Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

VÁN CỜ TƯỚNG CỦA CÁC NƯỚC LỚN TẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG ĐÃ VÀ ĐANG KHAI CUỘC

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Bài phân tích chính trị dưới góc nhìn của sinh viên năm cuối ngành khoa học chính trị, tổng hợp và phân tích từ các môn học đã được nghiên cứu và sự truyền thụ từ thầy cô chuyên ngành chính trị quốc tế, với sự chuyển biến từ những góc nhìn nhiều khía cạnh, và mục đích là cho độc giả những cái nhìn chân thực hơn trong quá trình theo dõi thông tin quốc tế trên các trang báo chí trong nước và ngoài nước. Cũng như đã nói trước đó, còn là sinh viên vẫn chưa lĩnh hội nhiều nhất những kiến thức có thể, và với những thế giới quan khoa học của mỗi người là khác nhau, nên cũng có những hạn chế nhất định. rất mong sự đóng góp từ phía độc giả.

I. TRẬT TỰ MỚI THẾ GIỚI TẠI CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
 - Thế kỷ XX với sự phát triển thịnh vượng của các cường quốc là thực dân và đế quốc, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có những mâu thuẫn sâu sắc, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cũng có những mâu thuẫn không kém, mâu thuẫn giữa các quốc gia với nhau và mâu thuẫn nội tại trong lòng các nước thực dân, đế quốc, và các dân tộc bị thuộc địa. 
- Nhìn vào yếu tố Địa- Chính Trị chúng ta đã giải quyết được bài toán của các cường quốc lúc bấy giờ, yếu tố địa chính trị giải quyết được nhiều vấn đề trong quan hệ chính trị quốc tế, yếu tố địa lý có vai trò quan trọng trong quá trình triển khai ngoại giao chính trị của các quốc gia, và triển khai quân sự để phòng thủ và bảo vệ quốc gia, bảo vệ đồng minh, và bảo vệ an ninh và duy trì nền hòa bình cho thế giới. 
- Thời kỳ quan trọng của chiến tranh lạnh với "chính sách ngăn chặn làn sóng cộng sản" mà phương tây đã sáng lập ra NATO ban đầu là do sáng kiến của Tổng Thống Truman và  Thủ Tưởng Churchil đưa ra. Dần dần đến năm 1991 thì phe cộng sản đã đi vào thế sụp đổ và phe tư bản vẫn còn sống sót đến thế kỷ XXI này. 
- Đi vào thế kỷ XXI có nhiều chuyển biến sâu sắc, từ việc xác lập vai trò của các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung, thì ngày nay những vấn đề đó đã và đang xoay dần qua trục Châu Á- Thái Bình Dương. Với các cường quốc kinh tế và các cường quốc hạt nhân mới nổi, như Trung Quốc, Nga, các quốc gia cường quốc hạt nhân như Triều Tiên, Israel, Iran, Singapo, Mông Cổ. Các quốc gia đang có những phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Đông và chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, chưa dừng lại ở khu vực địa phận của các quốc gia, mà nó còn vươn ra Biển, các tranh chấp ở Biển Đông và các vùng biển có các quốc gia ven bờ, từng khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển, ngày nay không còn giữ yên như thế nữa, vì một nguyên nhân là các quốc gia được xem là cường quốc muốn làm bá chủ về chính trị và kinh tế thì phải " độc bá", và " thâu tóm" để tạo ra thế và lực trên biển.
Kết quả hình ảnh cho xe pháo mã
XE, PHÁO,MÃ(MỸ-NGA-TRUNG) QUÂN NÀO CHIẾU BÍ TƯỞNG HIỂM NHẤT ĐÂY?, TÔI CHỌN "MÃ"
II. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG Ở CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM HIỆN NAY, VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ- CHÍNH TRỊ TRONG KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
- Quan hệ chính trị quốc tế ở 3 khu vực được xem là trọng điểm của trục Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay bao gồm: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á( Trung Đông). 
1. Trung Đông
Kết quả hình ảnh cho trung đông

- Các khu vực này thường xuyên có những trận chiến nổi ra giữa các nhóm vũ trang tại Trung Đông, các quốc gia như Syria, Ả-rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ. 
- Các quốc gia là cường quốc hạt nhân mới nổi, như Iran, Iraq, Israel. Các quốc gia giàu có nhất hiện nay ở Trung Đông như Qatar, Dubai. có số lượng người giàu có nhất ở vùng Trung Đông.
- Các vụ Xung đột dân tộc và các nhóm vũ trang ở Thổ Nhĩ Kỳ, và SYria. Các nhóm vũ trang chủ yếu là người hồi giáo, tại hai dòng hồi giáo là Sunni, và Shiite. (Còn tại sao lại chia ra hai nhóm hồi giáo thì bài phân tích tiếp theo sẽ nói về vấn đề này!).
- Sự giàu có của các quốc gia vùng Trung Đông này là do sự giàu có từ Nguồn cung ứng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Và ở nơi đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được biết hết. Hầu hết các quốc gia vùng Trung đông vẫn còn chính thể Quân chủ, một số ít thì có chính thể Cộng Hòa. 
- Chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà cầm đầu là Nhà nước Hồi Giaó tự xưng ISIS đang nổi lên, là một hiểm họa của loài người, nếu như các cường quốc lớn không có cách giải quyết.
- Các nước lớn như Mỹ, Nga đang xác lập một vị thế cứng rắn ở nơi đây, chính quyền của TT Trump đang có những đường lối chính sách vô cùng mạnh mẽ, và tạo lập những cán cân chính trị với Nga, với sự trợ giúp về khí tài quân sự, để giúp cho các quốc gia trong tầm ngắm của Nga hướng đến, về một khoản dự trữ dầu mỏ, và lôi kéo các quốc gia Trung Đông vào Trung Tâm kế hoạch của ông Putin, hay chỉ đơn giản hơn là duy trì hòa bình và an ninh chính trị quốc tế, mà Điều 2 Hiến Chương LHQ có quy định. Nhưng thật sự không đơn giản chỉ là vì bảo vệ quyền con người, và duy trì nền hòa bình quốc tế. Không chỉ có Mỹ, Nga, mà đây còn là con đường tơ lụa mới của Trung Quốc đi qua. Khai thác mới mà Trung Quốc đã dọn sẵn từ trước là một chủ ý mà Trung Quốc đã vạch ra cho riêng mình. 
2. Đông Bắc Á
Kết quả hình ảnh cho Trung- Mỹ-Nga
LÃNH ĐẠO CỦA 3 CƯỜNG QUỐC LỚN
- Đông bắc á ngày nay là một trung tâm chính trị của Châu Á, với những quốc gia được xem là " bá quyền" mạnh mẽ, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nga, một số vùng của Nga. Xác định chặt chẽ, từ trong những xung đột mà Triều Tiên với Mỹ đã có những mâu thuẫn tồn tại xung quanh vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên, và Vị trí địa chính trị đang diễn ra xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên mà các nhà chính trị gia trên thế giới gọi là ( Hai miền Triều Tiên). 
- Với chức trách là đồng minh thân cận của Mỹ, Hàn Quốc đã đưa ra mạnh mẽ cùng Mỹ là các lệnh trừng phạt Triều Tiên, những lệnh trừng phạt đó chính là thông điệp mà Mỹ và Châu Âu muốn nhắc nhở về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhưng những thông điệp ấy vẫn là vô dụng, vì có cách giải quyết duy nhất là là sự thống nhất ý chí của Hàn- Triều, Tại hội nghị thượng Đỉnh Hàn - Triều, khai mở chính sách ánh dương vốn dĩ đã được đặt ra từ năm 1998 cho đến 2008 thì kết thúc. 
- Với Trung Quốc thì "con đường tơ lụa mới" mà Trung Quốc đã bỏ công xây dựng nhằm làm bá chủ kinh tế vào thế kỷ 21, con đường xuyên lãnh thổ TRung Quốc đến Châu Phi, một ý đồ " bá quyền" rất rộng lớn, và được xem là ván cờ mà Trung Quốc đã chuẩn bị rất nhiều để đi những nước đi cho thuận lợi, Ông Tập và các quan chức Trung Quốc đã xây dựng Sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc là một dự án thương mại đa quốc gia, nó cũng lớn lao như tham vọng của Trung Quốc. Kết hợp giữa “vành đai kinh tế” trên bộ và một tuyến vận tải hàng hải, sáng kiến này nhằm ​​phát triển một mạng lưới thương mại liên kết các quốc gia và lục địa. Các khoản đầu tư tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng nhằm thiết lập các trung tâm thương mại mới dọc tuyến liên kết các khu vực thông qua các hệ thống đường sắt, bến cảng, hệ thống vận chuyển năng lượng và công nghệ. Một khái niệm tương đối mới lạ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, một số dự án liên quan đến Sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới - còn được gọi là “Một vành đai, Một con đường” (OBOR hoặc B&R) - đang được lên kế hoạch xây dựng, đang xây dựng hoặc đã được hoàn thành trong thời gian gần đây. Con đường Tơ lụa Mới là một khái niệm mơ hồ ngay từ giai đoạn hình thành, bao gồm nhiều dự án và tất cả các nước được hoan nghênh tham gia. Vì những lý do đó, nó được cho là một dự án trừu tượng hoặc hão huyền. Tuy nhiên, người ta có thể chứng minh được rằng, Con đường Tơ lụa Mới là một thực tế, được hỗ trợ bằng đồng tiền mạnh của Trung Quốc. Do đó, trong khi Washington vẫn loay hoay thảo luận về một chính sách tổng thể đối với châu Á, Bắc Kinh đang mở đường - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng – trong toàn khu vực và còn xa hơn nữa.
Con đường Tơ lụa Mới có thể được coi là một sự hồi sinh trong thế giới hiện đại của Con Đường Tơ Lụa vốn được khởi xướng dưới triều đại Tây Hán. Mạng lưới ban đầu đã mở ra nhiều khu vực khác nhau trên bộ và trên biển, cho đến khi những tiến bộ về hàng hải đã khiến cho các tuyến đường bộ không thể cạnh tranh được về mặt kinh tế.
Con đường Tơ lụa xuyên qua các vùng đất gọi là “Tây vực” (xi yu), hay còn gọi là “các vùng đất phía Tây”. Các vùng đất này nằm về phía Tây của Ngọc Môn Quan, bao gồm cả khu vực Tân Cương cũng như Trung Á ngày nay. Cả hai vùng đất này đều có tầm quan trọng chiến lược ít nhất là từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Theo một nghĩa rộng nhất, “Tây vực” còn trải dài hơn nữa về phía Tây, đến tận tiểu lục địa Ấn Độ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.
Giống như đa số các trường hợp được hồi sinh, Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc kế thừa một số khái niệm nhất định trong phiên bản gốc, đồng thời điều chỉnh cho thích ứng với tình hình hiện nay. Đáng chú ý, sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “cứng” (như đường xá, đường sắt và đường ống dẫn năng lượng) và các dự án “mềm” như các dự án thương mại điện tử. Có thể hình dung, xe tải, tàu hỏa và hệ thống đường ống chuyên chở hàng hoá và dầu thô đã thay thế các đoàn lữ hành di chuyển bằng lạc đà chất đầy tơ lụa và hổ phách.
Khía cạnh hiện đại khác của Sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới là việc thể chế hóa cơ chế tài chính. Cụ thể là, Bắc Kinh đã thiết lập Quỹ Con đường Tơ lụa trị giá 40 tỷ USD vào tháng 12 năm 2014 để đầu tư vào Con đường Tơ lụa Mới. Số tiền này được huy động từ một số nguồn, trong đó có Cục điều hành ngoại hối quốc gia, Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã thành lập một cơ quan đầu tư đa quốc gia: Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) trị giá 100 tỷ đô-la với sự tham gia của 57 quốc gia trong đó có Đức, Anh, Pháp, và Nga, nhưng không có Mỹ, là một ngân hàng phát triển phân bổ vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đây cũng được coi như một phần của sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới. Tuy nhiên, ngay cả ngân khố quốc gia Trung Quốc cũng không đủ khả năng đáp ứng hơn 1 nghìn tỷ đô la chi phí cho Sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới. Để giải quyết phần thiếu hụt, các ngân hàng phát triển khu vực và quốc tế (như Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới), chính phủ các nước, và các chủ thể tư nhân cũng đang phải hỗ trợ tài chính.
Xây dựng một hàng rào phòng thủ về quân sự, và đổi mới trong cải cách tư duy chính trị và kinh tế mà Nhật Bản, đã có những bước đi cho riêng mình, một cách nhìn không vượt quá xâm phạm quyền tự quyết của đất nước họ thì Nhật Bản còn quá lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, với các chỉ số kinh tế và đầu tư của Mỹ vào Nhật bản là tương đối lớn, Trong khi những chuyển biến sâu sắc về kinh tế của Trung Quốc trong 3 thập niên qua tăng 6% thì nếu như có sự hợp tác chặt chẽ Trung- Nhật, thì quá mạnh mẽ đủ sức đánh bại các quốc gia rộng lớn khác, và có nền kinh tế phát triển, nhưng một sự hợp tác mạnh mẽ giữa các bên là tỷ lệ cơ hội quá ít, khi chủ quyền biển đảo của Nhật và Trung còn xung đột ở đảo Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Xencakư. Với những bất đồng trước đó vốn dĩ lịch sử chính trị còn đó để hai quốc gia không thể thắt chặt tình hữu nghị Mạnh mẽ. 
Trong Xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng có lợi lẫn nhau mà lúc này, Nga và Mỹ cũng đã có sự chuyển biến tốt hơn trên trường quốc tế. Sự đối đầu và cùng hợp tác có lẽ là xu thế chung của CNTB và CNXH cũng như là CNTB với nhau. Về mặt chính trị có những nảy sinh từ lịch sử chính trị cho đến tương lai, nhưng về mặt kinh tế thì vẫn có tính khả quan,hợp tác sâu sắc, vì vốn dĩ nếu như đối đầu tiếp tục cả hai bên không có lợi gì cho nhau cả. Mà làm chậm trễ quá trình hợp tác và phát triển trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, và toàn cầu quá hiện nay. 
3. Đông Nam Á
Kết quả hình ảnh cho tranh chấp biển đông

- Sự nổi dậy của các cường quốc kinh tế mới nổi tại đây phải kể đến là Singarpo, Việt Nam, Thái Lan,Malaxia, Indonexia........., Nhìn chung khi gia nhập Cộng Đồng Asean vào ngày 31-12-2015 thì các quốc gia đông Nam Á đang xích lại gần nhau mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng một nền kinh tế rộng lớn ở nơi đây. 
- Các quốc gia có đường biên giới ven biển, hiện nay đang đối mặt với những vấn đề cốt lõi là học thuyết " mối đe dọa từ Trung Quốc", với một loạt những vấn đề xảy ra trên biển, từ Trung Quốc và Philippin, chính philippin kiện ra tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển, cho đến những thách thức đe dọa mới trên biển đông, mà trọng tâm là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tranh chấp về chủ quyền quốc gia trên biển, tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán của 5 quốc gia và 6 vùng lãnh thổ. 
Giải thích các thuật ngữ trên bằng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 như sau:
Quyền chủ quyền là gì? là quyền của các quốc gia ven biển được thực hiện trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cũng như là các hoạt động thăm dò và khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,vì mục đích kinh tế và bao gồm cả năng lượng. 
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn. Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác).
  
Tại Hội Nghị AMM lần thứ 50 tại Manila( Philippin) ngày 5/8/2017 thì Một trong những kết quả đạt được trong loạt Hội nghị hôm nay đó là các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Việc thông qua dự thảo khung COC tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần này là khởi đầu tích cực cho tiến trình thương lượng COC thực chất và hiệu quả sau này.
Sau thời gian dài khởi động đàm phán, các nước ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá ý nghĩa của việc thông qua dự thảo khung COC này.
Ông Vương Nghị nói: “Việc thiết lập Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN thể hiện những bước tiến lớn. Chúng ta cũng đã nhất trí về lộ trình cho việc hoàn tất văn kiện COC, tăng cường mối quan hệ thông qua hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc thể hiện cam kết mạnh mẽ giữa hai bên duy trì hòa bình tại khu vực biển”.
III. KẾT LUẬN
- Với những xu thế thúc đẩy quá trình quan hệ chính tri quốc tế hiện nay, vừa hợp tác và vừa đấu tranh chính là một quy tắc trong quan hệ chính trị thế kỷ 21.
- Trật tự thế giới quay sang trục Châu Á- Thái Bình Dương có tác động rất lớn, đến toàn cầu hóa, ảnh hưởng này là một bước " khai cuộc" đầu tiên trong một loạt các tiến trình khác mà các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang nổi dậy thành các cường quốc đang vạch ra, đó là một kết quả và là hướng đi có lợi cho một loạt những dấu hiệu khả quan của thế giới, và nếu như quan hệ chính trị quốc tế, thì các quốc gia trên thế giới, đều phải đặt lợi ích quốc gia, chủ quyền quốc gia, sức mạnh quốc gia là ba yếu tố chính của một quốc gia khi quan hệ chính trị quốc tế. 
- Có hay không một khối liên minh quân sự " Vacsava" ở châu Á- Thái Bình Dương, mà lần này Trung Quốc sẽ là quốc gia khởi xướng? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét