TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ MỸ ÂU(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Tài liệu: Hiến pháp 2013, quy định của Đảng, Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng. Thể chế chính trị Trung Quốc( TS. Doãn Minh Khánh)
Nguyên tắc này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số khía cạnh cơ bản như sau:
– Thứ nhất, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước do nhân dân xây dựng nên. Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này. Nhân dân bầu ra đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Cơ quan quyền lực nhà nước lại bầu ra các thành viên của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên nguyên tắc tập trung – dân chủ. Như vậy, nguyên tắc này được tuân thủ trong toàn bộ máy nhà nước.
– Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện. Đây là biểu hiện của sự tập trung quyền lực vào cơ quan cấp trung ương, đồng thời dân chủ trong việc huy động sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện quyết định của các cấp địa phương.
– Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Đây là biểu hiện của sự tập trung trong việc thống nhất ý kiến, dân chủ trong việc đóng góp ý kiến và quyết định cuối cùng.
– Thứ tư, mọi vấn đề quan trọng của đất nước phải được Quốc hội thông qua, trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua phải được đưa ra trưng cầu ý kiến của nhân dân. Biểu hiện của tập trung thông qua quyết định tối cao của Quốc hội, đồng thời dân chủ thể hiện trong việc lấy ý kiến của nhân dân.
Vai trò của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Đây là nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước. Dân chủ là bản chất của nhà nước XHCN, có đảm bảo dân chủ mới có thể tập trung sức mạnh của tập thể và phát huy trí tuệ, phát huy tính chủ động và sức sáng tạo của nhân dân. Quản lí nhà nước, quản lí xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực, có tập trung quyền lực mới quản lí được xã hội, mới thiết lập được trật tự xã hội.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng tới dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của nhà nước ta. Ngược lại nếu quá thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của nhà nước kém hiệu quả. Vì vậy, tập trung phải luôn gắn liền với dân chủ. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời.
2) Phân tích nguyên tắc tập – chung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước
Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lý hành chính nà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước được biểu hiện ở những nội dung sau:
a, Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Hiến pháp 1992 quy định : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.”
Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
+ Tập trung được thể hiện ở việc các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ở trung ương Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp. Ở địa phương các UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét