước kia thuộc nhà triệu phú Ryabushinsky, hiện là Bảo tàng Gorky) ở Moscow và một nhà nghỉ nông thôn tại vùng ngoại ô. Một trong những con phố trung tâm của Moscow, Tverskaya, và thành phố nơi ông ra đời đã được đổi thành tên ông để vinh danh ông. Chiếc máy bay cánh cứng lớn nhất thế giới hồi giữa thập niên 1930, chiếc Tupolev ANT-20, cũng được đặt tên là Maxim Gorky. Nó được dùng cho các mục đích tuyên truyền và thường bay biểu diễn trên thủ đô Liên Xô.
Ngày 11 tháng 10 năm 1931 Gorky đọc truyện cổ tích của mình "Một cô bé và thần chết" cho những người tới thăm Joseph Stalin, Kliment Voroshilov và Vyacheslav Molotov, một sự kiện sau này đã được Viktor Govorov thể hiện lại trên bức tranh của mình. Cùng ngày hôm ấy Stalin để lại bút tích của mình ở trang cuối cuốn sách đó của Gorky:
"Эта штука сильнее чем "Фауст" Гёте (любовь побеждает смерть) (Tác phẩm này mạnh hơn Faust của Goethe)
Năm 1933 Gorky xuất bản về Kênh Biển Trắng-Baltic, được trình bày như một ví dụ của "sự hồi sinh thành công của những kẻ thù của giai cấp vô sản".
Với sự gia tăng đàn áp của Chủ nghĩa Stalin và đặc biệt là sau cuộc ám sát Sergei Kirov tháng 12 năm 1934, Gorky bị đặt dưới tình trạng quản thúc tại gia không thông báo trong ngôi nhà của ông ở Moscow.
Cái chết bất ngờ của con trai ông là Maxim Peshkov tháng 5 năm 1934 được nối tiếp bởi cái chết của chính Maxim Gorky tháng 6 năm 1936. Suy đoán từ lâu đã rộ lên về hoàn cảnh cái chết của ông. Stalin và Molotov nằm trong số những người khênh quan tài của Gorky trong buổi lễ.
Trong những phiên xét xử mẫu với Bukharin năm 1938, một trong những cáo buộc là rằng Gorky đã bị giết hại bởi các nhân viên NKVD của Yagoda.
Ở thời Liên bang Xô viết, trước và sau khi ông mất, Gorky chỉ còn là một hình ảnh biểu tượng (được ca ngợi trong những bức tranh hùng ca và những bức tượng ở những vùng nông thôn): Gorky như một tác gia Nga vĩ đại xuất thân từ người dân thường, một người bạn trung thành của những người Bolshevik, và người sáng lập "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa". Ngày nay, một sự cân bằng lớn hơn đã được tìm thấy trong những tác phẩm về Gorky, sự tán thưởng ngày cảng lớn đối với tính cách phong phú và phức tạp của tinh thần cũng như của đời sống Nga được thể hiện trong những tác phẩm của ông . Một số nhà sử học đã bắt đầu coi Gorky như một trong những nhà quan sát sâu sắc nhất về cả những hứa hẹn và những nguy hiểm của cách mạng tại Nga.

NHẬN THỨC VỀ NHỮNG MỐI BẤT ỔN ĐE DỌA ĐẾN SỰ TỒN VONG CỦA ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ, NÂNG CAO TINH THẦN CẢNH GIÁC CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN SỰ TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA TRONG TOÀN DÂN



Tác giả: Vương Quốc Bảo (SV khoa Giáo dục chính trị)

I. KHÁI QUÁT SỰ KIỆN

Sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã tuyên bố: "Nếu không thể đánh bại Việt Nam bằng vũ lực, chúng ta sẽ đem đồng đô la để đánh bại Việt Nam", và từ đây, một kế hoạch chống phá gây bất ổn trên dải đất hình chữ S được bắt đầu. Vậy người Mỹ đã thực hiện điều đó như thế nào?
Kết quả hình ảnh cho các thế lực thù địch

Người Mỹ dần nhận ra rằng, việc gây chiến với một đất nước sẽ làm hao tiền tốn của, kéo theo sự sa lầy về chính sách, đồng thời làm mất hình ảnh một nước Mỹ văn minh trong mắt bạn bè quốc tế, và họ đã thực hiện một hình thái chiến tranh mới, gây bất ổn chính trị về lâu dài, sử dụng chính người dân của một quốc để chống phá quốc gia đó.

Một trong những công cụ đắc lực mà Mỹ sử dụng là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm hoạt động vì nhân quyền, thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" được Mỹ quảng bá một cách rộng rãi, tiêu biểu cho các tổ chức này là Việt Tân, Fulro, Nhà nước Đề-ga... Fulro được coi là tổ chức ra đời sớm nhất, tiền thân là Tổ chức người Thượng yêu người Thượng, về sau được Mỹ tài trợ chính thức nâng cấp lên thành Liên hiệp hội các sắc tộc bị áp bức, gọi tắt là FULRO, về cơ bản, lợi dụng sự lạc hậu, thiếu hiểu biết của các dân tộc Ê đê, Gia-rai, Thượng... Mỹ đã kích động xúi giục người dân đứng lên thành lập nhà nước riêng, đòi quyền tự trị ở khu vực Tây Nguyên và biên giới Tây Nam, gây nên những bất ổn cực kì nhức nhối trong một thời gian dài, thậm chí cho đến những năm 200x, vẫn nổ ra những cuộc biểu tình quy mô cực lớn, đã có lúc tổ chức này phong tỏa cục bộ được tp BMT trong một thời gian ngắn, rất nhiều bộ đội ta đã hy sinh trong các chiến dịch truy quét tàn quân FULRO và khai hoang vùng rừng núi Tây Nguyên trong đầu thập niên 2000, hiện tại, FULRO vẫn nhận đc sự chỉ đạo của bọn lưu vong từ Mỹ, âm thầm chờ đợi và chống phá nhà nước, cá nhân mình đánh giá đây là thế lực thù địch nguy hiểm nhất, bản chất và cách thức HĐ nham hiểm hơn Việt Tân rất nhiều.


Kết quả hình ảnh cho các thế lực thù địch



II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI

Việt Tân là một tổ chức được thai nghén từ trước  năm 75, và ngay sau ngày 30/4/1975, Mỹ đã chính thức đưa Việt Tân lên thành tổ chức khủng bố, với các âm mưu, tiến hành các cuộc bạo động dựa trên bức xúc của bộ phận người dân thiếu hiểu biết, âm mưu sử dụng vũ khí vật liệu nổ trong biểu tình để gây thương vong, tạo sự phẫn nộ của dư luận lên chính quyền. Việt Tân cũng đồng thời tìm cách dựa vào những sai phạm, lỗi lầm trong quản lí nhà nước, từ đó bêu riếu, tuyên truyền làm xấu hình ảnh của chế độ, gieo rắc sự bất mãn chính quyền vào lòng dư luận. Theo quan điểm của mình, Việt Tân cũng là tổ chức đầu tiên sử dụng chiêu bài nhân quyền, lợi dụng tự do ngôn luận để đả kích chế độ, đòi hỏi những yêu sách gây phương hại đến ANQG và toàn vẹn lãnh thổ, chủ trương của Việt Tân là vu vạ cho Đảng và nhà nước là lệ thuộc vào Trung Quốc, hô hào kích động chủ nghĩa bài Trung, gây phương hại đến tình hữu nghị lâu năm giữa hai nước và cản trở hợp tác kinh tế thương mại đôi bên.

Công cụ thứ hai mà Mỹ sử dụng đó chính là các tổ chức phi chính phủ, như No-U, Yêu cây xanh, Yêu môi trường... Các tổ chức này hoạt động dựa theo dòng sự kiện của đất nước, chúng sẵn sàng vu vạ, đổ lỗi cho chính quyền khi có bất kì tai nạn/sự cố/thảm họa nào xảy ra, điển hình như chặt cây xanh, cá chết, Formossa...và điểm chung của các tổ chức này là chủ nghĩa bài Trung cực kì sâu sắc, luôn vu vạ cho chính quyền là những người bán nước cho Tàu.

Công cụ thứ ba, là một thứ được sử dụng khá hữu hiệu trong vài năm gần đây, đó chính là quân bài tôn giáo. Núp bóng tôn giáo, mà ở đây tôi dám chỉ đích danh là Nhà thờ, các Linh mục tha hóa biến chất đã dụ dỗ lôi kéo các giáo dân tiến hành bạo động nhằm lật đổ chính quyền, đỉnh điểm của sự cuồng loạn này là chúng đã hạ quốc Việt Nam ở trụ sở UBND xã, lần đầu tiên sau 42 năm kể từ ngày giải phóng, quốc kì của nước CHXHCNVN đã bị thay bằng cờ của Vatican, một sự cuồng vọng khôn cùng. Thông qua hoạt động của nhà thờ, Mỹ đã rửa một số lượng tiền lớn nhằm tài trợ cho các tổ chức khủng bố trong nước, dưới danh nghĩa tiền ủng hộ cho nhà thờ. 

Chiêu bài tiếp theo mà Mỹ sử dụng đó là dùng tiền để mua chuộc một đại bộ phận tàng lớp tri thức, thậm chí là lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và sử dụng uy tín những con người u mê lạc lối ấy làm loa phát thanh tuyên truyền chống phá chế độ. Kể đến ở đây như Ngô Bảo Châu, Huỳnh Phước Sang, Nguyễn Đình Cống, Báo Thanh ***, Báo Tuổi ***...và rất nhiều tổ chức cá nhân khác.

Phương thức thứ tư mà Mỹ sử dụng, đó là đánh vào tâm lý hưởng thụ, thói ham mê xa hoa vật chất, mơ mộng hão huyền của một bộ phận tầng lớp giới trẻ hiện nay, tô vẽ nên một nước Mỹ văn minh phồn thịnh, từ đó biên tập ra những so sánh phiến diện, gây bất mãn trong tiềm thức của những người trẻ tuổi thiếu hiểu biết, điển

Phương thức thứ năm là tiếp cận với những thành phần có cơ hội ra nước ngoài, nhằm mua chuộc họ trở thành tay sai bán nước, trở thành công cụ tuyên truyền chống phá nhà nước, phải kể đến như Bùi Tín, Bằng Kiều, Đan Nguyên...

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

DẤU ẤN NGỌC MÔN QUAN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


I. ĐỊA CHÍNH TRỊ

Ngọc Môn quan hay đèo Ngọc Môn là tên của một con đèo nằm ở phía tây Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam TúcTrung Quốc. Trong thời cổ đại, đây là nơi con đường tơ lụa đi qua, và là một trong những con đường quan trọng kết nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, trước đây được gọi là Tây Vực. Nằm ở phía nam của Ngọc Môn quan là Dương quan, đó cũng là một điểm quan trọng của con đường tơ lụa.

Không nên nhầm lẫn với thành phố Ngọc Môn  ở Cam Túc, Trung Quốc. Mặc dù cả hai đều thuộc cùng một đơn vị hành chính là địa cấp thị Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, nhưng Ngọc Môn quan lại nằm cách khoảng 400 km về phía tây của thành phố cùng tên gọi.
Ngọc Môn quan cũng là một trong số 22 địa điểm của Trung Quốc, một phần của Con đường tơ lụa đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong năm 2014.
Kết quả hình ảnh cho ngọc môn quan VÀ con đường to8 lụa
NGỌC MÔN QUAN

II. TRÊN ''CON ĐƯỜNG TƠ LỤA'' HUYỀN THOẠI
“Con đường tơ lụa” phát xuất từ Trường An (nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây) hướng về phía Tây, sau khi qua nhiều sông núi và thành trấn, được chia thành ba lộ tuyến: Lộ tuyến Nam từ phía Tây Nam Đôn Hoàng ra Dương Quan đi qua Thạch Thành Trấn, Bá Tiên Trấn, Vu Điền Trấn và tiểu vương quốc Sơ Lặc, sau đó vượt phía Tây núi Thông Lãnh về đến Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và đế quốc La Mã. Lộ tuyến Bắc từ phía Tây Bắc Đôn Hoàng ra Ngọc Môn Quan, men theo phía Nam chân núi Thiên Sơn đi về phía Tây, qua Tây châu, Hán Luân Đài, đến các tiểu vương quốc Khưu Từ và Sơ Lặc, sau đó cũng vượt núi Thông Lãnh. Về sau, vì sự tính toán lợi hại của đường đất, các thương nhân còn mở thêm một lộ tuyến mới phía Bắc, tức cũng ra Ngọc Môn quan, nhưng theo phía Bắc chân núi Thiên Sơn để đi về hướng Tây. Sau khi qua Đình Châu và Y Ninh, tiếp tục về hướng Tây đến Hy Lạp, Đông La Mã và Địa Trung Hải.
 
“Con đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm.



Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO HỒI

Mohammed được cho là nhà sáng lập ra đạo Hồi (Islam), ông được xưng tôn là “sứ giả của thượng đế-thánh Allah”. Theo các tín đồ Islam, ông sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina. Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Tên Muhammed trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “người được ca ngợi”.
Các tài liệu nghiên cứu về Mohammed rất đa dạng và phong phú, như kinh Koran, các bản thảo chép lại lời của chính Mohammed (lời Hadith), các truyện kể về những thần tích của ông (Sunnah), tiểu sử viết tay của Ibn Ishaq-nhà viết tiểu sử xưa nhất về Mohammed và rất nhiều câu chuyện thần thoại về đấng tiên tri đang được lưu truyền trong dân gian.
Theo các tài liệu chính thống của Hồi giáo, Mohammed là con đầu lòng của AbdAllah và Aminah. Vào năm Mohammed ra đời, thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha đánh chiếm Mecca, ông nội của Mohammed bấy giờ là người quản lý đền Al Haram, đã đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân. Do trong quân đội của Abraha có rất nhiều voi chiến lớn nên người ta gọi năm sinh của Mohammed là năm con voi.
Kết quả hình ảnh cho ĐẠO HỒI
THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO
Muhammed không được biết mặt cha. Trên một chuyến đi buôn xa, cha ông lâm bệnh và qua đời vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ ông là người có học vấn và tài sáng tác một số bài thơ, một số vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Hai năm sau ông nội của ông cũng qua đời. Kế từ đó, Mohammed được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác Abu Talib.
Lớn lên, Mohammed gia nhập nhóm hiệp sĩ Mecca, thề chiến đấu để bảo vệ những người yếu đuối và nghèo khổ bị áp bức. Là con người rất tôn trọng lời hứa, nên ông được mọi người tặng cho ngoại hiệu là Al Amin (nghĩa là người đáng tin cậy).
Do giáo lý Hồi giáo đi ngược lại với tín ngưỡng truyền thống và lợi ích kinh tế của giới quý tộc thành Mecca, nên nhiều người đã có những phản ứng mạnh, nhằm ngăn chặn sự phát triển của đạo Hồi. Chống đối mạnh nhất là hai người bác của Mohammed (Abu Jahil và Abu Lahab).
Khi ông giảng đạo, họ thường cho người đứng ngoài châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá. Họ đón các đoàn người từ xa đến Mecca hành hương và dặn họ đừng đến nghe ông nói.
Kết quả hình ảnh cho ĐẠO HỒI
HỒI GIÁO
Không chịu được sự bức hại nặng nề, năm 615, khoảng 101 tín đồ Hồi giáo, trong đó có 18 phụ nữ, do con rể Mohammed dẫn đầu đã trốn khỏi Mecca và đi đến xin tị nạn ở Abyssinia.
Cùng khoảng thời gian đó Abu Talib, người nuôi nấng Mohammed từ nhỏ, và cũng là người thề bảo vệ ông cho đến cùng, đã qua đời. Chỉ vài ngày sau, đến lượt vợ nhà tiên tri từ trần. Các nhà viết tiểu sử gọi năm này là “năm buồn” trong cuộc đời ông và cũng là năm khó khăn cho việc truyền đạo.
Sau khi trốn khỏi Mecca, ông đã đến Yathrib và được các tín đồ đón tiếp nồng nhiệt, trở thành lãnh tụ của phần đông người dân thành phố này ( sau thành phố được đổi tên thành Medina).
Tại Medina, Mohammed thành lập nên nước Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử. Sau nhiều trận chiến, ông đã chiếm được Mecca năm 630. Sau đó, nhiều dân chúng sống trên bán đảo Ả Rập đã từ bỏ các tôn giáo đa thần, cải đạo sang Hồi giáo.
Ngày 8/6/632, Mohammed từ trần tại Medina. Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawy (Thánh Đường Thiên Sứ).
Ngày nay Hồi giáo trở thành tôn giáo lớn thứ 2 thế giới, với 1,57 tỉ giáo dân và là tôn giáo lớn thứ 2 thế giới.