Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

BÀI PHÂN TÍCH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ: VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC, VẤN ĐỀ TRỌNG ĐIỂM CỦA QUỐC TẾ HIỆN NAY

1    NHÓM CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ: PHẠM MINH TRÍ( NHÓM TRƯỞNG), NGUYỄN THỊ HÒA, HÀ VĂN THƯỜNG, TRẦN VĂN KỶ, QUÁN LÊ VY.




.     KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG, TÍNH CHẤT CỦA VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
VỀ KHÁI NIỆM
An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Tại Hội nghị Thế giới năm 1974 , khái niệm "an ninh lương thực" được định nghĩa với sự nhấn mạnh về cung. Theo họ, an ninh lương thực là "sẵn có nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản đủ để duy trì sự tiêu thụ thực phẩm một cách ổn định và để bù đắp sự biến động trong sản xuất và giá cả".

Kết quả hình ảnh cho nạn đói ở châu phi hiện nay
NẠN ĐÓI Ở CHÂU PHI
VỀ ĐẶC TRƯNG
·         An ninh lương thực là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả, theo đó,an ninh lương thực không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.
·         Đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần
·         Tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động
·         An ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân và hộ gia đình, khu vực và toàn cầu khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
·         An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
·         An ninh lương thực còn hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là an ninh lương thực của đất nước phải chuyển dịch từ khả năng chỉ có lúa gạo sang các vấn đề toàn diện hơn là an ninh và cân bằng dinh dưởng, an toàn thực phẩm, cũng như khả năng cung ứng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
VỀ TÍNH CHẤT
-         Tính kinh tế
-         Tính lịch sử
-         Tính đảm bảo về quyền con người
-         Tính nhân đạo
Kết quả hình ảnh cho nạn đói ở châu phi hiện nay
NẠN ĐÓI TRẦM TRỌNG Ở CHÂU PHI

2.     SỰ TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN CẢ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH AN NINH LƯƠNG THỰC ĐANG LÀ MỘT TRONG NHỮNG  THÁCH THỨC QUAN TRỌNG ĐẾN CON NGƯỜI
-         Chưa bao giờ an ninh lương thực trở thành vấn đề cấp bách như hiện nay khi mà nguồn cung thực phẩm, quyền tiếp cận nguồn lương thực một cách an toàn đang chịu tác động nghiêm trọng. Hạn hán, lũ lụt trên diện rộng cùng các hình thái thời tiết cực đoan đã và đang liên tiếp ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để giải quyết được bài toán nan giải mang tên an ninh lương thực đòi hỏi các giải pháp tổng thể giữa chiến lược phát triển nông nghiệp song hành với bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
-         Thiếu an ninh lương thực được nhìn nhận từ hai góc độ: thiên tai ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực và sự bất bình đẳng trong tiếp cận lượng thực.
A)  NGUYÊN NHÂN
-         Với sự nhìn nhận từ các chuyên gia kinh tế chính trị thì ta tiến hành phân tích nguyên nhân trực tiếp từ hai góc độ: Thiên tai ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực và sự bình đẳng trong tiếp cận lương thực. Và sau đó là nguyên nhân sâu xa là do tác hại của chiến tranh.
-         Nguyên nhân trực tiếp
-          Thiên tai ảnh hưởng: Trong mấy năm vừa qua, nhiều nước trên thế giới đã hứng chịu những đợt thiên tai kinh hoàng, hạn hán, mưa lũ kéo dài đe dọa mùa màng, giảm năng suất cây trồng....
+Hiện tượng thời tiết cực đoan đã đe dọa đến vựa lúa hàng đầu châu Á, gây nguy cơ giảm sản lượng và mặt hàng thiết yếu tăng giá mạnh.
+ Do ảnh hưởng của El Nino, dự kiến sản lượng gạo thế giới trong năm nay sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010 do lượng mưa sụt giảm. Những vựa lúa tại Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam - ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - phải chịu hạn hán kéo dài vì các con sông cạn nước, làm giảm sản lượng gạo và đời sống người nông dân thêm bấp bênh.
Mới đây, theo tờ báo Reurte của Mỹ, và tờ báo New Yok Time và Thông Tấn Xã Tân Hoa có dẫn chứng, và bình luận, phân tích về vấn đề mà FAQ( tổ chức nông lương LHQ) nêu ra Việc nguồn cung không được đảm bảo sẽ tác động đến an ninh lương thực của 7,2 tỷ người trên thế giới. Gánh nặng này càng tăng nếu dân số thế giới tăng lên 9,6 tỷ người vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp cần phải tăng 70% để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Tuy nhiên, nếu sản lượng lương thực toàn cầu không tăng tới mức này, một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ xảy ra, kèm theo đó là tình trạng đói nghèo gia tăng mạnh, tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu chất càng tăng cao. Liên hợp quốc cảnh báo, nếu nguồn cung lương thực không được đảm bảo, đến năm 2020, thế giới sẽ có thêm 60 triệu người nữa bị thiếu ăn cùng với gần 1 tỷ người suy dinh dưỡng.
-         Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận lương thực: An ninh lương thực toàn cầu dưới góc độ là sự bình đẳng trong việc tiếp cận lương thực, thực phẩm có chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cũng có nhiều vấn đề cần xem xét. Hàng triệu người trên thế giới, trong đó đa số tập trung tại các nước châu Phi không được cung cấp đẩy đủ các nguyên tố vi lượng như sắt, iốt, vitamin A… trong bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tật, mù lòa, thiểu năng trí tuệ.
Theo Báo cáo Dinh dưỡng toàn cầu năm 2016, suy dinh dưỡng chiếm gần 50% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng chú ý, gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu dinh dưỡng như còi cọc, thiếu máu,… đang là thách thức lớn đối với ít nhất 57 quốc gia trên thế giới. Báo cáo chỉ ra rằng, tổn thất do suy dinh dưỡng chiếm tới 11% GDP mỗi năm của châu Phi và châu Á.
+ Một nghịch lý là trong khi nhiều trẻ em tại các nước kém phát triển không được tiếp cận thường xuyên với nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thế giới lại phải đối mặt với tình trạng trẻ béo phì, thừa cân. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm nay cho thấy ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân, nhất là các nước đang phát triển có số lượng tăng nhanh nhất.
+ Theo WHO, an toàn thực phẩm, việc bày bán đồ ăn, đồ uống không lành mạnh là tác nhân dẫn tới tình trạng trên. Các vấn đề sức khỏe từ trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em béo phì đang đe dọa tương lai của các thế hệ và cũng là tương lai của thế giới. Vì thế, bảo đảm an ninh lương thực cũng là bảo đảm tương lai của thế giới.
-         Nguyên nhân sâu xa
-         Do tác hại của chiến tranh: Cùng với Bắc Phi, Trung Đông và vùng Vịnh, vùng Nigeria và mấy nước xung quanh, Yemen đang trở thành một trong những nơi quyết định kết cục cuối cùng của cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Chiến trường này cũng là một trong những nơi phân định vai trò và ảnh hưởng nổi trội giữa những thành viên của thế giới Ả Rập và thế giới Hồi giáo cũng như một trong những nơi quyết định tương lai và trật tự chính trị an ninh của cả châu Phi.
-         Kéo theo đó là một cuộc chiến về đói nghèo và an ninh lương thực đang trở nên cấp bách nhất ở những nơi này, về chiến lược giảm đói nghèo của các nhà lãnh đạo ở các quốc gia này là đã có, nhưng không thể thực hiện, bởi vì mới vừa thực hiện thì sẽ quay ngược lại chống khủng bố, chiến tranh bảo vệ quốc gia trước sự xâm chiếm lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Kết quả hình ảnh cho nạn đói ở châu phi hiện nay
NẠN ĐÓI Ở TRUNG ĐÔNG
B)   SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP
+ Bàn về các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, các nước đều xây dựng chiến lược riêng. Thế giới chia sẻ nhận thức chung rằng an ninh lương thực là phần quan trọng của an ninh quốc gia, nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng lương thực thiết yếu cho người dân và đủ lượng lương thực dự trữ chiến lược của quốc gia.
Trước hết, những tác động đến đời sống xã hội do giá lương thực thế giới tăng cao vừa qua đặt ra yêu cầu cấp thiết là các nước phải tăng cường đầu tư xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực có tính bền vững cao. Các nước cũng cần thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nâng cao sản lượng các loại cây lương thực. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm an ninh lương thực bền vững cho đất nước. Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa, phát triển các ngành công nghiệp, các chính phủ cần chú trọng những chính sách nhằm hạn chế tình trạng nông dân bỏ nông nghiệp di cư lên các thành phố, đồng thời quan tâm đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, đảm bảo thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
+ Giải pháp thứ hai là mở rộng hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh lương thực. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh lương thực của quốc gia và an ninh lương thực của thế giới có quan hệ ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. Đây là đặc điểm mới hiện nay và có tác động rất lớn đến chiến lược an ninh lương thực mà các nước đều phải tính đến.
Và trên hết, đẩy mạnh hợp tác ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu phải là ưu tiên số một của thế giới trong nỗ lực chung đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
+ Lĩnh vực nông nghiệp không chỉ chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu mà còn góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo các chính phủ trong khu vực cần khẩn trương áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu vật nuôi, cây trồng để hướng tới một một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
+ Giaỉ pháp thứ ba: các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh mẽ như Việt Nam, Trung Quốc, Israel, Thái Lan, Ấn Độ… cung cấp cây giống có chất lượng, tùy thuộc địa hình thời tiết, trợ giúp kỹ sư để giảng dạy phương pháp canh tác để họ có thể tự cung tự cấp trong quốc gia, để giảm tình trạng nạn đói trước mắt.
+ Mở rộng xuất khẩu hàng hóa lương thực và thực  phẩm của các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, với việc cắt giảm thuế quan, và với một chính sách nhất quán giữa các bên.
Kết quả hình ảnh cho an ninh lương thực
VÌ AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI
Về Luật Pháp quốc tế thì: Tuyên Ngôn thế giới về xóa bỏ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng năm 1974(Được thông qua tại Hội nghị Lương thực thế giới ngày 16/11/1974, được tán thành theo Nghị quyết 3348 (XXIX) ngày 17/12/1974 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc) và Hiệp ước An ninh thực phẩm quốc tế(IFST). Nguyên tắc của các văn bản chính trị và pháp lý có tính quốc tế này là đặt mục tiêu đặt quyền con người trước tự do thoát khỏi đói nghèo, để tính chất pháp lý này có được hoàn hảo thì các quốc gia trên thế giỏi thông qua, và ký kết thực hiện đúng theo các Hiệp ước, và tuyên ngôn trên, nhằm đem lại lương thực cho con người, và giải quyết những bất ổn xung quanh những vấn đề mà thế giới đang mắc phải.
3.     VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÂU PHI, TRUNG ĐÔNG LÀ NHỮNG KHU VỰC ĐÓI NGHÈO TRẦM TRỌNG
-          Về thách thức lớn nhất hiện nay ở châu Phi là đảm bảo an ninh lương thực và châu lục này cần tập trung giải quyết vấn đề “sống còn” đó trong thời gian tới.
-         Năm 2003, tại Hội nghị Thượng đỉnh AU ở thủ đô Maputo (Mozambique), các nhà lãnh đạo châu Phi đã ký thỏa thuận cam kết về tài chính và thành lập Chương trình Phát triển Nông nghiệp Toàn diện của châu Phi (CAADP), một kế hoạch đầy tham vọng của châu lục này nhằm xây dựng và thúc đẩy một cuộc “cách mạng nông nghiệp” tại đây
-         Các chuyên gia kinh tế của WB nhấn mạnh: "Cần phải thay đổi quan niệm của thanh niên châu Phi về nông nghiệp vì lĩnh vực tiềm năng này có thể trở thành một ngành kinh doanh có triển vọng nhất trong tương lai tại châu lục này".
-         Còn Trung Đông trừ các quốc gia có nền kinh tế phát triển thần kỳ như Dubai, Quata thì các quốc gia còn lại vẫn đang nằm trong những thách thức của vấn đề an ninh lương thực toàn cầu này;
+ Sống bằng nguồn lương thực sẵn có, và nhập khẩu
+ Số trẻ em suy dinh dưỡng ở Trung Đông ngày càng gia tăng
+Bất ổn về chính trị, kéo theo tình trạng khủng bố, và vị trí địa lý khắc nghiệt, đã ảnh hưởng quá nhiều đến việc sản xuất lương thực thực phẩm ở nơi đây.

4.     KẾT LUẬN
-         Ngày Lương thực Thế giới được quy ước là ngày 16/10 hàng năm nhằm kỷ niệm việc thành lập của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp hồi năm 1945, đây là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc có vai trò lớn trong việc đồng hành cùng các quốc gia trên khắp thế giới chống lại nạn đói.
-         Vào Ngày Lương thực Thế giới, các quốc gia và tổ chức trên khắp thế giới sẽ thực hiện nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức cho người dân về an ninh lương thực.
An ninh lương thực hiện đã không còn là vấn đề nóng ở đa số các quốc gia trên thế giới, tuy vậy, ở một số đất nước thuộc Châu Phi, Trung Đông và cả Châu Á, sự nghèo đói, thiếu thốn và suy dinh dưỡng vẫn còn rình rập, thậm chí ở một số quốc gia như Somalia, Kenya… nạn đói diễn ra trầm trọng.
-         Năm 2012, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn là mối quan tâm lớn của toàn cầu vì 1 tỷ người đang bị nạn đói, suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã kết luận rằng chúng ta vẫn còn xa phát triển thiên niên kỷ Mục tiêu (MDG) số 1: giảm một nửa số đói nghèo đói vào năm 2015. Tại Châu Phi vùng hạ Sahara, số người phải chịu nạn đói là 239 triệu và con số này có thể sẽ tăng trong tương lai gần.
-         Giá lương thực leo thang và các cuộc bạo động thực phẩm là một trong số nhiều triệu chứng của cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra và mất an ninh. Thay đổi khí hậu và thay đổi thời tiết, hiện tại và dự báo thường làm tăng tình trạng mất an ninh lương thực và thay đổi mạnh các hoạt động nông nghiệp, như đã được Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đưa ra vào tháng 6 năm 2011.

-         Nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực là sản lượng lương thực không đủ. Kể từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2007-2008, ngày càng có nhiều nhận thức trên toàn thế giới rằng chúng ta phải sản xuất ra nhiều thức ăn tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét