Bài phân tích từ chương VI "Các hình thái của tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư(m)". Qua đó, phản ánh được việc bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư bản ở thời đại nào cũng không thay đổi, nó chỉ có những biến tướng làm chúng ta không thể nhận ra dễ dàng, nhưng vẫn có những phương pháp chứng minh của Kinh tế- Chính Trị sẽ dễ dàng nhận ra được.
I. MỘT MÂU THUẪN NẾU ĐƯỢC CHỨNG MINH SẼ NHẬN RA RẤT HAY
- Cách mạng 4.0 hay còn gọi là cách mạng tri thức đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, có sự ảnh hưởng thế nào đến nền tỷ suất lợi nhuận của nhà tư bản?
Một ví dụ: A có 100 tỷ, A sẽ tiến hành công việc đầu tư như sau
100 tỷ= 80(c)+ 20(v) và tỷ suất giá trị thặng dư là m'=100%
c là tư bản bất biến: có nghĩa là máy móc, nguyên nhiên liệu
v là tư bản khả biến: sức lao động của người công nhân
m là giá trị thặng dư: là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt
p' là tỷ suất lợi nhuận: % lợi nhuận mà nhà tư bản có được
p là lợi nhuận: là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
m' là tỷ suất giá trị thặng dư
công thức của P'= m/(c+v)x 100% mà m'=(m/v)x100%
giải như một bài toán thông thường ta thấy P'=20%
- Sau đó, ta cũng lấy đề 100 tỷ= 80(c)+ 20(v) và nhưng lúc này ta tăng tỷ suất giá trị thặng dư là m'=200%
thì nếu ta cũng giải như công thức trên thì ta có P'=40%
Lúc này ta tăng tư bản bất biến (c) giảm tư bản khả biến(v) xem thế nào!
100 tỷ= 90(c)+ 10(v) và tỷ suất giá trị thặng dư là m'=100%
thì ta cũng làm với công thức như trên ta được P'=10%
với 3 chứng minh trên ta thấy rõ: nếu tăng tỷ suất giá trị thặng dư thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng, và ngược lại. Và tăng (c) thì P' giảm.
Nếu như m' không thay đổi mà tăng (c) thì P' giảm, nếu P' giảm thì (v) giảm, tức là số tiền thuê công nhân sẽ giảm, từ đó sẽ giảm lượng công nhân mà tăng máy móc. vậy thì thất nghiệp sẽ ngày càng tăng.
- Có thật sự là tỷ suất lợi nhuận giảm hay không?, mà nếu tỷ số lợi nhuận giảm thì tỷ số giá trị thặng dư cũng giảm vì (P' tỷ lệ thuận với m')
Trả lời câu hỏi trên thì ta sẽ vận dụng kinh tế chính trị của Mác.
- Thứ nhất, Vận dụng quy luật giá trị thặng dư tương đối để giải thích cho trường hợp này:
+ Bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu và nâng cao năng suất lao động trong sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
Năng suất lao động tăng kéo theo số lượng và chất lượng sản phẩm sẽ tăng, khi đó sẽ kéo theo một loạt sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, từ đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
- Thứ hai, trình độ lao động tăng cao mà kết hợp với khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại của cuộc cách mạng 4.0 thì tỷ suất giá trị thặng dư tăng, và tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ tăng theo, từ đó cho thấy tỷ suất giá trị thặng dư lúc này cũng không đổi.
Trong khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư(m') mới là biểu hiện đúng mức trình độ bóc lột, của nhà tư bản đối với lao động, còn tỷ suất lợi nhuận (p') chỉ cho các nhà tư bản thấy đầu tư vào đâu có lợi hơn thôi.
II. KẾT LUẬN
- Việc nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Về mặt lý luận, nó giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của Mác theo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể. Mặt khác, nó còn phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau.
- Về mặt thực tiễn, nó vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn giành thắng lợi, giai cấp công nhân phải đoàn kết, đấu tranh với tư cách là một giai cấp, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
- Như vậy là, với một lượng tư bản khả biến(v) và một trình độ bóc lột m' không thay đổi thì sự tăng lên dần của tư bản bất biến ( c) sẽ gây ra sự giảm dần của tỷ suất lợi nhuận p'. Vì vậy, trong thực tế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệuquả cao nhất; kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động; thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.
- Bộ tư bản của Mác không những còn nguyên giá trị mà nó còn giải thích được quy luật kinh tế trong cách mạng 4.0.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét