Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

SƯ PHỤ CỦA HITLER VÀ MẦM MÓNG CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
TÀI LIỆU TỪ NHỮNG SÁCH CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ( TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP, TIẾNG NGA, TIẾNG TRUNG DỊCH THÀNH TIẾNG VIỆT).

I.  BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ 
- Những thập niên 20-30 của thế kỷ XIX, xảy ra những cuộc khủng hoảng về kinh tế-xã hội ở Phương Tây đã lan rộng sang các quốc gia Châu Âu, nhất là cuộc khủng hoảng về kinh tế 1929-1933, Cuộc khủng hoảng này đã gây ra tình trạng tiêu điều của nền kinh tế. Từ đó vô số công ty rơi vào cảnh phá sản, hàng nghìn người không có việc làm. Người thất nghiệp mất định hướng vào tương lai dẫn tới tình trạng bạo lực gia tăng. Xã hội các nước phương Tây rơi vào bất ổn nghiêm trọng. Lúc này, con đường duy nhất các chính phủ phương Tây nghĩ tới là tăng cường chạy đua vũ trang. Đồng thời họ quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội.
Có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa phát xít được dựa trên những xu hướng chính trị – cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ, như một hệ quả lịch sử tất yếu của những sự chuyển biến trong xã hội thời kì đó. Nước Ý vào những năm 1915-1929 có những chuyển biến sâu sắc trong xã hội, lúc này các Đảng trong xã hội nước Ý, có những khó khăn về những phương thức hoạt động. Từ những cuộc xung đột chính trị gay gắt của những Đảng phái chính trị cho đến các xung đột xã hội của quần chúng nhân dân trong nước. Biểu tình, đình công của công nhân, và sự nổi dậy sâu sắc của chủ nghĩa dân túy lan rộng khắp nước Ý. 
Nắm bắt được những tình trạng xung đột đó, và những bất an của quần chúng nhân dân trong nước, dưới sự ủng hộ của những cựu chiến binh và những người có cùng chung tư tưởng phù hợp với chủ nghĩa dân tộc, muốn đem lại một nước Ý cường thịnh như trước. 
Và với những phong cách hùng biện tài tình, cùng với sức thuyết phục đi vào lòng người BENITO MUSSOLINI đã gây được một ấn tượng trong lòng dân chúng lúc bấy giờ, và chính ông đã khai sinh chủ nghĩa Phát xít ở Ý. 
II. TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA BENITO MUSSOLINI
Benito Mussolini( 27-3-1883/28-4-1945) là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý với một thể chế quốc gia, quân phiệt và chống Cộng sản dựa trên hệ thống tuyên truyền và kềm kẹp khắc nghiệt. Mussolini đưa Ý vào liên minh khối Trục của Adolf Hitler chống lại quân Đồng Minh trong đệ nhị thế chiến. Ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng trong việc gây dựng nên chủ nghĩa phát xít ở thế kỷ XX. Khi khối Trục thua trận, Mussolini toan tính bỏ trốn sang Thụy Sĩ nhưng ông và vợ bị quân cộng sản kháng chiến Ý bắt giết tại hồ Como.
Kết quả hình ảnh cho trùm phát xít ý
BENITO MUSSOLINI 
A) THUỞ THIẾU THỜI
Cha của Mussolini là một người hăng hái ủng hộ chủ nghĩa xã hội, hành nghề thợ rèn; mẹ Mussolini là nhà giáo nhiệt tình, theo đạo Thiên chúa. Theo cha Mussolini, cái tên Benito của trùm phát xít tương lai xuất phát từ tên của vị Tổng thống México Benito Juárez và tên đệm Andrea và Amilcare là xuất phát từ các nhà hoạt động xã hội của Ý Andrea Costa  Amilcare Cipriani. Benito là con cả trong gia đình có ba người con. Hai người em của ông là Arnaldo và Edvige.
Khi là một cậu bé, Mussolini dành một chút thời gian giúp cha mình trong lò rèn. Tư tưởng chính trị của Mussolini chịu ảnh hưởng từ cha ông, một nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa, người hâm mộ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ý với khuynh hướng của chủ nghĩa nhân văn như Carlo Pisacane, Giuseppe Mazzini và Giuseppe Garibaldi.
Mussolini học ở trường một vài năm rồi trốn sang Thụy Sĩ để trốn nghĩa vụ quân sự.
Sau thế chiến thứ nhất, ông bất ngờ chuyển từ chủ nghĩa dân tộc sang phe liên minh. Trong đảng Xã hội, những thành viên nào từng phản đối cuộc chiến đều trục xuất ông. Rồi ông tìm được tờ báo của chính mình, tờ Popolo D'Italia, được nhận trợ cấp từ Pháp do ủng hộ việc Ý gia nhập khối Hiệp ước. Ông gia nhập quân đội năm 1915 và lên chức hạ sĩ.

b) Lãnh đạo phát xít

Trong thời kỳ hậu chiến hỗn loạn, ông tìm kiếm những người ủng hộ ông, đa số là cựu chiến binh. Trong tờ Fasci di combattimento, ông biện hộ cho sự gây chiến của chủ nghĩa dân tộc, kịch liệt phản đối đảng cộng hòa và đảng xã hội. Giữa những cuộc đình công, lo âu về xã hội và sự tuột dốc của nghị viện, Mussolini đã ép buộc nhiều người tham gia khủng bố. Năm 1921, Mussolini được bầu vào nghị viện của nhà nước phát xít. Năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma. Hoàng đế Victor Emmanuel III Đã nhượng bộ cho phép họ đi vào thành phố.
Với vai trò là thủ tướng mới, Mussolini dần dần chuyển chế độ chính trị sang chủ nghĩa phát xít. Năm 1924, người đại diện cho chủ nghĩa xã hội, Matteotti, bị ám sát. Quốc hội Ý bị tan rã vào năm 1928, và chế độ độc tài lại được thiết lập theo con đường phát xít. Cuộc xung đột giữa giáo hội và tiểu bang được chấm dứt bởi hiệp ước Lateran (1929).
Mussolini được người đời gọi là Duce dựa vào những người ủng hộ ông ta, chức vụ đứng đầu quốc hội, thủ tướng và những khoản đầu tư khổng lồ ở ngân hàng.
Kết quả hình ảnh cho trùm phát xít ý
NHỮNG KIẾN TRÚC SƯ CỦA CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

c) Quyết định của phe Đồng Minh với Đức

Mussolini là thân hữu của Hitler cùng nhau tạo kế hoạch để Đức tấn công Áo. Năm 1936, Hitler và Mussolini giúp Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Khối phát xít Đức-Ý được tăng cường sức mạnh bởi 1 đạo quân hùng hậu (1939) do con nuôi của Mussolini - Ciano, giúp đỡ.
Năm 1938, Mussolini bảo Hitler sáp nhập Áo và lập ra hiệp ước Munich. Tháng 4, năm 1939, Mussolini ra lệnh cho quân Ý xâm chiếm Albania. Dưới sự thúc ép của Đức, Mussolini tổ chức lễ công bố chính sách bài Do Thái. Cuộc nội chiến ở Ethiopia và Tây Ban Nha đã bị dập tắt. Mussolini tránh không tham gia thế chiến thứ hai cho tới khi Pháp thất thủ vào tháng 7, năm 1940.
Thất bại của quân Ý ở Hy Lạp và châu Phi và sự xâm lược thấy rõ của phe Đồng minh và đại quân Ý đã tạo ra 1 cuộc nổi loạn trong lòng quân phát xít. Tháng 7 1943, hội đồng tối cao phát xít từ chối giúp đỡ chính sách của Mussolini do Hitler soạn thảo. Musolini bị chính phủ Ý cầm tù nhưng trốn thoát 2 tháng sau nhờ cuộc cướp tù táo bạo do toán cảm tử quân Đức của Otto Skorzeny.
Kết quả hình ảnh cho CÁI CHẾT CỦA BENITO MUSSOLINI
CÁI GIÁ CHO NHỮNG CÁI ÁC ĐÃ GÂY RA

d) Cái chết của nhà BENITO MUSSOLINI

Trong sự suy sụp của quân khối Trục (tháng 4- 1945), Mussolini và người tình Clara Petacci được quân SS Đức hộ tống bị quân du kích kháng chiến bắt gần biên giới Thụy Sĩ. Quân kháng chiến thỏa thuận cho lính Đức đi nhưng giữ lại người Ý, Viên sĩ quan SS quyết định cải trang Mussolini thành lính SS nhưng bị quân du kích nhận ra. Sau đó Hội đồng kháng chiến kết án tử hình và thi hành bản án ngay sau đó. Khi thi hành án Viên thiếu Tá bắn súng ngắn nhưng bị hóc đạn, sĩ quan dưới quyền rút súng ngắn bắn thì người tình Clara Petacci (đã được tha do không liên quan) lao vào trúng viên đạn đầu tiên Mussolini trúng hai viên đạn tiếp theo. Thi thể của họ được đưa tới Milan bị treo ngược ở quảng trường công cộng một vài ngày rồi chôn tại 1 nghĩa trang bí mật. Riêng xác của Mussolini sau đó được dời sang hầm mộ của gia đình năm 1957.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét