Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

SÁNG NGỜI CÁC GIÁ TRỊ TRONG LÝ LUẬN ĐỊA TÔ TƯ BẢN CỦA C.MÁC

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Bài là phần mở đầu của Tiểu Luận cuối kỳ của tôi. điểm 9, và lời phê rất hay. Và hôm nay tôi trích một phần cho các bạn nghiên cứu. 


I. NHẬP ĐỀ 

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng của tất cả các quốc gia, là một phần quan trọng nhất để xác định lãnh thổ quốc gia trong ba yếu tố đất đai, nước, không gian. Vốn dĩ đất đai có hai thuộc tính vô cùng quan trọng đó là thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội, đất đai vừa có một số vai trò quan trọng vì nó vừa là đối tượng lao động, tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là công cụ lao động, là cơ sở không gian sinh tồn cho con người, bố trí lực lượng sản xuất và phát triển đô thị, vừa là một nhân tố đầu vào-gọi là thị trường bất động sản. Gọi đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí nhận thức của con người, là sản phẩm tự nhiên có trước con người. Bởi tính chất quan trọng của đất đai mà các quốc gia có chủ quyền lãnh thổ cụ thể hóa vào Hiến Pháp, và Pháp Luật để khẳng định vị thế của đất đai đối với mọi loại tài nguyên khác. Ở Việt Nam, đất đai được ghi nhận ở điều 53, điều 54 khoản 1,2 của Hiến Pháp năm 2013 và điều 4- Luật Đất Đai năm 2013, điểm nhấn ở chổ là
 “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo đúng luật định”.

 Từ đó, cho thấy rằng dưới chế độ XHCN khác hoàn toàn với chế độ Tư Bản chủ nghĩa ở chổ quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhân dân, do nhà nước thống nhất quản lý, hay quan hệ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất( tư liệu sản xuất ở đây là đất đai). Cũng từ bản chất của quyền sở hữu tư nhân TBCN mà các nhà tư bản cùng với giới địa chủ tư bản đã bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê từ cái gọi là “địa tô”, trong quyển 3, Tập III, Bộ Tư Bản của K.Mác đã cho ta thấy được quá trình bóc lột người công nhân lao động nông nghiệp, sự phát sinh địa tô tư bản chủ nghĩa và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa, quan trọng hơn hết đó là C.Mác đã nghiên cứu được bản chất của Địa tô tư bản chủ nghĩa để giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh để thoát khỏi những xiềng xích từ các nhà tư bản và giới địa chủ, là tài liệu quan trọng cho thế hệ ngày nay tiếp tục nghiên cứu và vận dụng. Trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc áp dụng các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa vào quá trình sản xuất ấy là một đều rất quan trọng cho việc tăng năng suất, tăng số lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập của người nông dân.
Xuất phát từ những nghiên cứu của C.Mác về địa tô tư bản chủ nghĩa, và tiến tới việc phân tích kỹ càng hơn về vấn đề địa tô tư bản chủ nghĩa, nhằm tìm kiếm những giải pháp vận dụng vào nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, em chọn đề tài “Lý luận địa tô tư bản của C.Mác và sự vận dụng vào phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận cuối kỳ. 
Hình ảnh có liên quan
DƯỚI XÃ HỘI TƯ BẢN NGƯỜI DÂN KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐẤT, ĐƯƠNG NHIÊN SỞ HỮU ẤY SẼ NẰM TRONG TAY CÁC ĐỊA CHỦ, VÀ TƯ BẢN NÔNG NGHIỆP.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Địa tô không chỉ xuất hiện ở hình thái kinh tế-xã hội Tư Bản chủ nghĩa, mà trước đó địa tô đã nẩy mầm và phát triển mạnh mẽ ở hình thái kinh tế-xã hội Phong kiến, địa tô phong kiến ác nghiệt hơn ở chổ là bóc lột toàn bộ sản phẩm thặng dư của người nông dân, có khi còn lan sang một số sản phẩm cần thiết, với hai giai cấp là Địa chủ và nông dân, nhưng trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột người nông dân. Còn dưới hình thái kinh tế-xã hội Tư bản chủ nghĩa thì là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất, với ba giai cấp là Địa chủ, Tư bản kinh doanh ruộng đất và Công nhân nông nghiệp làm thuê, lúc này địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê.
1.1. NGUỒN GỐC CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
          Nếu Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung là phải tiến hành tước đoạt tư liệu lao động của người lao động,  còn trong nông nghiệp thì người lao động nông nghiệp phải bị tước đoạt mất ruộng đất và phải phục tùng những nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp để nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trước C.Mác thì A-đam Xmít đã chỉ rõ rằng “địa tô của một tư bản dùng vào việc sản xuất những nông phẩm khác: như trồng trọt và chăn nuôi là do địa tô của số tư bản bỏ vào việc sản xuất thứ lương thực chủ yếu quyết định”. Trong lý luận về thuế khóa của A-Đam Xmít thì ông xác định thu nhập của nhà nước từ hai nguồn: một là thu nhập từ quỹ đặc biệt của nhà nước, tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem đến địa tô. Hai là, lấy thu nhập của tư nhân từ địa tô, tiền công, lợi nhuận. Về việc đưa ra khái niệm về địa tô tư bản chủ nghĩa ông cho rằng:  một là, địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, hai là, địa tô là khoản tiền trả về việc sử dụng đất đai, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất. Sau đó, ông đã đưa ra hình thức địa tô chênh lệch I, mà chưa đưa ra hình thức địa tô chênh lệch II. 
         Theo David Ricacdo về lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa thì ông là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa tô. Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn, độ mùa mỡ của đất đai giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng, dân số lại tăng nhanh, dẫn đến nạn khan hiếm nông sản, cho nên xã hội phải canh tác tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông phẩm là do hao phí trên ruộng đất xấu quyết định. Nếu kinh doanh trên ruộng đất xấu và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, phần này phải nộp cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tệ: Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần tuý tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô và lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất.
         Theo Mác, trong một thời gian nhất định thì nhà tư bản nông nghiệp trả cho địa chủ là những kẻ sở hữu ruộng đất mà người đó kinh doanh một số tiền do hợp đồng quy định, để được phép sử dụng tư bản của mình vào lĩnh vực sản xuất đặc thù ấy, số tiền đó dù trả cho ruộng đất canh tác hay là đất hầm mỏ, hay là ngư trường..vv.. thì đều gọi là địa tô. Địa tô ở đây là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, đem lại thu nhập cho địa chủ và nhà tư bản kinh doanh.
         Theo Mác, ba giai cấp cấu thành xương sống của xã hội cận đại là:
     + Địa chủ: độc quyền sở hữu ruộng đất
     + Nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp: độc quyền kinh doanh.
     + Công nhân nông nghiệp làm thuê.
Chúng tập hợp cả ở đây, khi mà CNTB hình thành trong nông nghiệp và ba giai cấp đó đối lập với nhau.
  Lý do tồn tại của địa tô cũng như lý do tồn tại của tất thẩy mọi hình thái sở hữu khác nhau trong một phương thức sản xuất nhất định là ở chổ bản thân phương thức sản xuất ấy. Do đó những quan hệ sản xuất và trao đổi phát sinh từ phương thức sản xuất ấy, điều là một sự tất yếu của lịch sử có tính chất quá độ.
Địa tô còn lẫn lộn với lợi tức dưới hình thức khác nữa, do đó người ta không thể nhận ra được tính chất đặc thù của nó nữa.  Địa tô biểu hiện bằng một số tiền nào đó mà địa chủ thu được hằng năm nhờ cho thuê một mảnh ruộng của mình. Lẫn lộn địa tô với cái hình thái lợi tức mà địa tô đã mang lại đối với người mua ruộng đất, sự lẫn lộn này là do chỗ hoàn toàn không hiểu biết gì về bản chất của địa tô mà ra, tất nhiên sẽ dẫn đến kết luận sai lằm hết sức quái gở.
1.2. BẢN CHẤT CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất, do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho chủ đất với hình thức địa tô.
         Như vậy, bản chất của địa tô tư bản nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.
   Sau hết, khi  nghiên cứu hình thái biểu hiện của địa tô, số tiền thuê ruộng trả cho địa chủ dưới danh nghĩa là địa tô để được sử dụng ruộng đất, thì cần phải tránh ba loại sai lầm khi phân tích như sau:
  + Lẫn lộn với hình thái khác của địa tô, thường là lợi tức, tương ứng với những trình độ phát triển khác nhau của quá trình sản xuất xã hội.
  + Tất thẩy mọi địa tô đều là giá trị thặng dư, là sản phẩm của lao động thặng dư, dưới cái hình thái còn chưa phát triển của nó, tức là hình thái địa tô bằng hiện vật, thì nó còn trực tiếp là sản phẩm của thặng dư.
  + Trong việc thực hiện quyền sở hữu ruộng đất về mặt kinh tế và trong sự phát triển của địa tô, ta thấy lộ rõ ra một điểm hết sức đặt trưng là: mức địa tô hoàn toàn không phải do hành vi của người hưởng địa tô quyết định mà là do sự phát triển lao động của xã hội quyết định, một sự phát triển độc lập với sự tác động của địa chủ và diễn ra ngoài ý muốn của địa chủ.
Địa tô chỉ có thể phát triển với tư cách là địa tô bằng tiền trên cơ sở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và nó phát triển theo đúng mức mà sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, bởi vậy, theo mức mà sản xuất phi nông nghiệp phát triển một cách độc lập với sản xuất nông nghiệp, bời vậy chính mức đó mà sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa, thành giá trị trao đổi và giá trị. Chính từ mức độ của sản xuất hàng hóa mà việc sản xuất ra giá trị tăng lên, cùng với nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, thì việc sản xuất ra giá trị thặng dư và sản phẩm thặng dư tăng lên, giá trị thặng dư và sản phẩm thặng dư tăng lên thì giá trị của địa tô và giá cả ruộng đất cũng tăng lên.
Địa chủ chỉ việc chiếm đoạt cái sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư ngày càng tăng lên, mà chúng không cần bỏ công sức tạo ra, do nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê từ một phần giá trị thặng dư đó, để trả cho địa chủ. Có thể nói, giá trị thặng dư càng tăng thì địa tô trả cho địa chủ tăng lên.

III. KẾT LUẬN



Lý luận về địa tô tư bản chủ nghĩa của C.mác và được Lê-nin vận dụng- phát triển một cách linh hoạt trong tình hình cách mạng cụ thể, lý luận về địa tô vẫn còn được vận dụng trong thời đại ngày nay, từ địa tô tư bản chủ nghĩa vạch ra bản chất của nó rồi đi đến việc phân tích các hình thái của địa tô tư bản chủ nghĩa, là một quá trình nghiên cứu phải thật sâu và rộng mới có thể áp dụng vào trong vấn đề đất đai, và thuế nông nghiệp, vận dụng thâm canh vào trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về lý luận về địa tô tư bản chủ nghĩa không những vạch ra những vấn đề cốt lõi và bản chất theo kiểu lý thuyết, mà còn vận dụng thực tiễn, thử hỏi, nếu như không có lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa mà C.Mác đưa ra thì làm sau thời đại của những người cộng sản theo chân C.Mác mới có một nền tảng lý luận chắc chắn và cụ thể hóa và luật pháp quốc gia, chính sách phát triển của các quốc gia trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
Đất đai, một vấn đề muôn thuở có ý chí sống còn nhất của một chủ quyền quốc gia, khẳng định sức mạnh mềm trong một loạt các lý thuyết về lợi ích quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế nói riêng, và việc phát triển nền kinh tế chính trị nội sinh của một quốc gia nói chung. Và cũng là những tranh cãi dai dẳng nhất giữa nhà nước và nhân dân mà từ đó buộc nhà nước phải cụ thể hóa vào Hiến pháp- đạo luật cao nhất của một quốc gia nhằm để điều chỉnh các giá trị chuẩn mực của xã hội, cân bằng và giải quyết các mâu thuẫn trong các quan hệ xã hội. Và từ Hiến pháp một lần nữa được điều chỉnh bởi luật đất đai. Ở Việt Nam, điều 53.54 của Hiến Pháp 2013, và điều 4 của Luật đất đai 2013 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” việc công nhận sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý chính là đã xoa bỏ sở hữu tư nhân về đất đai, cũng có thể hiểu là xóa bỏ sở hữu tư nhân về đất đai tiến đến việc chia dều tất cả cho toàn dân, ai cũng có đất để sử dụng, xóa bỏ sở hữu tư nhân sẽ không còn phân hóa giữa người có đất và người không có đất, từ đó sẽ không có cơ hội đẻ ra các địa chủ mới- vì ruộng đất tập trung và người giàu có, không có địa chủ thì sẽ không có tá điền làm công cho địa chủ, từ đó sẽ không còn cái bóc lột về địa tô nữa. Cũng có những luận điểm cho rằng “nhà nước thu tiền thuế đất nông nghiệp cũng là một hình thức của địa tô”- đó là một sai lầm trầm trọng, bởi vì thuế đất nông nghiệp mà nông dân đóng thuế là một khoản rất ít với thu nhập của họ và khi đóng thuế thì họ sẽ được toàn quyền sở hữu trên thửa đất của họ mà không bị chi phối của các chủ thể nào khác. Thuế đó sẽ được gộp vào ngân sách quốc gia và từ ngân sách quốc gia sẽ tiến hành đầu tư và xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích trong việc phát triển đất nước hiện đại hơn. Tóm lại, tiến hành sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất ở đây là đất đai, là một thành công lớn nhất của các quốc gia quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội mà trong đó có Việt Nam.
Từ địa tô tư bản chủ nghĩa áp dụng vào thâm canh trong nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình đổi mới và nâng cao nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm, sử dụng các máy móc, thiết bị mới, kế thừa và phát triển các phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, để nền nông nghiệp Việt Nam đủ sức để nuôi sống hơn 92 triệu người dân Việt Nam, vừa cạnh tranh được với các hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế.
Vận dụng và sáng tạo lý luận địa tô-hình thức địa tô độc quyền, còn tạo ra một hướng phát triển mới cho thị trường kinh doanh bất động sản, và sự phát triển các khu đất tốt và gần trục giao thông, đặc biệt là hiện nay Việt Nam đang thúc tiến xây dựng 3 đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt, những khu đất trong đặc khu sẽ là con mồi béo bở cho những con cá vàng mắc câu trong tương lai gần. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét