A. NHÌN TỔNG THỂ TOÀN CẢNH XU THẾ CỦA QUỐC TẾ
Trong xu thế phát triển chung của thế giới, tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị gánh nặng bởi một sức ép là gia tăng dân số, từ việc gia tăng dân số đến những thay đổi trong các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, áp dụng những kỹ thuật và phần mềm hiện đại đã và đang làm cho các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với một nguy cơ rất lớn đó là thất nghiệp, dù nhìn theo khía cạnh nào, lý thuyết kinh tế học hay chính trị học, xã hội học thì môt đều tất yếu mà chúng ta đang phải đối mặt với thực tiễn đó là giải pháp để giải quyết chứ chúng ta không phải ngồi lại nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm, tính chất của nó.
- Gần đây, TT Trump đã thiết lập về chính sách mới của người Nhập cư, đương nhiên là một người đứng đầu một quốc gia như ông ấy cũng phải nghĩ về tương lai của thế hệ tương lai nước Mỹ.
Liên Minh Châu Âu (EU) ngày nay cũng thế, số lượng người nhập cư do nhiều nguyên nhân, nhưng trong số những nguyên nhân đó chính là muốn kiếm được một công việc để có được số tiền lương để nuôi sống bản thân mình.
Các quốc gia có số người đến từ các quốc gia đang phát triển để tìm kiếm công việc ngày càng nhiều, đôi khi họ cũng phải đương đầu với những thất bại, có khi bị dụ dỗ,cũng có khi dấn thân vào các tệ nạn, và hơn thế là các công việc nguy hiểm đến tính mạng.
ẢNH MINH HỌA |
B. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC BẮC ÂU LÀ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU VÀ KHẢ QUAN
- Chắc hẳn, các nhà nghiên cứu khoa học, địa lý, và văn hóa, kinh tế, chính trị.... ai cũng đã có nghe, đọc, đến, tham quan vùng đất Scandinavia này, nằm ở phía Bắc của Châu Âu, với địa hình rất có lợi cho sự phát triển kinh tế, và du lịch.
- Theo con số có thể là không chính xác cho lắm ở các trang đo lường về tỷ số thất nghiệp, một xã hội giàu có và phát triển như các nước Bắc Âu được các nhà quan sát đánh giá rất cao.
- Vào thập niên 80, chi phí xã hội ở Phần Lan chiếm khoảng 24% GDP, so với Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy tương ứng là 35%, 30% và 22% GDP. Chưa tới 10% chi phí này do những người lao động trả, phần còn lại do nhà nước và chủ lao động trả. Cuối thập niên 80, Bộ Quan hệ xã hội và Sức khỏe định hướng hệ thống phúc lợi thông qua năm vụ: Bảo hiểm xã hội, Phúc lợi xã hội, Y tế, Chính sách chất cồn và điều độ, và Lao động. Trong chính sách xã hội, có 3 ban chủ yếu chịu trách nhiệm về phúc lợi xã hội, y tế và bảo hộ lao động. Các quan chức cấp tỉnh giám sát các chính quyền địa phương – các chính quyền tự trị – cung cấp chăm sóc xã hội. Đầu thập niên 80, nhà nước chi trả 30% cho lương hưu và các dịch vụ xã hội, chủ lao động trả 40%, chính quyền địa phương 15% và người nhận dịch vụ trả phần còn lại. Mọi người dân ở Phần Lan không phải trả tiền cho giáo dục ở bất kỳ mức học nào, kể cả khi theo học trường y hay trường luật. Người về hưu ở Phần Lan được chăm sóc tốt, còn người thất nghiệp được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp cao.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Năm 1984, Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm. Những người gần 60 tuổi không có khả năng tìm việc có thể được trợ cấp thất nghiệp tương đương với một mức lương tàn tật cho tới khi họ đến tuổi được nhận lương hưu. Giới chủ và nhà nước đóng góp 95% cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong khi người lao động chỉ phải đóng 5%.
- Đúng là Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy cung cấp một hệ thống an sinh xã hội hào phóng cũng như y tế, giáo dục miễn phí cho người dân, giống như chính sách hình thức của các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Nhưng họ làm được điều đó dựa trên 2 yếu tố: “tích luỹ của cải xã hội trong giai đoạn phát triển thịnh vượng và một nền văn hoá đạo đức cao”.
- Đài NPR nói, quốc gia nhỏ bé Bắc Âu này, dường như đã phá vỡ quy luật trong kinh tế học, đã làm được điều mà những nhà kinh tế bảo thủ của Mỹ cho là bất khả thi: giảm tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói trong khi tăng thuế cao chót vót.
Từ những lý thuyết nêu trên có thể rút ra được các giải pháp của các nước Bắc Âu
- Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu
- Tăng Thuế lên cao nhất có thể
- Sự tích lũy của cải xã hội trong giai đoạn phát triển thịnh vượng
- Thụy Điển có một hệ thống phổ quát về “phiếu Giáo dục”, với những trường tư-kiểu kinh doanh phải cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có “phiếu Giáo dục” – nhưng là loại phiếu mà người dân có thể đóng thêm tiền để hưởng dịch vụ tốt hơn.
- Chính sách nhà nước chính là mục tiêu và giải pháp của nhà nước để giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội. Tính khả thi của chính sách chính là tính chất quan trọng hàng đầu, với một vai trò cốt lỗi trong các vai trò của chính sách công( chủ thể là nhà nước), chính là tạo sự cân đối để phát triển và định hướng cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế-xã hội, vốn có những ưu điểm của vai trò chính sách công này, thì xác định rõ ràng việc hướng đến các đối tượng được thụ hưởng đó là yêu cầu cần thiết.
- Xác định rõ ràng hướng đi cho học sinh lớp 12, còn ngồi trên ghế nhà trường, bằng phiếu để thăm dò, ngay khi đã có số lượng học sinh muốn học tiếp đại học hay không, nếu như không muốn học tiếp đại học, thì nhà nước có phương án tạo thuận lợi về nguồn vốn vay để cho cá nhân, tập thể để các em mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp và giới thiệu, hướng dẫn cho các em về phương pháp và cách thức để thực hiện.
- Một số học sinh học tiếp lên đại học và cao hơn, thì khảo sát tổng thể, tuyển sinh đúng ngành nghề mình mong muốn, phù hợp với khả năng học tập.
- Hướng đến việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, với một nguyện vọng duy nhất, vừa có cách nhìn khả quan trong việc lựa chọn các ngành để học và làm việc, vừa phân loại được khả năng học tập của người có nguyện vọng, vừa chứng tỏ được đam mê và kiên trì với ngành học và làm việc sau này.
- Chính sách về việc ưu tiên tuyển dụng công chức theo nghị định 24/2010/NĐ-CP, nếu như có được đề xuất thì sẽ đề xuất việc loại bỏ phần cộng điểm ưu tiên, vì Hiến Pháp 2013 khoản 1 điều 16 là "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" và điều 35 Hiến Pháp 2013 như sau:
1.Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
Còn đối với Viên chức là Nghị định 29/2010/NĐ-CP.
VD. Chính sách Thu hút nhân tài lại tỷ lệ nghịch với chính sách tinh giản biên chế, nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 5-12-2017, thu hút sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ, sinh viên loại xuất sắc được ưu tiên theo điều 7 nghị định là xét tuyển, theo quan điểm cá nhân cho rằng cần phải thêm vào loại giỏi chứ không phải riêng xuất sắc. Vì việc Nghiên cứu bằng hình thức điểm thi và thuộc lòng để vào phòng thi chép sau đó từ đó mà viết ra nó không phải ''chất'' thật sự. xuất sắc lý thuyết và xuất sắc thực hành là một khoảng cách nhất định. Đem cái học được sáng tạo, áp dụng và biến đổi vào tùy tình hình thực tế là hay nhất, nhớ năm xưa Bí thư Kim ngọc không phải tốt nghiệp Xuất sắc chuyên ngành mà ông vẫn được lưu danh muôn thuở và là cha đẻ của chủ trương khoán hộ là tiền đề của chỉ thị 100( năm 1981) và nghị quyết 10(năm 1988) của BCT. hay Bí Thư Nguyễn Bá Thanh không phải tốt nghiệp loại xuất sắc ở đại học nông nghiệp Hà Nội, mà ông vẫn làm trọn vẹn nhiệm vụ của mình để cống hiến hết sức mình cho quê hương và đất nước, nhân dân tin cậy...., mỗi ngành có những đặc thù công việc và nghiên cứu khác nhau, tuy vậy nhưng có một điểm chung duy nhất là công hiến hết sức mình cho đất nước, nhân dân. Vì thế, có hay không? việc thêm sinh viên giỏi, có đam mê, và gắn bó với ngành. Với việc tinh giản biên chế nó có mặt tốt là giảm được những công chức không đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng một mặt khác thì làm cho một cho việc thi tuyển công chức ngày càng có dấu hiệu giảm dần, đó là nổi khổ của biết bao nhiêu những sinh viên còn ngồi trên giảng đường, đam mê, yêu ngành, và muốn cống hiến.
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH |
D.ĐỀ XUẤT XÁC ĐỊNH LẠI PHƯƠNG PHÁP THI TUYỂN
- Năm 2014 trở về trước, kỳ thi tuyển sinh đại học với sự chọn lựa đúng sức vừa có thể chọn lọc được những cá nhân có tài, nhìn lại kỳ thi 3 chung từ năm 2014 trở về trước có " chất", đề thi khó, đòi hỏi thí sinh phải tư duy, đối với các khối A,B,D có nhiều phương pháp và cách giải môn toán, lý, hóa, sinh. Bài nào cũng có chất lượng,thí sinh rất khó khăn đến giành được chiến thắng cho mình, vừa tạo ra được tư duy logic sau này. Còn ngày nay, với các kỳ thi tuyển sinh THPT quốc gia đề thi có phần dễ hơn, và các câu hỏi điểm 10 tương đối dễ mà các thí sinh trường chuyên có thể dễ dàng vượt qua.
- Sử dụng lại cách thức thi " ba chung" có thể là phương pháp đánh giá chất lượng, vừa giảm được tiêu chí đào tạo ồ ạt của các trường đại học, nâng cao hiệu quả học tập ở cấp bậc đại học, một đánh giá khách quan là những sinh viên đạt được điểm cao trong kỳ thi " 3 chung" từ năm 2014 trở về trước, những sinh viên ra trường, có được vốn kiến thức nền tảng chắc chắn, nhiều cá nhân có tư duy logic cao, vừa đam mê với ngành mình học.
- Việc thi tuyển công chức trong các kỳ thi công chức ở địa phương,nên có phần thực tiễn đối với ngành tuyển, phù hợp với công tác sau này, phần thực hành vừa có đối với các ngành kỹ thuật, vừa có đối với các ngành khoa học xã hội.
VD. thi tuyển công chức vào thanh tra chuyên ngành thanh tra đất đai thì tổ chức một vụ việc thực tiễn, để thí sinh giải quyết vụ việc, vừa đánh giá được kiến thức tổng quan, vừa có thể đánh giá phong cách làm việc, tiếp công dân, và lòng say mê yêu nghề.
Đ. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG-LÂM-NGƯ NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, VỪA TẠO RA CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI THẤT NGHIỆP, VỪA LƯU GIỮ ĐƯỢC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
- Kinh tế tập thể là một trong 4 loại hình của doanh nghiệp, vai trò của kinh tế tập thể đem lại những khả quan nhất định với những con số rất cao. Vừa là cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình trong tập thể, được tập thể, nhà nước giúp đỡ về vốn, kỹ thuật.
- Ngày nay các mô hình hợp tác xã có những mô hình làm giàu có thêm bộ mặt của kinh tế tập thể, vừa có những mô hình đi vào yếu kém, có khi còn phải giải thể.
Mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn liền với thời kỳ CNH-HĐH là rất quan trọng hiện nay, đòi hỏi có hai phương pháp tác động là: thúc đẩy sáng kiến nghiên cứu khoa học và kế thừa mô hình sẵn có và áp dụng.
Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời, việc phát triển từ nền nông nghiệp là hướng đi quan trọng trong việc giảm con số thất nghiệp hiện nay, nhưng hướng đi cho nông nghiệp thì còn quá bấp bênh và hạn chế, chất lượng và số lượng của sản phẩm, quy luật cung cầu, không thể nào chỉ có một sản phẩm mà sản xuất cứ lặp lại thường xuyên, vậy thì lại đòi hỏi ra được một giống mới để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng. Vậy thì phải còn đòi hỏi vốn ở đâu, để thực hiện công việc mua giống chất lượng, giống ngoại,để tiến hành canh tác. Vậy thì lại đòi hỏi chính sách của nhà nước có phù hợp để vay vốn hay không, có những ưu tiên gì để khởi nghiệp? thường thì, thanh niên khởi nghiệp thường trăn trở 2 vấn đề là: lãi suất vốn vay như thế nào?, thì phải xem lại nghị định 55/2015/NĐ-CP và Thông Tư 15/2016/TT-BNN&PTNT và Nghị định 210/2013/NĐ-CP ( đối với nông nghiệp) và nghị định 111/2015/NĐ-CP, Nghị định 68/2017/NĐ-CP( đối với công nghiệp) và giá cả của sản phẩm chọn để sản xuất nó đắt hay rẻ, ưu chuộng nhiều hay ít?
KHỞI NGHIỆP |
- Khởi nghiệp từ nông nghiệp là một hướng đi rất có lợi, nhưng trồng trọt hay chăn nuôi là khuynh hướng của nhiều người, vậy thì lại đặt ra câu hỏi: trồng trọt hay chăn nuôi có lợi nhuận cao? điều đó phải phụ thuộc vào người đó có biết về yếu tố địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu, vùng miền mà lựa chọn phù hợp.
- Những vùng có làng nghề thủ công, đang là một thách thức, để bảo giá trị văn hóa và sản phẩm có giá trị về mặt tinh thần này, đòi hỏi thế hệ hậu nhân biết giữ gìn, truyền bá, và phát triển, nó cũng có thể phát triển để làm giàu, nhưng đòi hỏi việc sản xuất rồi bán ra thị trường có lợi nhuận hay không, tiềm năng của ngành là như thế nào?
Khi tiếp cận đến kinh tế học, thì có ba câu hỏi, ba câu hỏi này là nền tảng để sản xuất, tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho người tiêu dùng,thiết nghĩ nó có một vai trò đặc biệt quan trọng để giải quyết cho bài toán khởi nghiệp của thanh niên, giải quyết bài toán thất nghiệp tạm thời, trước mắt, sau đó mới đến lâu dài.
Sản Xuất cái gì?
Sản Xuất cho ai?
Sản xuất như thế nào?
Qủa thật ba câu hỏi này, khá thú vị để vận dụng từ lý thuyết kinh tế học để ứng dụng vào các nền kinh tế,các doanh nghiệp, mà ngày nay chúng ta có thể áp dụng vào ngay cả quá trình khởi nghiệp cho thanh niên ngày nay, để làm giàu cho mình và không phải lo thất nghiệp, và suốt ngày đau đầu vì việc có hay không, công việc cho mình?
Và nhìn chung, khởi nghiệp từ Nông- Lâm-Ngư Nghiệp, đó là các lĩnh vực đơn lẽ cần phải có sự kết hợp, VD: giữa Nông nghiệp và dịch vụ, Nông+ Ngư tận dụng để phát triển tham quan du lịch, hay kết hợp với các ẩm thực.... đó còn đòi hỏi vốn và tư duy của từng người.
Điều cần thiết và quan trọng hơn hết đó là giá cả, nơi tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm, chính là những cái khó khăn, cho việc sản xuất, sản xuất nhiều, đảm bảo chất lượng, vậy còn đầu ra cho sản phẩm như thế nào, cho ai sử dụng? đó là điều rất quan trọng, để tạo ra sự phấn khởi trong việc tái sản xuất lại sản phẩm.
KẾT LUẬN
- Các sáng kiến đề xuất tham khảo trên là một phần mà dự án nghiên cứu khoa học chính trị muốn đề xuất để có cách nhìn khả quan hơn, và có phương pháp giải quyết ổn định,trước mắt và lâu dài về sau.
- Các sáng kiến trên là phương pháp tư duy khoa học của sinh viên đã và đang tiếp tục nghiên cứu chuyên ngành chính sách công và Kinh tế chính trị. Bản thân nhóm đang còn là sinh viên năm cuối của ngành khoa học chính trị, nên lối tư duy còn chưa rộng rãi, mong được ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa, trân thành cảm ơn sự đóng góp ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét