Bài phân tích chính trị của phần 1, đã phát thảo về vấn đề KHAI SÁNG Ý THỨC HỆ. Đó là một vấn đề về việc xác lập tư tưởng chính thống của Trung Quốc, với một kỷ nguyên vàng về việc định hình lại thiết chế chính trị, mà trước đó CT-TBT Đặng Tiểu Bình đã làm, công cuộc giải quyết những bất đồng trong một loạt vấn đề về chính trị tại Trung Quốc, đã và đang làm cho Trung Quốc phát triển thần kỳ, và một trong những vấn đề quan trọng nhất đó là thay đổi và hoàn thiện thể chế chính trị, cho phù hợp với thời đại ngày nay, thời đại của thế kỷ 21, thời đại mà các nhà khoa học chính trị nhận định rằng Châu Á- Thái Bình Dương sẽ xác lập một trật tự thế giới mới, Châu Á- Thái Bình Dương như các nhà khoa học chính trị đã nhận định ấy thì đã và đang xác lập ở Trung Quốc là một Cường Quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì TBT-CT Tập Cận Bình đã nhận định gồm nhiều mục tiêu, mà hai mục tiêu trước mắt đó chính là:
+ Xây dựng XHCN mang đặc sắc Trung Quốc
+ Xác định một dự định khả quan là biến Trung Quốc thành siêu cường quốc trên thế giới về kinh tế, chính trị.
- Tư tưởng Tập Cận Bình được truyền bá rộng rãi, được dạy trong nhiều trường đại học của Trung Quốc, trở thành tư tưởng chính trong quá trình xây dựng xã hội Trung Quốc khá dã và toàn diện.
- Trong quá trình cải cách mạnh mẽ và sâu rộng về thể chế chính trị của Trung Quốc thì vấn đề xác lập một vị thế đủ mạnh cho các vùng tự trị dân tộc, cho đến nay thì Trung Quốc đã có 155 vùng tự trị dân tộc. trong đó thì có 5 khu tự tự trị rộng lớn và có số dân đông đảo ở Trung Quốc đó là: khu tự trị nội mông cổ, Hồi ninh hạ, Tây Tạng, Choang- Quảng Tây và Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Có 30 châu tự trị và 120 huyện tự trị.
- Trong 55 dân tộc thiểu số thì có 44 vùng tự trị được thành lập, dân số của dân tộc thiểu số của các vùng tự trị chiếm 71% trong tổng số của các dân tộc thiểu số và diện tích của vùng tự trị dân tộc và chiếm 64% diện tích của toàn bộ đất nước. Đưa ra con số như thế là ý nói rằng vai trò của Địa- Chính Trị trong quá trình nghiên cứu và phân tích chính trị quốc tế, mỗi quốc gia là rất quan trọng.
- Có một vài dân tộc là thiểu số sống tập trung vào một diện tích nhỏ, nên không thể xây dựng thành một vùng tự trị dân tộc, cho nên trong Hiến pháp của Trung Quốc đã có phương pháp xây dựng hương dân tộc, từ đó mà các hương dân tộc này có thể làm chủ và có quyền tự trị cho riêng mình, cho đến nay có khoảng 1,100 hương dân tộc.
- Về việc xác định vùng dân tộc tự trị thì cho đến nay có 3 phương pháp, nói theo môt cách dễ hiểu nhất là:
1. Lấy một vùng dân tộc thiểu số tập trung làm nền tảng để xây dựng vùng tự trị
2. Lấy một vùng thiểu số có dân tộc tương đối đông để làm nền tảng, trong đó nơi ấy phải tập trung một hoặc một vài dân tộc thiểu số khác để thành lập các vùng tự trị.
3. Lấy vùng có hai dân tộc thiểu số trở lên để làm cơ sở xây dựng vùng tự trị.
II. NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRUNG QUỐC
- Nguyên tắc phổ thông: tức là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên được bầu cử, trừ những trường hợp bị tước đoạt các quyền chính trị dân sự được quy định trong hiến pháp và pháp luật.
- Nguyên tắc bình đẳng: tức là chủ thể hưởng quyền bầu cử với hiệu lực của quyền đó là tương đương nhau, biểu hiện là các cử tri và các đại biểu trong lần bỏ phiếu đầu tiên được bầu 1 lần, hiệu lực của tất cả số phiếu đó là hoàn toàn tương đồng.
- Nguyên tắc kết hợp giữa bầu cử trực tiếp và bầu cử gián tiếp: năm 1954, theo quy định của luật bầu cử thì bầu cử trực tiếp ở hương trấn, thành phố không lập khu và quận, đến năm 1979 thì luật bầu cử mở rộng ra ở huyện và huyện tự trị.
- Nguyên tắc bầu cử lấy chênh lệch: luật bầu cử năm 1979 quy định về bầu cử lấy chênh lệch giữa các đại biểu. Hiện nay , thì ĐHĐB nhân dân 5 cấp trong ĐHĐB nhân dân toàn quốc đều theo nguyên tắc chênh lệch.
- Nguyên tắc bỏ phiếu không ghi tên: để đảm bảo quyền bí mật riêng tư của mỗi cử tri, người đi bầu không ghi họ tên vào phiếu bầu, và nếu như người mù hay tàn tật thì có thể ủy thác cho người tín nhiệm của người đó viết thay vào phiếu bầu.
Từ các nguyên tắc bầu cử trên của Trung quốc cũng cho thấy rằng, cuộc cải cách sâu rộng vào hệ thống chính trị của Trung Quốc đã và đang thành công bước đầu, thể hiện dân chủ và bình đẳng trước pháp luật, là những nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước, tuy nhiên, không thể nào mà một cá nhân, một tổ chức có thể đánh giá được vấn đề về dân chủ và bình đẳng trước pháp luật bằng cách nhìn của một các nhân chỉ nhìn từ ngoài vào được, " nhìn bên ngoài vào chúng ta chỉ thấy cái đẹp của ngôi nhà ấy, nhưng bên trong ngôi nhà trang trí, và sắp xếp như thế nào?, thì một người đứng bên ngoài không hề quan sát được, mà phải được người khác mời vào nhà, và cùng người nhà bình luận ngôi nhà đó có đẹp hay không?".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét