TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Ngoài lý thuyết quốc gia, các yếu tố của quốc gia được xác lập trong công ước Montevideo năm 1933, thì trong quá trình hoạt động đối ngoại, nhất là hoạch định chính sách đối ngoại thì ba nhân tố Lợi ích quốc gia, Sức Mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia được xem là những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế.
1) LỢI ÍCH QUỐC GIA
Lợi ích quốc gia là tổng thể các lợi ích về kinh tế và xã hội, chính trị, ngoại giao, an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đặt trong mối quan hệ của các quốc gia và chủ thể quan hệ quốc tế khác, nó phản ánh nhu cầu mục tiêu tồn tại và phát triển của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Lợi ích quốc gia là vấn đề then chốt trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách đối ngoại.
Đặc điểm của lợi ích quốc gia
Việc xác định lợi ích quốc gia tùy thuộc vào bản chất của giai cấp cầm quyền và sức mạnh quốc gia, có thể coi lợi ích quốc gia là mục tiêu và sức mạnh quốc gia là công cụ trong quan hệ chính trị quốc tế, tuy nhiên sức mạnh quốc gia có trở thành công cụ chính được không còn phụ thuộc vào quá trình vận động chính sách.
Lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại luôn thống nhất với nhau, chính sách đối ngoại là mục tiêu và biện pháp mà một quốc gia thực hiện trong lĩnh vực quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ và mở rộng lợi ích quốc gia của mình.
Trong xác định lợi ích quốc gia, các nhân tố về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, các giai cấp và các tầng lớp xã hội tác động qua lại lẫn nhau, có khi bổ sung và có khi kiềm chế lẫn nhau. Tùy thuộc vào từng chế độ chính trị và xã hội , được xác định trong lợi ích quốc gia.
Lợi ích quốc gia là điểm cơ bản trong hoạch định các chính sách phát triển, chính sách đối nội và đối ngoại của một quốc gia, là những mục tiêu và biện pháp của quốc gia theo đuổi và thực hiện ở trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế.
Lợi ích quốc gia liên quan và được thể hiện tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng lợi ích được ưu tiên nhất là củng cố, bảo vệ và phát triển an ninh, chủ quyền quốc gia.
Để thỏa mãn vấn đề gìn giữ và phát triển lợi ích quốc gia của mình, các nước trên thế giới có hai xu hướng
Xu hướng tăng cường tiềm lực quốc phòng thông qua việc củng cố và hiện đại hóa quân đội, tăng cường về quy mô và sự tinh nhuệ của quân đội, mua sắm trang thiết bị và khí tài hiện đại.
Xu hướng phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm lĩnh vực trung tâm trong quan hệ chính trị quốc tế, nhìn nhận dưới góc độ quan hệ chính trị quốc tế, vai trò của kinh tế là rất lớn, là yếu tố sức mạnh và quyền lực để bảo đảm an ninh, chủ quyền của các quốc gia.
Phân loại các lợi ích quốc gia
Theo nội dung
1. Lợi ích chính trị, an ninh: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, vị trí, vai trò của quốc gia trong nền chính trị thế giới.
2. Lợi ích kinh tế: bảo vệ chủ quyền tài nguyên khoáng sản, thủy sản, thương mại, thuế quan, năng suất lao động, GDP chung của các quốc gia và tính theo đầu người so với khu vực và thế giới.
3. Lợi ích văn hóa- xã hội: bản sắc văn hóa dân tộc, mức độ bình đẳng của các dân tộc, nhóm xã hội, trình độ dân chủ và tự do của mỗi công dân.
Theo tầm quan trọng
1. Lợi ích sống còn: thể hiện sự tồn vong, an ninh và khả năng sinh tồn của mỗi quốc gia trên thế giới.
2. Lợi ích thiết yếu: lợi ích ảnh hưởng đến sự phồn vinh, tôn trong những cam kết quốc tế về an ninh, thịnh vượng của đồng minh và bạn bè.
3. Lợi ích thông thường: lợi ích góp phần vào sự thịnh vượng chung của kinh tế và những vấn đề nhân đạo, an ninh vùng biển vùng trời..
Theo thời gian
Lợi ích quốc gia thể hiện trong nhiệm vụ đối ngoại trong một khoảng thời gian: cơ bản, lâu dài, trung hạn. về nhiệm vụ cơ bản là ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhiệm vụ trung hạn là phát triển quan hệ quốc tế vì sự tiến bộ kinh tế, nhiệm vụ lâu dài là liên quan đến luật lệ trong các hệ thống tổ chức quốc tế, luật pháp quan hệ giữa các quốc gia.
Ngoài ra, còn có các lợi ích khác như
+ Lợi ích cơ bản, lợi ích cung, lợi ích cụ thể, lợi ích đặc thù, lợi ích hổ trợ và phát sinh cho nhau, và các lợi ích mâu thuẩn khác.
b) SỨC MẠNH QUỐC GIA
Sức mạnh quốc gia là sức mạnh tổng hợp của các quốc gia, vô hình hay hữu hình, bao gồm những nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội, tác động và ảnh hưởng ra bên ngoài nhằm thực hiện các lợi ích quốc gia. Tổng hợp các khả năng quân sự, kinh tế, chính trị, công nghệ, tư tưởng và vận dụng các khả năng đó trong quan hệ quốc tế.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia là toàn bộ thực lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, bao gồm nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần và sức mạnh ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
Cần có một sự phân biệt giữa quyền lực quốc gia và sức mạnh quốc gia. Quyền lực quốc gia là khả năng chi phối, kiểm soát tư duy và hành động của người khác, tùy thuộc vào việc xác định mục tiêu trong hoạt động đối ngoại. Mỗi xã hội có quan điểm về quyền lực khác nhau. Còn sức mạnh quốc gia là công cụ, và là khả năng thực hiện lợi ích quốc gia.
Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội là hai yếu tố cấu thành sức mạnh quốc gia
1. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: thể hiện vị trí địa lý,, diện tích, địa hình quốc gia, yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với khả năng phòng thủ, an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế. Tranh chấp về vị trí chiến lược trở nên thành điểm nóng. Ví dụ: trong giai đoạn hiện nay, quốc gia có diện tích 300 nghìn km2 trở lên mới có cơ hội trở thành cường quốc, từ 2 triệu km2 trở lên mới trở thành siêu cường quốc.
Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên thiên nhiên bao gồm khoáng sản, điện năng, dầu lữa, khí đốt, các kinh loại quý, tài nguyên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, nó còn là cơ sở cho CNH-HĐH và đường lối chính trị độc lập, tuy nhiên, cũng không thể nói là có tài nguyên là có sức mạnh, vì còn đòi hỏi cách khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, tranh đoạt các nguồn tài nguyên thường gây ra các cuộc chiến.
2. Yếu tố xã hội
1. Dân số: Sức mạnh quốc gia còn được thể hiện qua số lượng dân cư, dưới 10 triệu người không thể thành một cường quốc. Tuy vậy, còn tùy thuộc các yếu tố dân số như cơ cấu độ tuổi, giới tính, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ giác ngộ chính trị pháp lý, thành phần dân tộc và thành phần tôn giáo, tính đoàn kết, ổn định, hay tốc độ tăng dân số.
2. Sức mạnh kinh tế: sức mạnh kinh tế là một trong nhưng nhân tố cơ bản để cấu thành một quốc gia, được tính bằng tổng thu nhập quốc dân, tỷ trọng ngoại thương, nguồn dự trữ vàng và ngoại tệ, quá trình chuyển sức mạnh kinh tế thành sức mạnh kỹ thuật. Chiến tranh hiện đại là chiến tranh khởi đầu từ các cuộc đối đầu kinh tế( một cường quốc phải thu nhập 10 nghìn tỉ USD/năm).
3. Sức mạnh quân sự: Thể hiện ở khả năng phòng thủ, bảo vệ lãnh thổ và công dân, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Sức mạnh qunâ sự được cấu thành bởi số lượng các quân đội thường trực, lực lượng hạt nhân chiến lược, cơ cấu quân binh chủng, khả năng di chuyển và chuyên chở
4. Trình độ khoa học và công nghệ: Đó là tiềm năng khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, chính sách phát triển khoa học công nghệ, khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học của các quốc gia.
5. Truyền thống đoàn kết và sức mạnh văn hóa dân tộc: là yếu tố quan trọng thể hiện sự đoàn kết, và gắn bó của các dân tộc trong quốc gia.
6. Năng lực của hệ thống chính trị: Tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị thể hiện sức mạnh quốc gia, năng lực lãnh đạo, tổ chức quản lý, hệ thống pháp luật quốc gia.
Trong quan niệm về sức mạnh quốc gia, còn phân biệt, sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, sức mạnh hiện tại, sức mạnh tiềm năng.
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Chủ quyền quốc gia là quyền tự quyết tối cao của quốc gia trong việc quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, là quyền độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước và quyền tự chủ trong quan hệ quốc tế.
Chủ quyền là nguồn gốc của quyền lực tuyệt đối và vô giới hạn, chủ quyền chính trị và chủ quyền pháp lý là chủ quyền bên trong của quốc gia, chủ quyền theo luật pháp quốc tế là quyền đối ngoại của quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là nền độc lập của một nước, một dân tộc, không phụ thuộc vào quốc gia khác. Trong quan hệ quốc tế, không có quyền lực siêu quốc gia, tức là không có tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia vào có quyền đặt ra luật và bắt các quốc gia khác phải tuân theo, Trong hiến chương LHQ, điều 1,điều 2 và Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế đến các quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia trong Hiến chương LHQ(1970) đã quy định(7 nguyên tắc)
Tuy nhiên, chủ quyền quốc gia cũng đứng trước những thách thức lớn như:
Sự phi lãnh thổ hóa, Sự phi tập trung hóa chính trị, Bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị lý luận, ý thức hệ, phong tục tập quán của các quốc gia đang đứng trước những nguy cơ vô cùng thách thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét