Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

DẤU ẤN NGỌC MÔN QUAN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ(CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


I. ĐỊA CHÍNH TRỊ

Ngọc Môn quan hay đèo Ngọc Môn là tên của một con đèo nằm ở phía tây Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam TúcTrung Quốc. Trong thời cổ đại, đây là nơi con đường tơ lụa đi qua, và là một trong những con đường quan trọng kết nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, trước đây được gọi là Tây Vực. Nằm ở phía nam của Ngọc Môn quan là Dương quan, đó cũng là một điểm quan trọng của con đường tơ lụa.

Không nên nhầm lẫn với thành phố Ngọc Môn  ở Cam Túc, Trung Quốc. Mặc dù cả hai đều thuộc cùng một đơn vị hành chính là địa cấp thị Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, nhưng Ngọc Môn quan lại nằm cách khoảng 400 km về phía tây của thành phố cùng tên gọi.
Ngọc Môn quan cũng là một trong số 22 địa điểm của Trung Quốc, một phần của Con đường tơ lụa đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong năm 2014.
Kết quả hình ảnh cho ngọc môn quan VÀ con đường to8 lụa
NGỌC MÔN QUAN

II. TRÊN ''CON ĐƯỜNG TƠ LỤA'' HUYỀN THOẠI
“Con đường tơ lụa” phát xuất từ Trường An (nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây) hướng về phía Tây, sau khi qua nhiều sông núi và thành trấn, được chia thành ba lộ tuyến: Lộ tuyến Nam từ phía Tây Nam Đôn Hoàng ra Dương Quan đi qua Thạch Thành Trấn, Bá Tiên Trấn, Vu Điền Trấn và tiểu vương quốc Sơ Lặc, sau đó vượt phía Tây núi Thông Lãnh về đến Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và đế quốc La Mã. Lộ tuyến Bắc từ phía Tây Bắc Đôn Hoàng ra Ngọc Môn Quan, men theo phía Nam chân núi Thiên Sơn đi về phía Tây, qua Tây châu, Hán Luân Đài, đến các tiểu vương quốc Khưu Từ và Sơ Lặc, sau đó cũng vượt núi Thông Lãnh. Về sau, vì sự tính toán lợi hại của đường đất, các thương nhân còn mở thêm một lộ tuyến mới phía Bắc, tức cũng ra Ngọc Môn quan, nhưng theo phía Bắc chân núi Thiên Sơn để đi về hướng Tây. Sau khi qua Đình Châu và Y Ninh, tiếp tục về hướng Tây đến Hy Lạp, Đông La Mã và Địa Trung Hải.
 
“Con đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét