I. HỌC GIẢ SAMUEL HUNTINGTON
- Samuel Huntington( 1927- 2008) là một nhà khoa học chính trị, quan hệ quốc tế nổi tiếng của Đại học Harvard của Mỹ, Ông là tác giả các các lý thuyết khoa học chính trị, và "cuộc va chạm giữa các nền văn minh" và việc tái thiết lập trật tự thế giới mới trong thời kỳ chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ-Liên Xô. Trong tổng cộng 17 quyển sách của Huntington thì có hai quyển là sự sắp xếp lại một quyền lực đối với trật tự hai cực của thế giới lúc này là Làn sóng dân chủ hóa thứ ba, và cuộc đụng độ giữa các nền văn minh.
- Một sự nhận định của Huntington là chính trị quốc tế sẽ tiếp tục vận hành không phải qua các mâu thuẫn của thể chế và quốc gia, mà là giữa các nền văn minh, nó có thể kéo theo xung đột vũ trang trên chiến trường, một trong những điểm có khả năng bùng nổ chiến tranh nhất đó là vùng Biển Đông, Việt Nam-Trung Quốc và bề ngoài là các nguồn dầu khí nhưng bề sâu bên trong nó lại là sự khác biệt giữa các nền văn minh, tại thời điểm cho là sẽ xảy ra cuộc chiến giữa các nền văn minh là năm 2010, ở đó có 8 nền văn minh: phương Tây, Mỹ La Tinh, Hồi Giáo, châu Phi, Chính Thống giáo, Hindu, Nhật và Sinic (TQ, VN và Triều Tiên).
SAMUEL HUNTINGTON |
A) SỰ PHÂN CHIA BA LÀN SÓNG DÂN CHỦ HÓA
- Trước các làn sóng dân chủ hóa được phân chia từ những thập niên 20-30 của thế kỷ 19, phần đông các học giả ngành khoa học chính trị chưa phân chia và xác định đúng các dấu mốc và thời điểm quan trọng để nhận biết các đợt " sóng dân chủ hóa", Samuel Huntington đã chia ba làn sóng dân chủ hóa như sau:
Làn sóng dân chủ hóa thứ nhất; từ năm 1828-1926 ở Mỹ, Pháp và dần dần lan sang các nước Ở Châu Âu. Điều này dẫn đến các thể chế dân chủ hình thức và bằng việc thông qua các hiến pháp dân chủ.
Làn sóng dân chủ hóa đảo ngược thứ nhất: từ năm 1922-1942
Làn sóng dân chủ hóa thứ hai: từ năm 1943-1962 đây là làn sóng dân chủ bước đầu sau thế chiến thứ nhất cho đến thế kỷ XX, kéo dài 1/3 thế kỷ. Chủ yếu là đòi quyền tự quyết của các dân tộc, sau chiến tranh thế giới thứ hai sự xác lập của hai khối, hai cực, hai trung tâm thế giới Hoa Kỳ-Liên Xô là nền tảng cho một làn sóng dân chủ hóa thứ hai đảo ngược từ năm 1958-1975.
Làn sóng dân chủ hóa thứ ba: Từ năm 1974-2005, HunTingTon cho rằng Cách mạng Bồ Đào Nha năm 1974 được cho là khởi đầu cho làn sóng dân chủ hóa thứ ba, cuộc nổi dậy đòi đảo chính của quân đội ở Lisbon,Bồ Đào Nha và sau đó là ngày 25-4-1974 là lật đổ ông Estado Novo, phong trào được tổ chức bởi các LLVT từ trước đó, cách mạng hoa cẩm chướng 1974 không phát ra một tiếng súng nào cả, cho thấy đó là một cuộc đảo chính thành công của LLVT Bồ Đào Nha. Tiếp đó là cuộc cách mạng Nhung là cuộc cách mạng bất bạo động ở Tiệp Khắc vào những năm 1989, sự sụp đổ của chế độ XHCN kéo dài 41 năm ở Tiệp Khắc( Séc ngày nay). Huntington dự đoán có 60 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ LaTinh thực hiện việc chuyển đổi hình thức dân chủ.
Làn Sóng Dân Chủ Hóa thứ ba đảo ngược: từ năm 2005-nay.
Từ lý giải về các làn Sóng dân chủ Hóa và Hungtinton đã đưa ra, cho đến sự thành công của nó là điều không mấy ngạc nhiên, bởi vì khi một làn sóng dân chủ hóa xuất hiện sẽ dẫn đến các thay đổi quan trọng, ảnh hưởng đến các lợi ích cơ bản của các quốc gia.
B) SỰ DỰ ĐOÁN CHÍNH XÁC TRONG TƯƠNG LAI THẾ GIỚI TRƯỚC PHÂN TÍCH CỦA SAMUEL HUNTINGTON
Huntington đã nhận định rằng một trật tự thế giới mới với những đường đứt gãy và sự xung đột của các quốc gia không còn do các quốc gia đế chế, thực dân gây ra, mà nó là sự va chạm mạnh mẽ của các nền văn minh, Sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ đến các quốc gia ở Trung Đông, vốn dĩ các quốc ia đó điều theo hướng đòi quyền lợi cho các phong trào dân tộc và phong trào xã hội., Chủ nghĩa Hồi Giaó cực đoan tại sao sinh ra trên các mảnh đất ở Trung Đông hay nó là sự nổi dậy của các tôn giáo lớn nhằm chống lại sự bá quyền của Mỹ. Các nhà Macxit phân tích nguồn gốc của xung đột trong quan hệ quốc tế là bản chất khai thác của chủ nghĩa xã hội ở toàn cầu mà chưa phân tích vấn đề văn minh khu vực.
Ngày nay, không còn là các đối đầu hai cực Mỹ -Nga mà đã và đang chuyển sang Mỹ -Trung, ngày trước Mỹ-Nga từng có cuộc chiến tranh lạnh, nhưng các quốc gia ở Liên Xô và Đông Âu chưa có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do các quốc gia thành viên vẫn còn đòi đấu tranh thống nhất, hơn nữa, các quốc gia này đang bị ảnh hưởng bởi trước chiến tranh là sau chiến tranh do các mâu thuẫn của tư bản và cộng sản, và mâu thuẫn bên nội bộ sâu sắc, Và gần như ông đó một về chắc chắn là sự xung đột thế kỷ 21 làm chiến tranh trên biển Đổi qua các vùng biển lân cận, Ngày nay,mối quan hệ Mỹ-Trung, đôi lúc tiến đôi lúc lùi, đôi khi áp dụng các lệnh trừng phạt, khi không thì hòa giải.
Yếu tố Châu Á, Xét từ địa chính trị cho thấy rằng các quốc sẽ phải tìm kiếm cách thích hợp để giải quyết chúng, nhưng đối với yếu tố này được coi là lý thuyết bên trong cũng của các quốc gia là Sức mạnh quốc gia mà là sức mạnh mềm, sức mạnh cứng, mà John Nye đã từng đưa ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét