PHẦN I
MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT
Tiền thân của đảng Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, thành lập ngày 30 tháng 4 năm 1980 tại căn cứ 81 gần biên giới Thái - Lào thuộc huyện Buntharik, tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc. Tại buổi lễ công bố Cương lĩnh Chính trị ngày 8 tháng 3 năm 1982, tổ chức này đã đưa ra chủ trương "lấy sức mạnh dân tộc làm chính" và "đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chiến đấu". Cũng tại căn cứ này, ngày 10 tháng 9 năm 1982, Chủ tịch Mặt trận Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng, đưa ra cương lĩnh với chủ trương "xóa bỏ chính thể độc tài độc đảng" ở Việt Nam và canh tân đất nước.
HUY HIEU |
1. CHIẾN DỊCH ĐÔNG TIẾN:
Ngay từ sau khi thành lập, Việt Tân hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi người Việt ở nước ngoài (chủ yếu ở Pháp và Mỹ) ủng hộ đường lối đấu tranh của họ qua tờ báo "Kháng chiến", vận động tài chính qua các "Phong trào Yểm trợ kháng chiến", "Đoàn Văn nghệ kháng chiến". Vốn thu được do quyên góp đã được dùng để mở chuỗi cửa hàng Phở Hòa trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, báo An ninh Thế giới tại Việt Nam thì cho rằng Hoàng Cơ Minh và một số thành viên trong Đảng đã "dàn cảnh" nhiều vụ để lấy được nhiều tiền từ những người quyên góp cho tổ chức này.
Tháng 12/1987, tại Tp HCM, Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam mở phiên tòa xét xử "vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn" và tuyên phạt: 1 án chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.
Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10/4/1991, một số thành viên khác có tham gia trong chiến dịch Đông Tiến bị tòa án Mỹ truy tố về các gian lận tài chính. Đông Tiến đến đây kết thúc.
2. KHỦNG BỐ Ở LITTLE SAIGON
Từ 1981 đến 1990, 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố. Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam di cư sang Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.
Năm 1990, nhà báo Lan Phương (gốc Việt) là đồng nghiệp trong báo Văn Nghệ Tiền Phong của nạn nhân Lê Triết còn nghi ngờ là thủ phạm có thể là "điệp viên của Chính phủ Việt Nam", sang Mỹ bằng cách "trà trộn vào dòng người tỵ nạn", nhưng ông này không thể đưa ra một cái tên nào mà mình nghi ngờ. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ và FBI không tin vào những câu chuyện suy diễn kiểu này vì những điệp viên sẽ không làm những chuyện rủi ro như ám sát ở nước ngoài. Phát ngôn viên Chính phủ Mỹ cho rằng việc tái xây dựng mối quan hệ Việt - Mỹ là ưu tiên của chính phủ Việt Nam, và các "điệp viên Hà Nội" sẽ không làm những chuyện gây phương hại đến việc đó.
Một vụ ám sát khác cũng bị dư luận cho là do Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam thực hiện là vụ ông Đoàn Văn Toại, phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn, vì chỉ trích Mặt trận này lúc đó đang quyên tiền cho phong trào kháng chiến mà ông cho là lừa gạt nên tháng 8/1989 ông bị kẻ lạ mặt bắn ba phát làm bể hàm, lủng ruột nhưng ông chỉ bị thương nặng và thoát chết. Thủ phạm tẩu thoát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét