Bài nghiên cứu là hướng nhận định cho quá trình dân chủ hóa. đồng thời sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng để luận bàn về quá trình dân chủ hóa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin để phản biện các học giả, với tầm nghiên cứu trung hạn của những sinh viên chuyên ngành khoa học chính trị, xin quý thầy cô, độc giả bổ sung và góp ý để bài nghiên cứu có giá trị hơn.
DẪN NGUỒN: ttps://www.ned.org/docs/Samuel-P-Huntington-Democracy-Third-Wave.pdf đại học Oxfor.
I. MỞ ĐẦU
- Luận bàn về dân chủ là một trong những đề tài mà các nhà khoa học chính trị, các triết gia, các nhà nghiên cứu luật pháp trên thế giới đã thực hiện các công trình nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, các quốc gia khác nhau sẽ có những cách thức nhìn nhận khác nhau, muốn cân bằng một hệ lý thuyết sau cho hoàn chỉnh nhất thì chưa có bởi vì lịch sử "dân chủ"(Democracy) có rất nhiều khái niệm từ trước đến nay, đưa ra các đặc trưng, các đặc điểm nhận biết về dân chủ. Không có một lý thuyết " dân chủ" nào cho phép sử dụng lý thuyết nhằm vi phạm về không gian chủ quyền của quốc gia khác, chỉ có các thế lực thù địch, phản động, và đặc biệt là sử dụng dân chủ để triển khai chiến lược " diễn biến hòa bình" của Phương Tây.
Từ Asrittos đến Platon, rồi đi đến Jonh Locke, Machivelli, đến C.Mác,Ph. Ăngghen,V.I.Lê-nin, cho đến các học giả thế kỷ XX, và XXI.
Nói "Dân Chủ" theo phương hướng giải thích cho người khác hiểu là một vấn đề dễ, nhưng đi vào lý giải để tranh luận khoa học thì vấn đề vô cùng khó khăn. Bởi gì mỗi học giả, nhà khoa học có những ý kiến, quan điểm khác nhau, Tranh luận trên cơ sở khoa học đã khó thì nói gì đến tranh luận quan điểm cá nhân.
A) NHỮNG LÝ THUYẾT DÂN CHỦ SƠ KHAI
- Từ thời chiếm hữu nô lệ thì Socrates - Platon là những triết gia nghiên cứu vấn đề dân chủ, nhưng những lý thuyết của các ông không phải là những lý thuyết đề cập đến vấn đề "Dân chủ" theo cách nhìn khoa học, dù là thực nghiệm hay cơ bản, thì hai ông cũng chưa bàn tới những đặc trưng quan trọng của dân chủ. Sau này, học trò của Platon là Asristot đã đưa ra những lý thuyết về dân chủ, nghe qua cũng là có lý, nhưng nó chỉ có lý ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khi mà nhà nước mới vừa xuất hiện từ những cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng rồi lý luận của Aritxtot cũng chưa nêu lên những đặc trưng cơ bản của Dân chủ, mà đại khái ông chống lại sở hữu công hữu vì cho rằng nó dẫn đến sự tranh chấp quyền lực khi chính con người đã có khó khăn làm việc với nhau. Ông ủng hộ sở hữu tư hữu, vì sở hữu tư hữu thì con người mới biết nắm giữ tài sản riêng, chia sẽ, qua đó mới tạo ra một cái chung một cách tự nguyện. Qua quyển chính trị luận của ông, mà chúng ta có thể nhận dạng và sắp xếp các thể chế chính trị từ cao đến thấp là từ Vua, Tầng lớp ưu tú, cộng hòa lập hiến, dân chủ, tập đoàn nhà giàu, cuối cùng là độc tài.
Quan điểm dân chủ của Arixtot là dân chủ một cách hạn chế, Thiết chế bằng hiến pháp và pháp luật cho các tầng lớp trung lưu, dân chủ trung lưu vì chỉ có nam giới có tài sản có kiến thức mới tham gia vào quá trình tham gia và quyết định việc nước, còn quan niệm về phụ nữ và nô lệ có thể làm cho ông bị đánh giá trong thời đại ngày nay, bởi vì trong tất cả các phạm trù về đạo đức, ông không nêu vấn đề nhân phẩm như là một thuộc tính của con người, và chia lý giải sâu sắc về thuộc tính của con người.
- Sau thời của Axrittot thì mãi cho đến thời kỳ của những cuộc cách mạng tư sản, thì có John locke và Rousseau thì quan điểm dân chủ có xu hướng mạch lạc và có những đặc điểm để nhận biết.
Quan điểm tư sản khởi đầu từ John Locke(1632-1704) đưa ra quan điểm sở hữu từ lao động, về tự do cá nhân về quyền tự nhiên của con người, gạt bỏ vai trò lãnh đạo tự nhiên của vua chúa và giới thượng lưu. Giai cấp trung lưu trong thời kỳ diễn ra cách mạng kỹ nghệ(1) là giai cấp: chủ, thợ,lao động trí thức. Rồi trong học thuyết Tam Quyền Phân Lập và Lý thuyết khế ước xã hội của hai học giả là Mongtekio và Rousseau, nâng cao quyền tự do chính trị, phê phán thể chế dựa trên chế độ tư hữu, và cũng như coi mục đích của chính quyền là đảm bảo sự tự do, bình đẳng, và công lý cho mọi công dân.
Quan niệm về dân chủ của Mác-Ăgghen-Lênin là một quan niệm thống nhất, có những đặc trưng cụ thể riêng biệt để nhận dạng giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, đó là điểm riêng biệt và cụ thể trong học thuyết của các ông.
Ăngghen nhận định " tự do chính trị là tự do giả và chế độ nô lệ tồi nhất, nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ, Bình đẳng chính trị cũng vậy, vì thế chế độ dân chủ, giống như bất kỳ những hình thức quản lý nào, cuối cùng cũng tan rã, sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra, hoặc là chế độ thật sự, tức là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thật sự và bình đẳng thật sự, tức là chủ nghĩa cộng sản". (C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, NXB CTQG – Sự thật, H.1995, tập 1, tr.723.)
Từ câu nhận định của Ăgghen đã vạch trần dân chủ theo lối tư sản, và đưa đến dân chủ vô sản, một nền dân chủ tự do thực sự và bình đẳng thật sự.
Trong mười đề cương về chính quyền xô-viết, Lê-Nin coi dân chủ là tự do, và ông nhấn mạnh đến dân chủ trong 4 đặc trưng sau:
+ Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
+ Tự do chính trị cho mọi công dân
+Quyết định đa số của mọi công dân
+ Quyết định bằng cách biểu quyết.
III. VẬN DỤNG THỰC TIỄN
Vấn đề "Dân chủ" là vấn đề nhạy cảm trong chính trị, và nó cũng vừa không nhạy cảm trong chính trị, bởi vì nếu biết sử dụng nó là nó sẽ không trở thành nhạy cảm. Sử dụng ở 2 khía cạnh: nhận xét đúng bản chất hay là công kích từ các lý thuyết tư sản.
Phản biện về vấn đề "Dân Chủ Tư sản" là một vấn đề quan trọng mà các triết gia theo trường phái XHCN đã-đang-sẽ tiếp tục phản biện, nhưng với một nền tảng dân chủ của Học thuyết Mác-Lênin cũng đã nhận định giá trị và bản chất thật của Dân chủ Tư sản, tuy từng giai đoạn khác nhau mà xã hội tư sản có những biến đổi mạnh mẽ về mặt lý thuyết, nhưng gần như nó không thể thay đổi bản chất bóc lột, và dân chủ hình thức của xã hội tư bản ngày nay. Đơn cử, như vấn đề Địa Tô Tư bản Chủ nghĩa ngày ấy, bây giờ cũng không khác gì, ngày nay với vẻ bề ngoài là trong cho giai cấp bị trị một số lợi ích về phúc lợi xã hội mà xã hội tư bản đã qua mặt được giai cấp công nhân, tầng lớp lao động.
Về sở hữu Tư nhân tư bản chủ nghĩa, lấy một ví dụ đơn giản dễ hiểu là đất đai trong XHTB là tư hữu vì thế mới có địa tô, mới sinh ra 2 hình thức địa tô chênh lệch I,II, địa tô tuyệt đối, địa tô độc quyền. Bởi vì, trong xã hội tư bản không có bình đẳng và mọi công dân kế thừa bởi tư tưởng tư hữu mà dẫn đến người có đất nhiều, người có ít đất, ngày nay, lớp người nhập cư qua các quốc gia tư bản, họ chỉ nói rằng TBCN là tự do và giàu có, nhưng cũng chỉ là "nịnh bợ", mua một căn nhà cấp 4, giá bao nhiêu ở tư bản"? Mua đất làm nhà ở XHTB giá có ít hơn giá đất ở các quốc gia đang phát triển, hay XHCN không? Canh tác ruộng đất để làm nông nghiệp ở xã hội tư bản nhất là những người nhập cư làm gì có một khoản tiền để mua đất canh tác cho riêng họ, họ phải thuê đất, rồi địa tô nó sẽ xuất hiện ngay? Công nhận là tư bản ngày xưa đến nay giàu về địa tô thu được qua sự bóc lột nặng nề về mặt tinh thần lẫn vật chất, rồi ở XHTB người công nhân, nông dân có thực hiện những tự do của mình không?, chưa bao giờ. Địa chủ và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp ngồi hút thuốc lá phì phào, trong khi đó người nông dân phải dốc hết sức làm để có lãi, và thu nhập ít hỏi cho riêng họ, giá cho thuê cao, vụ mùa mất trắng thì cay đắng, và là con nợ của tư bản và cũng từ đó phải ở đó cho đến chết là chẳng đi đâu được, nếu như "nịnh bợ" được tư bản bằng vài lời lẽ ủng hộ tư bản thì mới có trợ cấp xã hội. Người công nhân họ tưởng đâu là nhà cầm quyền đưa ra chính sách trợ cấp xã hội là đã cho họ những ích lợi, đó là một sai lầm, bởi gì trong xã hội nào cũng vậy, không có lao động mà ngồi hưởng thì chỉ có đế quốc và thực dân. Và cái trợ cấp xã hội ấy là " tiền của chủ trả về cho chủ".
Đọc và suy ngẫm về Bộ Tư Bản của C.Mác, thì họ mới thấu hiểu tất cả những gì đang lừa dối bên trong họ, và đang điều khiển họ như một công cụ.
Có một câu nói rằng " XHCN cũng có địa tô, vậy thì sao lại chỉ trích mỗi tư bản".
Để phản biện câu nói này, nhắc lại về sở hữu của C.Mác và Lênin, vì hình thức sở hữu công hữu cho đến "địa tô của XHCN" mà những học giả tư bản công kích.
Thứ nhất, cần phải nhấn mạnh cho kỹ càng về việc xóa bỏ sở hữu tư nhân nói chung, mà là xóa bỏ sở hữu tư nhân TBCN, vì nó là đại họa của việc người bóc lột người. Và đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản là không phải xóa bỏ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa". Vì sao lại phải xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mà không phải là tư nhân của các hình thức kinh tế- xã hội khác, vì trong xã hội chủ nghĩa cũng có sở hữu tư nhân, ở chiếm hữu nô lệ cũng có tư nhân, đôi khi trong một triều đại nào đó thì xã hội phong kiến cũng có sở hữu tư nhân. Vì sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là sở hữu tư nhân bóc lột sức lao động, tạo ra giá trị thặng dư, và biến con người thành công cụ sản xuất của họ. Nói nhân quyền, nhưng XHTB xem lại xem có nhân quyền hay chưa?
một ví dụ, ở Mỹ, khu ổ chuột Los Angeles ở Mỹ là một quốc gia cường quốc về kinh tế, tại sao có cảnh khu ổ chuột này, 5000 người vô gia cư, 8000 người nghèo đói. Chỉ có hai khả năng người nhập cư sang các nước tư bản là giàu có là bởi vì họ là "công cụ" của TBCN, và hai là họ có khả năng bán sức lao động trí óc.
Thứ hai, Có hai loại sở hữu, là sở hữu mang tính dân sự, và sở hữu tư liệu sản xuất. Mà quan điểm về sở hữu tư hữu của Mác là sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất, và là quan hệ hệ sở hữu là quan hệ được xác định bởi ba nội dung của quan hệ sản xuất.
Thứ Ba, điểm quan trọng của hình thức sở hữu tư hữu sẽ dẫn đến con người bị tha hóa, ở hai phương diện và cả hai phương diện điều nằm ở chỗ sự tha hóa của người công nhân.
Thứ tư, V.I.Lênin kế thừa quan niệm của C.mác về sở hữu, ông cho rằng, "chủ nghĩa xã hội không phải xóa bỏ tất cả các quyền sở hữu của quần chúng nhân dân lao động, mà chỉ muốn xóa bỏ quyền lợi sở hữu của của địa chủ và tư bản", sau đó Lê-nin đã bàn ra và thi hành trong chính sách kinh tế mới (NEP).
Từ đó, rút ra kết luận rằng, từ quan niệm sở hữu của C.Mác hay của V.I.LÊ-NIN, thì điểm đặc trưng là xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vậy, việc trả lời câu hỏi trên là địa tô XHCN là không có, nó chỉ có thuế nông nghiệp và các khoản thuế khác, các khoản thuế đó sẽ bổ sung vào ngân sách của nhà nước và lại quay trở lại phục vụ lợi ích của nhân dân. Ở XHCN xóa bỏ giới địa chủ và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, mà là nông dân được quyền làm chủ trên mảnh đất của mình, họ chỉ đóng một khoản thuế rất nhỏ so với lợi nhuận mà vật trên mảnh đất đó đem lại cho họ, tức nhiên trong từng thời kỳ khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau về các loại thuế.
Còn địa tô độc quyền là hình thức biến tướng của TBCN nhưng Ở XHCN thì việc thu những chổ đất gần trục giao thông, di chuyển thuận lợi, và đất trong thành phố, và các vị trí thuận lợi, hay đất thổ cư hay nông nghiệp.vv. có giá cao hơn là tức nhiên, vì vậy mới gọi là độc quyền. Và nó không phải là địa tô, và phần thuế đó được thu từ các doanh nghiệp, chung cư thuê đất, mua đất tại những nơi đó.
Tại sao nói " đất đai là sở hữu của toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" mà lại có việc thu hồi, trưng dụng, giải phóng mặt bằng?
Trả lời câu hỏi này, Hiến Pháp 2013 đã khẳng định như sau:
Điều 53 Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
VÌ sao nhà nước thu hồi và trưng dụng đất
Điều 54-HP 2013 1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Nhà nước công nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, vừa khẳng định tính dân chủ của mọi người trong xã hội, đó cũng là phương thức thực thi các quyền của mỗi công dân trong nhà nước đó, nhưng cần phải suy nghĩ là nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền làm chủ, thì mọi công dân phải làm tròn được hai mặt quyền và nghĩa vụ của mình, tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật và đó cũng là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện quyền dân chủ của chính bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét