Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

ĐƯA RA SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG BÀI PHÂN TÍCH “Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam” TS. LÊ VĨNH TRIỂN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Tài liệu tham khảo: GT kinh tế chính trị Mác- Lênin, Kinh tế chính trị quốc tế, và khoa học chính sách công. 

Vừa qua, trên trang Nghiencuuquocte.org có Bài viết là “Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam” mà tác giả là TS. Lê Vĩnh Triển, khoa quản lý xã hội, đường link: “http://nghiencuuquocte.org/2018/02/20/luong-nan-trong-kinh-te-va-phat-trien-viet-nam/#more-24750
Đọc và suy luận những điều mà TS nói đúng thật là không sai, nhưng với cái khó khăn nào thì cũng có cách giải quyết cho những khó khăn ấy, với kiến thức hạn hẹp của một sinh viên năm cuối ngành khoa học chính trị, với một ít thế giới quan mà em đã tích lũy trong suốt những năm đại học, hôm nay, em xin được mạo mụi bình luận và đánh giá, phân tích, đưa ra sáng kiến giải pháp cùng Thầy TS. Lê Vĩnh Triển.
Hình ảnh có liên quan

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT VÀ GIẢI PHÁP
Các thế lưỡng nan ở đây mà TS. Lê Vĩnh Triễn đưa ra là cổ phần hóa DNNN, khai thác tài nguyên thiên nhiên, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, lĩnh vực đầu tư công, và tham nhũng.
+ Còn nhớ môn “ Hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam” và người dạy là TS. Đinh Trung Thành( khoa chính trị- đại học vinh). Trong đó, có tiếp cận đến ODA, FDI, thì hình thức nào cũng có những nhược điểm và ưu điểm, sự vận dụng để thực tiễn hóa các yếu tố tác động đến nền kinh tế của Việt Nam là không được xem nhẹ!, bởi vì nó ảnh hưởng một cách trực tiếp và lâu dài đến nền cả một nền kinh tế. Còn nhớ một nhược điểm quan trọng của FDI là Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, với hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài này, ta phải lựa chọn tính toán thật kỹ càng để áp dụng đầu tư. Nếu vậy thì tại sao ta không giảm lượng vay vốn từ ODA, FDI mà thay hình thức đầu tư gián tiếp từ nước ngoài FPI, vốn dĩ cái ưu điểm của nó là thúc đầy phát triển hệ thống tài chính và cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật cho các chính sách công, nhưng ưu điểm của nó thì có thể khắc phục được đối với các nhà kinh tế học, đó là giảm tính độc lập của chính sách tài chính và tỷ giá hối đối, nền kinh tế trong nước dễ đi vào khủng hoảng khi rơi vào những cú sốc bên trong và bên ngoài của nền kinh tế?
Trong khi đất nước Việt Nam đang thúc đầy công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vốn dĩ nó đã được định hình từ Hội nghị TW 7 khóa VII(tháng 6-1994) và đến ( tháng 4-2001) nước ta định hình toàn diện về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cách thức để hóa giải những vấn đề đó nó có thể nằm trong phương pháp “ xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội”  trong đó cơ cấu ngành là xương sống của cơ cấu kinh tế.
Kết quả hình ảnh cho năng lượng sạch
NĂNG LƯỢNG SẠCH
Khi đó thì tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm và tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Nói về Nông nghiệp là giảm chứ không phải bỏ toàn diện, cho nên, nền nông nghiệp vẫn là ngành nuôi sống con người Việt Nam. Nhưng một thực tế ai cũng nhìn thấy được đó là người nông dân Việt Nam nói chung, người nông dân ở ĐB sông cửu long nói riêng, đang chật vật gì đầu ra cho sản phẩm, trồng trọt đã khó, xuất bán còn khó hơn, thử hỏi sau cho người nông dân hứng thú với ngành mà vốn dĩ mấy nghìn năm nay đang và đã, sẽ tiếp dục nuôi sống chúng ta, rồi thì quay lại đánh giá và cho rằng chính sách công còn hạn chế, chưa ảnh hưởng trực tiếp đến “ bà con nông dân”, và chưa có mô hình hay để áp dụng triệt để, nhưng hãy nhớ là chính sách chỉ là mục tiêu và giải pháp của những quyết định chọn làm hay không làm của nhà nước, và cho dù chính sách toàn diện thì thực trạng ngoài đời sống sản xuất nó đang khó khăn thì cũng không ảnh hưỡng trực tiếp được. Và đến đây áp dụng các quy luật sản xuất hàng hóa trong học thuyết kinh tế chính trị của Mác ra nhận định thì đúng, nhưng nó cũng chỉ là lý thuyết, phải có môt cách tác động trực tiếp và hữu hiệu, ngắn hạn. Áp dụng học thuyết giá trị lao động của Mác mà nói thì Hàng hóa hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, thì nông nghiệp vốn dĩ sản phẩm là nông sản, thủy sản thì giá trị và giá trị sử dụng điều có tính tương đối.  vậy thì đến đây giải pháp cho vấn đề này chính là tổ chức mạnh mẽ đánh giá chính sách nhà nước sau cho có hiệu quả, phân công thực thi chính sách không bị chồng chéo để khi có chuyện xảy ra thì “ đỗ lỗi lẫn nhau”. Mà công việc cấp bách là tìm kiếm thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao động, giảm cường độ lao động. áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác có hiệu quả hơn.
Chính sách thu hút nhân tài, và định hướng công việc cho những người đam mê và sáng tạo,  để phục vụ cho nhân dân, nhưng trước hết phải xắp sếp lại một loạt các ngành, “ đào tạo ngành nào thì ra trường phục vụ cho ngành đó” tránh làm trái nghề, chỉ việc làm trái nghề thôi cũng đã là gánh nặng của đội ngũ công chức, có trình độ giỏi về ngành này nhưng lại ép mình phục vụ cho ngành khác vì lương bổng nuôi sống bản thân. Trong khi đó, tinh giản biên chế lại là rào cản cho chính sách thu hút nhân tài, các sinh viên giỏi- xuất sắc và bị rào cản bởi nghị định số 140/2017 về chính sách thu hút người tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước các cấp, nhưng chỉ sinh viên xuất sắc mà hạn chế giỏi. Sinh viên xuất sắc sẽ có 3 mặt là xuất sắc về lý thuyết hay xuất sắc về thực hành, hay cả lý thuyết lẫn thực hành. Nhưng mặt thứ 3 thì cả nước rất khó khăn để kiếm ra được người như thế. Nếu như tinh giản biên chế thì biện pháp hay nhất có lẽ là phân công lại và đào tạo cho đúng ngành- đúng nghề, chất lượng thay vì số lượng, giảm thể các trường đại học kém chất lượng, đi vào trọng tâm các trường đại học lâu năm, có chất lượng, đi kịp thời đại của cách mạng tri thức.

Kết quả hình ảnh cho CHÍNH sách an sinh xã hội
Tránh tham nhũng bằng công khai tiền lương ở các phương tiện truyền thông đại 
chúng, nâng cao tránh nhiệm của ngành thanh tra và ủy ban kiểm tra, vốn là “thanh bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước.
 Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải có hạn chế, tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng của con người thì lại cao, trong đó các nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt là cần thiết vô cùng, nếu như thế thì giải pháp cũng chỉ là hai hình thức: thay đổi chế độ chính sách cho những ngành khai thác, nhất là những cá nhân trực tiếp khai thác như tăng lương, hưởng phụ cấp thêm, sau khi khai thác thì chính họ sẽ công bố lượng khai thác qua các cơ quan thông tấn, báo chí.  Và thúc đẩy sáng tạo và tận dụng các nguồn năng lượng sạch, đảm bảo chất lượng và nhu cầu tiêu dùng( mua bản quyền sáng chế, hay khai thác chất xám khối ngành kỹ thuật, tài nguyên, từ các học viên, sinh viên nước ngoài và có chế độ cho họ).
Kết quả hình ảnh cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì theo em là chưa thể làm thực hiện đại trà ngay bây giờ, vì 3 gánh nặng và nhiều hơn nữa nhưng em chỉ ra 3 gánh nặng đặc biệt
+ Ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế, môi trường đầu tư và phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do các rào cản thuế quan thương mại, cho dù có AFTA, WTO, TPP, CPTPP, hay có nguồn viện trợ từ ODA chăng nữa cũng chưa đủ để phá banh rào cản phát triển kinh tế Việt Nam.
+ Nợ công và lạm phát hằng năm vẫn xảy ra, tình trạng thất nghiệp còn nhiều, và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dự án của nhà nước vẫn còn chưa hoàn thiện.
+ Khoản kinh phí đầu tư cho các thị trường hàng đầu thế giới là rất lớn, nguồn trợ cấp xã hội, tiền lương cán bộ, công chức, và những khoản dự trù khác của nhà nước vẫn còn là một rào cản cho phương pháp cổ phần hóa DNNN.
Theo em, có 2 giải pháp cho vấn đề này là các Doanh nghiệp tư nhân mua lại cổ phần của nhà nước, và thúc đẩy sự hỗ trợ, hợp tác, cạnh tranh giữa DNNN và DNTN, thúc đầy DNCVĐTNN, và Hợp tác xã, nhất là sự liên kiết của các thành phần doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Trong Quan hệ chính trị quốc tế: chủ thể của chính trị quốc tế là quốc gia( chủ thể chính), ( các dân tộc đang đấu tranh là chủ thể tiềm tàng), và( các chủ thể đặc biệt khác), mà khi quan hệ chính trị quốc tế thì phải xác định các yếu tố về lợi ích quốc gia, sức mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia, và tuân thủ theo luật pháp quốc tế khi quan hệ với nhau. Trong chuyến thăm philippin vào năm 2014, trả lời trước báo chí, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu: “Không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị, hay lệ thuộc vào một vấn đề nào đó”. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét