Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

QUỐC GIA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ GIẢI THÍCH CỦA QUỐC GIA TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

 TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

I. KHÁI NIỆM VỀ QUỐC GIA
- Quốc gia là một cộng đồng có đông đảo dân cư sinh sống trên một lãnh thổ riêng biệt và được tổ chức thành nhà nước, có chủ quyền, và phải tuân thủ một quyền lực pháp lý và cơ sở chính trị chung. 
 Quốc gia có quyền lực pháp lý tối cao, sử dụng hợp pháp sự cưỡng bức trong lãnh thổ của mình, phải phân biệt rõ ràng với tổ quốc và đất nước vì những thuật ngữ này không phải là khái niệm pháp lý, quốc gia sẽ sử dụng hai mặt:
+ Sẵn sàng sử dụng bạo lực để đạt được mục đích
+Và thuyết phục các công dân về bản chất là hợp pháp của các quyền lực quốc gia.
Căn cứ vào Luật Pháp quốc tế thì chúng ta có hai Văn bản pháp lý đó là Công ước Montevideo năm 1933 và Hòa Ước Westphalia năm 1648. link của 2 văn bản dưới đây:
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Montevideo
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Westfalen
Hình ảnh có liên quan
QUỐC KỲ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT QUỐC GIA
II. ĐẶC TRƯNG VÀ TÍNH CHẤT, PHÂN LOẠI VÀ CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
A) ĐẶC TRƯNG
+ Là một không gian lãnh thổ bao gồm địa phận, không phận,thủy phận  
+ Có một hệ thống kinh tế và xã hội phát triển
+ Đơn vị chính trị của một nhà nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
+ Có một nền văn hóa chung làm khuôn mẫu
B) TÍNH CHẤT
+ Là Công cụ đặc thù của một xã hội
+ Là công cụ quyền lực của một quốc gia, và có thực hiện quyền lực pháp lý
+ Tính đồng nhất
+Tính lịch sử
C) PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
+ Về vị trí địa lý
+ Về chế độ chính trị
+ Về trình độ phát triển kinh tế -xã hội
+Về Tôn Giaó
+ Về Thu Nhập quốc dân
+ Hình thức tổ chức
+ Quy mô sức mạnh
D) CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
- Chủ thể trong chính trị quốc tế của một quốc gia là: Lợi ích quốc gia, sức mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia.
- Chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc là :
+ Quốc gia: là chủ thể lâu đời
+ Các dân tộc và vùng lãnh thổ đang đấu tranh: chủ thể tiềm tàng
+ Các Tổ chức quốc tế, và Nhà nước tôn giáo, nhà thờ: chủ thể phái sinh
+ Các Chủ thể đặc biệt khác
Kết quả hình ảnh cho PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
III.  NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀO THẾ KỶ 21, VÀ NHỮNG CÂU TRANH LUẬN RẮC RỐI
- Thế giới đã bước qua thế kỷ 20 với nhiều cuộc chiến tranh nổi dậy, một bên là giành chính quyền và một bên là đi xâm lược các quốc gia khác, để làm thuộc địa và áp bức- bóc lột, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia bị đô hộ và xâm lược. Nhưng Thế kỷ 20 đã đánh dấu cho một chặng đường mà Chính trị cũng như luật pháp quốc tế đã ghi nhận được những gì đã trải qua, và có những quy chế để răn đe và xử phạt các vi phạm. Đồng thời, thế giới cũng đã chứng kiến được bước dạo đầu cho những cuộc chiến vũ trang của các cường quốc diễn ra vào thế kỷ 20, và sự xác lập hoàn chỉnh về chủ quyền của các quốc gia trên bản đồ thế giới. Minh chứng được sự bảo vệ mạnh mẽ của con người trước những dã tâm xâm lược chủ quyền của họ. 
- Bước Sang thế kỷ XIX với bức tranh toàn cảnh thế giới không còn là những cuộc chiến đi xâm lươợc về chủ quyền quốc gia như trước nữa, vì đó là quyền bất khả xâm phạm, mà thay vào đó là những cuộc chơi về kinh tế, và các cường quốc hạt nhân mới nổi, muốn vươn lên để thoát khỏi sự ảnh hưởng của các nước lớn, và tự do về mặt kinh tế, chính trị của các quốc gia trên thế giới, vẫn còn có những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền quốc gia, để toàn vẹn lãnh thổ của mình, có những quốc gia thì muốn thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như Triều Tiên, hay các quốc gia đang có cuộc nội chiến như Trung Đông là do tiềm tàng lịch sử có xung đột đến nay chưa thể giải quyết. Và các phong trào công nhân họ muốn thống nhất và hòa bình, với lại họ muốn toàn vẹn tính dân tộc và bộ tộc của họ mà không bị ai phá hủy, hay ép buộc họ như Phong trào công nhân người Kurd. Các phong trào công nhân ở Bắc Phi và Nam Phi. VV
- Cũng từ đó mà chủ quyền của một quốc gia không còn là tuyệt đối do ràng buộc của Luật pháp quốc tế, và ''xâm lược về kinh tế'' sẽ là một thuật ngữ mới.Vì trên thế giới này,không có một quốc gia nào không có nền kinh tế cho dù đang hay đã phát triển thì cũng là một nền kinh tế. 
- CÂU HỎI: CHỦ QUYỀN QUỐC GIA CÓ TUYỆT ĐỐI HAY KHÔNG? Là một câu rất là khó để trả lời, vì khi trả lời ta phải xác lập nhiều yếu tố, nhưng tranh luận và vấn đề này sẽ là một cái cần thiết, để trả lời và chứng minh cho thuyết tuyệt đối hay tương đối của chủ quyền của các quốc gia nói chung, trong chính trị hay luật pháp quốc tế. 
Có 3 phương pháp trả lời, nhưng nó điều bị ràng buộc và mâu thuẫn với nhau:
 chủ quyền quốc gia không tuyệt đối, tức là tương đối
Vì: theo công ước Montevideo năm 1933, tại Uruquay thì một chủ quyền quốc gia phải được xác định ở điều 1 như sau:
- dân cư ổn định
- lãnh thổ xác định
- chính phủ
- có khả năng quan hệ ngoại giao
nếu như không trọn vẹn những chủ thể trên thì nó sẽ không cấu thành được một quốc gia.
Thứ hai: những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì có Tô giới và Nhượng địa đó là hai hình thức mà khẳng định rằng là chủ quyền quốc gia là không tuyệt đối, vì tô giới là một phần đất của một quốc gia có chủ quyền bị chủ thể khác quản lý, mà chủ thể đó có thể là các cường quốc thực dân. hay là nhượng địa ở alaska và Hongkong.
- Thứ ba: là do chủ quyền vi phạm nghiêm trọng các luât pháp quốc tế và bị trừng trị các lệnh trừng phạt.
- Nếu như thế thì lại có một dữ kiện nữa, đưa ra đó là Công ước Montevideo nó xác định là một quốc gia, nhưng Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
- với tô giới và nhượng địa là do sự quản lý yếu kém của Nhà nước chứ nó không bị tác động từ bên ngoài làm cho hạn chế về chủ quyền.
- và đã độc lập rồi thì sau lại có thêm thuật ngữ''toàn vẹn lãnh thổ'', vì độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia rồi mà?








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét