Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

"SÁNG TỔ" PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA BẮC TÔNG TRÊN DÒNG CHẢY " CON ĐƯỜNG TƠ LỤA"

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
                



I. NHẬP ĐỀ 
- Có lẽ, nền văn minh phật giáo biết đến sớm nhất từ thời mà khai sáng con đường tơ lụa, tức đời Hán và đỉnh cao thời nhà Đường, cuối cùng là thời kỳ thịnh vượng vào đời nhà Nguyên. Với một thời kỳ phát triển mạnh mẽ con đường tơ lụa trải dài từ Trường An(Trung Quốc) đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong con đường đó bắt buộc các nhà sư và thương gia, có cả những nhà thám hiểm phải đi qua một nước nhỏ lúc bấy giờ ở địa phận Trung Quốc đó là Quy Từ/Khâu từ, từ đây một quá trình phật giáo mang tính chất sâu sắc và tinh thần phật giáo mới đã được phát triển. Mà người đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Phật giáo sau này và các loại kinh phật mà ta thường đọc đó là Cưu Ma La Thập. Rồi hơn mấy trăm năm sau người Trung Nguyên đến thỉnh chân kinh phật giáo được dịch ra từ tiếng Hán là Trần Huyền Trang, ta quen gọi là Đường Tam Tạng. 


Tập tin:Tarimbecken 3. Jahrhundert.png


II. QUY TỪ VÀ XUẤT THÂN CỦA CƯU MA LA THẬP
- Nếu trong Hán thư thì Quy Từ là một trong những nước lớn trong Tây Vực Thập Lục Quốc, dân số 81,317 người, đến thời Đường gọi là An Tây Trấn tứ, sau này rơi vào tay của người Hốt cốt ở Mông cổ và lưu truyền từ đó đến nay. 
- Góc địa lý thật của Quy Từ là ở trên tuyến nhánh của con đường tơ lụa và chạy dọc phía bắc sa mạc Taklamahan và phía Nam sông muzat, và thuộc về Aksu, Tân Cương, Trung Quốc ngày nay. 
Quy Từ là nơi sinh sống của nhà sư dịch kinh Phật Cưu-ma-la-thập ( 344-413). Đây là một trung tâm Phật giáo quan trọng từ thời cổ Xưa cho đến cuối thời Trung cổ, trong đó phái Nhất thiết hữu bộ (1) chiếm ưu thế trong thời kỳ Duy Ngô Nhĩ, khi Đại thừa cuối cùng đã trở nên quan trọng. Trong một thời gian dài, Quy Từ là ốc đảo đông dân nhất tại lòng chảo Tarim. Ngôn ngữ, với bằng chứng còn sót lại là các bản viết tay và câu khắc, là tiếng Tocharian), một ngôn ngữ Ấn-Âu. Dưới thời thống trị của người Duy Ngô Nhĩ, Quy Từ dần trở thành vùng nói tiếng Đột Quyết(2)
Nhất thiết hữu bộ là một giáo phái của phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại, tách ra từ phật giáo nam tông dưới thời vua a-dục, phái này hoạt động mạnh ở Miền tây nam Ấn Độ, quan điểm của hệ phái này nằm giữa tiểu thừa(phật giáo nam tông) và đại thừa(phật giáo bắc tông). Phái này có kinh bằng chữ Phạn, ngày nay là tiếng Hán và tiếng Tây Tạng. 
Đột quyết hay Turk là một tiếng, ngôn ngữ trong 35 ngôn ngữ hình thành trên một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc. Vùng đất khởi nguồn của hệ là Tây Trung Quốc và Mông Cổ, từ đó mở rộng ra Trung Á và xa hơn nữa về phía tây. 
 Quy Từ là một đô thị trung tâm tại Trung Á, là một phần của Con đường tơ lụa, tiếp xúc với phần còn lại của châu Á, bao gồm Túc Đặc và Đại Hạ, và do đó cuối cùng đã tiếp xúc với các nền văn minh ngoại vi của Ấn Độ, Ba Tư và Trung Hoa.(Túc đặc và Đại Hạ nằm ở vùng Trung Á ngày nay). 
b) Ngài Cưu Ma La Thập và những kinh Phật cổ xưa

CƯU MA LA THẬP( ĐỒNG THỌ) (344-413): tên ghép giữa cha mẹ là Cưu Ma La Thập Kỳ Bà, vì ở Tây Vực họ và tên thường ghép đôi như thế, Cha ông là Cưu Ma Đàm, Mẹ là Kỳ Bà. Vốn ở Thiên Trúc(Ấn Độ theo tiếng Hán) và Gia tộc làm quan cao trong triều đình. Lên 17 tuổi, Cưu Ma La Thập đã xuất gia và nghiên cứu kinh phật, ông là dịch giả của nhiều bộ kinh lớn của phật giáo Nam Tông và chuyển hệ bộ ngữ từ tiếng Phạn sau thành tiếng Hán. Cưu ma la Thập tu dòng tiểu thừa, nhưng những năm lưu lại tại Kashag ông học thêm các môn khoa học toán, vật lý và khoa học Huyền bí, cũng nơi đó tiếp xúc với phật giáo đại thừa. 
Kết quả hình ảnh cho cưu ma la thập
CƯU MA LA THẬP
Trong cuộc chiến tranh Dao Tần thì Ông bị quân lính Trung Quốc bắt, năm 401, thì Ông được đưa về Trường An để  làm công tác dịch kinh Phật, được phong hiệu "Quốc Sư". 

Một số dòng Kinh Phật được ông dịch
  + A-DI-ĐÀ-KINH: Hay Tiểu Vô Lượng thọ kinh là một trong ba bộ Tịnh Độ Tông, lưu hành rộng rãi từ Trung Quốc, nHẬT Bản, Việt Nam.
  + Diệu pháp liên hoa kinh: hay còn gọi là Kinh Pháp Hoa, đây là bộ kinh quan trọng của phật giáo đại thừa. 
  +Trung quán tông: Là do Long Thụ thành lập, Long Thụ vào thế kỷ 1-2, phật giáo Tây Tạng xếp ông là một trong sáu vị Bảo Trang của ấn độ. Là người thứ hai sau Tất Đạt Đa Cồ Đàm, và trường phái phật giáo có ảnh hưởng nhất đến Phật Giaó Đại Thừa. 
  +Bát nhã ba la mật đa tâm kinh: là kinh ít chữ nhất trong các loại kinh phật, nguồn gốc của phật giáo Đại thừa và Thiền Tông. đây là Kinh mà hầu hết các Sư, phật tử ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật Bản biết đến và thường dùng đọc tụng. 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét