Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA (14-3-1988) : NHÌN TỪ HAI GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
30 NĂM NHỮNG NGƯỜI LÍNH HẢI QUÂN VIỆT NAM NGÃ XUỐNG ĐỂ BẢO VỆ TRƯỜNG SA (14-3-1988). THANH NIÊN VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ QUÊN.

I.  NHÌN TỪ LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC (CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG VÀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC LAN TỎA)
- Đất nước Việt Nam qua 4000 năm lịch sử, với hào khí anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm, chủ yếu là giặc phương bắc đô hộ. Lấy cớ là một quốc gia hùng mạnh ngang nhiên xâm lược những nước nhỏ hơn.Từ năm 179 TCN, thành Cổ Loa thất thủ trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, An Dương Vương phải bỏ thành mà chạy khiến cho cơ đồ Âu Lạc đắm biển sâu, đánh dấu điểm mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.  Nhớ lại một trích đoạn thơ Bình Ngô Đại Cáo ("Từ đời Đinh, Lý, Trần, Lê xây nền độc lập- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương")( Nguyễn Trãi), Việt Nam chưa hề sợ tất cả các thế lực ngoại xâm nào.
- Anh hùng Việt Nam thời nào cũng có, 1000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ, chúng ta không hề bị đồng hóa, mà vẫn giữ nguyên cốt cách của người Việt Nam, Dân tộc Lạc Việt,bây giờ là Dân tộc Việt Nam. 
- Vậy thì: "vì sao? chúng ta chịu ảnh hưởng của các tôn giáo từ Trung Quốc?"  trả lời cho câu hỏi này đầu tiên chúng ta phải xem lại về lịch sử của các tôn giáo, sự ảnh hưởng của các tôn giáo lớn của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. 
- Bao đời nay, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa yêu nước luôn là những đặc điểm quan trọng, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ngay từ buổi bình minh của lịch sử. 
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước:  biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia. ... Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng nghĩa. 
Kết quả hình ảnh cho hải chiến trường sa 1988
HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA 1988
II. TRUNG QUỐC HAI LẦN ''ĐẠI NÁO'' BIỂN ĐÔNG
Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa  Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền.
Từ thế kỷ 19, quần đảo Hoàng Sa thuộc sự kiểm soát của Pháp. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam thì quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian chuyển giao giữa Pháp và Quốc gia Việt Nam vào năm 1956, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm giữ một phần quần đảo và Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đảo Ba Bình. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực thi chủ quyền được một phần quần đảo, và 2 bên đều tuyên bố có chủ quyền với toàn bộ quần đảo. Sau các căng thẳng ngoại giao, đến năm 1974 thì cuộc hải chiến xảy ra. Dù có tàu chiến mạnh hơn nhiều nhưng hải quân Việt Nam Cộng hòa đã thất bại, và Trung Quốc coi đây là một chiến thắng đầy kỳ tích của hải quân nước này.
Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của một trận đánh trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân tấn công hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Sự kiện xảy ra vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo này. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiến hạm bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
Kết quả hình ảnh cho trường sa
TRƯỜNG SA NGÀY NAY
III. NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
- Nếu như nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế thì Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm 3 văn bản pháp luật quốc tế, và một số điều ước quốc tế. 
- Trong Tuyên Bố năm 1974 và định nghĩa về Xâm Lược, trong đó khẳng định chắc chắn hơn tại: Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác. Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược.
Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược.
Kết quả hình ảnh cho LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
- Vi phạm điều 2 tại Hiến Chương Liên Hợp Quốc như sau: 
1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.
 Tại khoản 6 của Điều 2 dành cho Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và các khoản còn lại dành cho Hải Chiến Trường Sa 1988, vì Việt Nam chính thức gia nhập LHQ vào ngày 20-9-1977. 

Theo chương Sáu của bản Hiến chương, "Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình", Hội đồng Bảo an "có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp". Hội đồng có thể "đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh" nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Trong Khi đó Trung Quốc là một trong 5 Thành viên thường trực của HĐBA liên hợp quốc, 4 vai trò của HĐBA là gì?
  • Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế;
  • Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình;
  • Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và
  • Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết.
- Và Vi phạm Công ước Về Luật Biển năm 1982: Với một nguyên tắc quan trọng đó là:Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước. Các tranh chấp cần được trình lên Toà án quốc tế về luật biển ( được thành lập theo Công ước), trình lên Toà án công lý quốc tế hoặc trọng tài. Toà án có quyền tài phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển.

Với những vi phạm trên đã là căn cứ quan trọng để xác lập các hành vi nêu trên của Trung Quốc trên biển đông, và phán quyết PCA sẽ là phán quyết quan trọng nhất, để các quốc gia ven biển tôn trọng chủ quyền quốc gia ven biển của các bên. 
Trước khi kết thúc Bài Viết: xin được nhắc lại 16 chữ vàng của Trung Quốc đã từng nói với Việt Nam: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nêu trong Tuyên bố chung cấp cao 1999, phía ta lại thêm vào đó một chữ “vàng”.
Đến năm 2002, người Trung Quốc lại khái quát một phương châm nữa, gọi là “4 tốt”: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt".
Và cũng xin được nói thêm: Luật pháp quốc tế là do ý chí của các bên liên quan cùng ký kết, và con người chính là chủ thể lớn nhất của môt quốc gia,và quốc gia là chủ thể chủ chốt trong pháp luật quốc tế. Vì thế, hãy làm đúng và chịu sự điều chỉnh của Luật Pháp Quốc tế trong quan hệ quốc tế. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét