TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ MỸ ÂU( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
I. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?
Quyền lực chính trị là quyền lực của một hoặc liên minh giai cấp, các lực lượng xã hội sử dụng nhằm thực hiện sự thống trị hoặc các lợi ích cơ bản thông qua nhà nước, bằng nhà nước, là năng lực thực thi và các giải pháp phân bổ các giá trị xã hội có lợi cho giai cấp cầm quyền sau cho có sự tương quan nhất định với các giai cấp, lực lượng xã hội khác.
Bản chất của quyền lực chính trị là mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành,giữ, và thực thi quyền lực nhà nước.
III. QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ TRUNG TÂM CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ ?
Quyền lực chính trị của nhà nước là một bộ phận và là trung tâm của quyền lực chính trị, là
quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng nhà nước
Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị vì:
- Nhà nước bao giờ cũng đứng trung tâm đời sống chính trị của mọi quốc gia; là sự biểu
hện tập trung của các quan hệ chính trị trong các điều kiện lịch sử cụ thể.
- Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng
Quyền lực nhà nước thể hiện sức mạnh của ý chí chung của cả cộng đồng dân cư sống trên
cùng lãnh thổ.
Quyền lực nhà nước là quyền lực của một giai cấp, một liên minh giai cấp hay quyền lực
của nhân dân lao động. Nên giai cấp thống trị cũng phải nhân danh xã hội...Nên Quyền lực
nhà nước là quyền lực công cộng.
- Quyền lực nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị về kinh tế.
Nhà nước ra đời từ trong cuộc xung đột các giai cấp, nên về bản chất, nó là nhà nước của
giai cấp có thế lực nhất, giai cấp thống trị về kinh tế. Giai cấp này thông qua nhà nước, sử
dụng Quyền lực nhà nước thực hiện sự thống trị về chính trị đối với toàn xã hội...
- Quyền lực nhà nước hướng tới việc thực hiện các chức năng cơ bản ( Chức năng thống trị
giai cấp, và chức năng công quyền)
+ Về chức năng giai cấp, nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp,
đảm bảo sự thống trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội.
+ Về chức năng công quyền, Quyền lực nhà nước thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, bộ
máy, pháp luật thực hiện việc quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực, nhằm làm cho xã hội tồn
tại, phát triển...
+ Nhà nước là sự biểu hiện tập trung của các quan hệ chính trị, là nơi đưa ra các đường lối,
chủ trương, chính sách dưới dạng pháp luật...ban hành và thực hiện các đường lối chính
sách đó...
+ Nhà nước là nhân tố đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội: xây dựng chế độ dân chủ,
đoàn kết dân tộc, quốc tế, hợp tác các tổ chức chính trị-xã hội...
+ Vai trò, trách nhiệm lớn trong phát triển kinh tế : mục tiêu, cách thức, giải pháp thực hiện
phát triển kinh tế; xây dựng các mối quan hệ kinh tế( Đường lối kinh tế, các thành phần
kinh tế, quan hệ các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế..
- Nhà nước là công cụ thực hiện quyền lực chính trị
Nhà nước là công cụ đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện sự thống trị về kinh tế,
chính trị, tư tưởng của Giai cấp thống trị...
+ quyền lực chính trị thông qua bộ máy nhà nước để thực hiện, để bắt phải phục tùng ý chí
của nhà nước, của Giai cấp trung tâm.( thể hiện chức năng trấn áp, bạo lực).
+ Nhờ có nhà nước, giai cấp trung tâm về kinh tế trở thành thống trị về chính trị.
Nhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực chính trị bởi vai trò, vị trí, chức năng của nhà
nước, nhiệm vụ của nhà nước...
Do vậy, nhà nước là chủ thể trung tâm của quyền lực chính trị.
III. ĐẶC ĐIỂM QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
Quyền lực chính trị là tất yếu của xã hội có giai cấp
Xã hội loài người có một giai đoạn lịch sử không có sự phân chia thành giai cấp, và cũng
không có quyền lực chính trị. Đó là xã hội nguyên thủy.
Trong các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy, quyền lực công biểu hiện thành các chuẩn mực
đạo đức, phong tục, tập quán .
Quyền lực tập trung ở Hội đồng công xã và trao cho người thủ lĩnh thừa hành.
Khi chế độ tư hữu ra đời, dẫn đến hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Khi đó,
quyền lực công được tổ chức thành nhà nước. Giai cấp đoạt được quyền lực nhà nước sẽ
trở thành giai cấp thống trị.
Quyền lực nhà nước là cốt lõi, là trung tâm của quyền lực chính trị. Từ đó, quyền lực
chính trị ra đời.
Trên thực tế, một giai cấp, lực lượng nào đó chỉ thực sự có quyền lực chính trị khi nó
giành và giữ quyền lực công- biểu hiện tập trung ở quyền lực nhà nước.
Trong các xã hội, luôn tồn tại tình trạng thiếu hụt những giá trị nhất định. Do vậy, bất
đồng, mâu thuẫn xoay quanh những thiếu hụt này sẽ diễn ra. Để giải quyết, tất yếu phải có
một quyền lực công. Quyền lực này có chức năng cơ bản là đưa ra và áp đặt các giải pháp
phân bổ giá trị sao cho các mâu thuẫn được giải quyết…
Như vậy, cơ sở trực tiếp tạo nên tính tất yếu khách quan của quyền lực chính trị là từ tính
tất yếu khách quan của quyền lực giai cấp và thực hiện quyền lực công bằng xã hội.
Tính giai cấp của quyền lực chính trị
Đây là đặc trưng thể hiện bản chất của quyền lực chính trị.
Có 3 loại quyền lực phổ biến đan xen, lồng ghép vào nhau: Quyền lực công cộng; Quyền
lực chính trị; Quyền lực nhà nước.
Song, mỗi loại quyền lực chính trị lại có đặc trưng cụ thể.
- Quyền lực công cộng là quyền lực đại diện cho tất cả mọi thành viên xã hội, ở cả những
giai cấp, lực lượng xã hội khác nhau
- Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp ( hay liên minh giai cấp), của một lực
lượng xã hội.
- Quyền lực nhà nước về hình thức, bao giờ cũng thể hiện là quyền lực công. Thực hiện
chức năng của quyền lực công. Song, về thực chất, tổ chức của quyền lực công đó bao giờ
cũng bị chi phối bởi một giai cấp hoặc một lực lượng xã hội nhất định- tức nó là quyền lực
chính trị. Như vậy, quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện cơ bản và tập trung của
quyền lực công và quyền lực chính trị. Hai chức năng cơ bản của nhà nước là thực hiện lợi
ích, ý chí giai cấp và chức năng công quyền.
Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, của lực lượng xã hội giữ địa vị thống
trị về kinh tế
Mục tiêu thực chất của quyền lực chính trị là nhằm thiết lập, duy trì một trật tự bảo vệ và
phát triển các lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế cho giai cấp, lực luợng xã hội nắm
quyền. Do vậy, giành, giữ để thực thi quyền lực chính trị bao giờ cũng là mục tiêu trực
tiếp, trọng yếu của các giai cấp, lực lượng xã hội thống trị về kinh tế.
Đặc trưng này chỉ ra tính quy luật là: Giai cấp nào thống trị về kinh tế sớm muộn sẽ thống
trị về chính trị. Giai cấp, lực lượng xã hội nào làm chủ về quyền lực chính trị mà không
xây dựng và giữ được địa vị chủ đạo về kinh tế thì sớm muộn cũng sẽ không thể duy trì
được quyền lực chính trị.
Nắm giữ và thực thi quyền lực chính trị thường phải giải quyết sự tương quan giữa
lợi ích giai cấp thống trị và yêu cầu đảm bảo sự công bằng xã hội
Mục tiêu của giai cấp, lực lượng xã hội đang nắm quyền lực chính trị là sử dụng quyền
lực chính trị để duy trì và bảo vệ một trật tự xã hội có lợi cho mình. Song, việc thực thi
quyền lực chính trị bao giờ cũng phải thông qua quyền lực công( nhà nước). Quyền lực
công đại diện cho lợi ích, ý chí của cả cộng đồng. Do đó, việc sử dụng công cụ này không
chỉ vì lợi ích giai cấp thống trị, mà ở chừng mực nào đó phải đảm bảo sự công bằng trong
phân bổ lợi ích giữa các giai cấp, các lực lượng và các thành viên trong xã hội.
Quyền lực chính trị là công cụ phục vô cho lợi ích của một giai cấp, một lực lượng xã hội
nhất định, phải trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, nó chỉ tồn tại trong cái hình
thức là quyền lực công. Do đó, một khi sự bất công vợt quá giới hạn sẽ xuất hiện sự bất
bình trong các bộ phận thành viên xã hội. Về mặt pháp lý, họ có quyền phản kháng, thậm
chí đấu tranh để xoá bỏ việc nắm giữ quyền lực công đó. Nên các giai cấp, lực lượng xã hội
đang cầm quyền, muốn duy trì, củng cố quyền lực chính trị, cần phải nhân danh thực hiện
công bằng xã hội, và phải thực hiện ở mức độ nhất định công bằng xã hội.
Quyền lực chính trị phải được tập trung đủ mức và phải được kiểm soát
Quyền lực chính trị thể hiện quan hệ hai chiều. Trong quan hệ đó, quyền lực chỉ thực sự là
quyền lực khi mệnh lệnh của chủ thể được đối tượng thi hành nhanh chóng và triệt để. Do
vậy, quyền lực phải được xây dựng một cách tập trung và đủ mức. Nếu không, chủ thể
không ra được quyết định hoặc quyết định không có hiệu lực thi hành( không nhanh chóng
và triệt để )
Mặt khác, song song với mặt tập trung quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát nó. Vì thực
tiễn cho thấy, chủ thể nắm quyền lực thường dễ có xu hướng lạm quyền, sử dụng quyền lực
để mưu tính những lợi ích cá nhân, khu biệt.
Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong tổ chức bộ máy quyền
lực nhà nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét