Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
                                                 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ NGÀY NAY





Theo công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế thì : Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. 

 THEO ĐIỀU 2- LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 2016 LÀ : Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.


  • Giai đoạn hình thành văn bản dự thảo điều ước gồm có đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản. Việc thông qua văn bản tuỳ theo mức độ quan trọng mà áp dụng một trong các nguyên tắc : nguyên tắc đa số, nguyên tắc nhất trí, hoặc nguyên tắc đồng thuận. Sau khi thông qua, điều ước quốc tế chưa có hiệu lực ngay mà bước này chỉ có ý nghĩa xác thực nội dung kết quả của quá trình đàm phán, từ lúc này, văn bản không bị sửa đổi.
Giai đoạn các quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế, từ giai đoạn này điều ước quốc tế mới phát sinh hiệu lực. Việc thực hiện hành vi ràng buộc có thể là ký kết điều ước quốc tế ; phê chuẩn hoặc duyệt điều ước quốc tế ; hành vi gia nhập điều ước quốc tế.
Kết quả hình ảnh cho điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của luật quốc tế vì tuyệt đại bộ phận quy phạm của luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia xây dựng nên.
Một điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật quốc tế nều nó không đáp ứng được các yêu cầu sau đây :
Một là, điều ước quốc tế phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể. Điều ước quốc tế được ký trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thì các chủ thể của nó mới thể hiện được ý chí của mình và khi ấy họ mới tự nguyện thực hiện những cam kết đã thoả thuận.
- Hai là, điều ước quốc tế được ký kết phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Ví dụ : Các điều ước quốc tế có những quy định trái với hiến chương Liên hợp quốc, trái với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác được coi là trái pháp luật quốc tế và không thể nhìn nhận là nguồn của luật quốc tế.

 + Chủ thể ký kết điều ước quốc tế. 
Chủ thể ký kết điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế bao 
gồm: 
- Quốc gia có chủ quyền 
- Các tổ chức quốc tế (liên quốc gia) 
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập 
- Tòa thánh Vantican. 
Vấn đề cần phải lưu ý: khi tiến hành ký kết điều ước quốc tế thì không phải 
chính quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế chính 
phủ, hay Vatican tham gia vào quá trình ký kết điều ước quốc tế, mà thông qua đại 
diện của mình.


Tính chất của điều ước có thể chia thành 2 loại: 
- Điều ước quốc tế mở (được ký kết với điều kiện mở ra khả năng tham gia của bất kỳ chủ thể nào, không phụ thuộc vào việc có sự đồng ý hay không của chủ thể nào đã tham gia vào điều ước đó).
 - Điều ước quốc tế đóng (được ký kết với điều kiện sự tham gia của chủ thể khác sau này phải phụ thuộc vào sự đồng ý của các chủ thể thành viên đã tham gia ban đầu).

Theo Luật điều ước quốc tế 2016 có phân chia các loại điều ước quốc tế, cụ thể tại điều 7, khoản 1,2,3 
1. Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập bao gồm:
a) Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
b) Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
c) Điều ước quốc tế về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;
d) Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế khu vực quan trọng;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
3. Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Để thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước;
b) Điều ước quốc tế về các lĩnh vực, trừ các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
c) Điều ước quốc tế về các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Hình ảnh có liên quan

NỘI LUẬT HÓA LÀ GÌ? 
Nội luật hoá là quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước đế có nội dung pháp lý đúng với nội dung của các quy định của điểu ước đã được ký kết hoặc gia nhập). Mục đích nội luật hoá không phải là để khẳng định hiệu lực pháp lý của điều ước bởi vì dưới góc độ pháp lý quốc tế, hiệu lực của một điều ước quốc tế nhất định không bị chi phối bởi việc nó đã được nội luật hoá hay chưa. 
Cụ thể, để có hiệu lực, một điều ước quốc tế cần đáp ứng các điều kiện nhất định: thứ nhất, phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; thứ hai, nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. 
VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC SAU: 
  • Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật;
  • Nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét