Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

DỰ ĐOÁN TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN MỘT TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI: PHẦN 1( KHAI SÁNG Ý THỨC HỆ )

Nghiên cứu và phân tích của Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp trên trang Nghiencuuquocte.org, bài Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc, và các tin tức nổi bật về ''Trung Nam Hải " trong một thời gian qua. Cùng với phương pháp phân tích và dự đoán Khoa học chính trị, hôm nay, xin được rút ra bài phân tích tổng thể về TRung Quốc trong suốt thời gian mà Trung Quốc thực hiện một loạt các cải cách mà Trung Quốc đã thực hiện từ thời kỳ của chủ tịch nước Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đến CT Tập cận Bình. 

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ (CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


Lật lại những dấu ấn quan trọng trong bước đột phá cải cách tư duy lý luận, và phương pháp thực thi, vận hành của một nhà nước, Trung Quốc đã tiến sâu và rộng trong con đường cải cách mạnh mẽ về chính trị, ảnh hưởng đến kinh tế, và pháp luật. Làm giàu có hơn một quốc gia có 55 dân tộc, trước đó những thập niên 10-20 của thế kỷ 20, ai đã từng gọi Trung Quốc là ''Đông Á bệnh phu'', sức mạnh của một dân tộc không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề nhỏ nhoi đó. 

Kết quả hình ảnh cho Trung quốc
TỬ CẤM THÀNH(BẮC KINH)
Cùng phân tích lại " quyền tự quyết của các dân tộc" nó được khẳng định trong Điều 2, khoản 1 Hiến Chương LHQ, và điều 1 của Công ước quyền chính trị, dân sự (16-12-1966)
chúng ta sẽ không nhắc đến khái niệm " quyền tự quyết của các dân tộc là gì? và những đặc điểm của quyền tự quyết, mà chúng ta đi sâu vào nói quyền tự quyết của các dân tộc, tại sao không gọi là quyền tự của một quốc gia, vùng lãnh thổ( theo công ước montevideo năm 1933), trả lời cho câu hỏi này, có lần tôi cũng rất thắc mắc, và chính thầy tôi đã giúp tôi làm sáng tỏ, tại sao không là các quốc gia mà lại là các dân tộc?, vđ. Trung Quốc có 55 dân tộc cùng sinh sống, mà 55 dân tộc đó cùng nhau xây dựng một quốc gia hùng mạnh, cái điểm mạnh là các dân tộc này đoàn kết, có tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu thương con người, và được Hiến Pháp " thống trị", bởi vì một lẽ , Hiến pháp chính là khế ước xã hội, thể hiện một ý chí nguyện vọng của quần chúng nhân dân với chính quyền, các dân tộc bởi vì có thể nhập vào và tách ra. 

Bởi vì thế, mà quyền tự quyết của các dân tộc có một điểm chung là sự đoàn kết, thống nhất, và phát triển vì lợi ích chung, vậy thì có nhiều người lập luận, vậy thì quyền tự quyết của các dân tộc, vậy thì dân tộc Kinh, Mường, Tày, Nùng, Ê-Đê, Hoa, Thái..... của Việt Nam là có quyền tự quyết của riêng họ, vậy thì những lập luận đó đang mắc phải việc sai thuật ngữ giữa quyền tự quyết của các dân tộc và quyền tự trị các dân tộc. Khoan hãy giải thích đến 2 thuật ngữ này, mà hãy giải thích lập luận đó là dân tộc của Việt Nam là dân tộc Việt Nam khẳng định tiên quyết rằng không có một cách nhìn tách rời như thế được, nếu như có ai đó tách rời, chứng tỏ anh ta còn mơ hồ, và vì thế chúng ta chỉ giải thích đến đó mà không giải thích thêm, để tự anh ta nghiên cứu thêm. Và dân tộc Việt Nam thế nào thì Trung Quốc cũng thế đấy.

Câu nói của CT-TBT Đặng Tiểu Bình từng có câu nói"mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, quan trọng là mèo nào bắt được chuột". (Ở đây tác giả chỉ muốn phân tích đường lối khai sáng đất nước, chứ không có ý ca ngợi mãnh liệt, vì tác giả vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh biên giới Vị xuyên ngày 17-2-1979), cuộc cải cách sâu rộng từ năm 1978 mở ra một đất nước Trung Quốc mạnh mẽ trong đường lối kinh tế, pháp luật, xây dựng CNXH khá dã, toàn diện mở đường cho CNXH đặc sắc Trung Quốc. 

Kết quả hình ảnh cho Trung quốc

Dưới thời của CT Giang Trạch Dân, thì Hồng Kông và Ma Cao được Anh và Bồ Đào Nha trao trả lần lượt từ năm 1997, 1999. Thống nhất được hai đặc khu hành chính này rồi, thì Trung Quốc sẽ tiếp quản và quản lý chặt chẽ, nhưng không ảnh hưởng sự phát triển nền kinh tế ở hai đặc khu này, tính ra thì hai đặc khu này là " con mồi béo bở" của các ông chủ doanh nghiệp, tập đoàn lớn, trên thế giới đầu tư vào, sàn giao dịch chứng khoán của Hồng Kông luôn có sự tăng giá nhất định, Một quốc gia- hai chế độ mà người ta từng nghĩa là thực chất là nghĩa kép, Hồng Kông và MaCao không đi theo tư bản chủ nghĩa, mà cũng không đi theo CNXH đặc sắc ở Đại Lục mà đi theo một nguyên tắc vận hành riêng biệt của họ, đơn giản là Cơ quan Lập- Hành pháp dường như có điểm chung và phối hợp, nhưng cơ quan tư pháp là độc lập, nhưng họ cũng không được biểu quyết theo ý của họ, mà phải được sự chấp thuận của chính quyền trung ương, và người đứng đầu đặc khu phải là công dân của đặc khu, hoặc là do tiến cử của Trung ương, người đứng đầu đó phải sống mãi trong đặc khu và không được ra ngoài sinh sống. 

Dưới thời của CT Hồ Cẩm Đào, việc thống nhất những nền tảng tư tưởng và lý luận của Trung Quốc trong việc xây dựng một chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thể hiện một cách mạnh mẽ nhất. Các nền tảng lý luận đặc sắc Trung Quốc cho đến nay là 
- Tư Tưởng Mao Trạch Đông
- Lý luận Đặng Tiểu Bình
- Thuyết Ba Đại Diện
- Thuyết Bốn Hiện Đại Hóa
- Giấc mộng Trung Hoa.
- Học Thuyết Mác- Lênin( nói đúng hơn là Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác)


Kinh tế thị trường của Trung Quốc bước sang trang từ những năm 1984, từ khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, với công ty cổ phần hữu hạn bách hóa thiên kiều( Bắc Kinh), và tiến hành cổ phần hóa mạnh mẽ từ văn kiện tháng 12-1986 của Trung Quốc. 

Dưới thời đại hiện nay, CT-TBT Tập Cận Bình đã làm mạnh mẽ hơn sức mạnh và tính chính danh của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước, đường lối của ông Tập nêu ra có nhiều tính chất thuyết phục, với sự lãnh đạo kiên quyết của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ khi ông Tập lên nắm quyền( 2012) thì ông Tập đã sử dụng thiết chế quyền lực và sức mạnh của Tư Pháp, nhiều quan chức cấp cao trong Đảng, Nhà Nước bị thanh trừng do tham nhũng và hối lộ, cụ thể như Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Tô Vinh, vvv..
Mới đây, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của CPC, ông Tập đã nêu ra một số nguyên tắc cốt lõi trong một chặng đường xây dựng một bộ máy nhà nước mới, và thông qua tư tưởng Tập Cận Bình. Tháng 3 năm nay, ông Tập lại đưa ra ý kiến xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và tỷ số phiếu đồng ý là tuyệt đối, việc sửa đổi hiến pháp lần này mở đường cho những nhà lãnh đạo cấp cao có tài có đức, vận dụng lý luận vào thực tiễn sẽ phát huy hết sức mạnh của mình, để cống hiến cho đất nước. 

Với một loạt cải cách toàn hiện trong hệ thống chính trị như thế, tin rằng, Trung Quốc sẽ khai sáng ý thức hệ của một xã hội CNXH đặc sắc Trung QUốc. 

Còn nữa.......

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét