Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

CHUYÊN ĐỀ: VIỆT NAM TIẾN BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA (P1)

PHẦN 1: CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ BỐN MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ, HÀ THỊ PHƯƠNG( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
Phân tích thực tiễn hóa lý thuyết lĩnh kinh tế chính trị học, và kinh tế học phát triển.






I. CÔNG NGHIỆP HÓA(industrialize)  LÀ GÌ?
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng. 
- Theo Định Nghĩa Công Nghiệp Hóa Ở Việt Nam hiểu một cách đơn giản  là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính.
Trên thế giới cũng đã có sự phân chia các giai đoạn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá để làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Giáo sư người Mỹ Hollis Chenary Burnley chia thời kỳ công nghiệp hoá làm 3 giai đoạn:
 + giai đoạn khởi đầu
+ giai đoạn phát triển 
+ giai đoạn hoàn thiện
 (không kể một thời đoạn tiền công nghiệp hoá và một thời đoạn hậu công nghiệp hoá).
 Sau đó, Nhà Tương lai học người Mỹ là Alvin Toffler chia nền văn minh làm ba phần, hay còn gọi là ba làn sóng. Làn sóng thứ nhất với giai đoạn văn minh nông nghiệp, làn sóng thứ hai với giai đoạn văn minh công nghiệp, làn sóng thứ ba với giai đoạn văn minh hậu công nghiệp.


Hình ảnh có liên quan
HOLLIS CHENERY(1918-1994)


Hình ảnh có liên quan
Alvin Toffler(1928 -2016)
Còn theo Nghị quyết TW 7 khoá VII của ĐCSVN đã đưa ra định nghĩa về CNH, HĐH như sau: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Về lịch sử Công nghiệp hóa trên thế giới:

Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên. Đây cũng là quê hương của Cách mạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester. Một thị trấn nhỏ tên là Manchester của  Anh ngày ấy đã trở thành thành phố công nghiệp hóa đầu tiên giữa năm 1780 và 1851. Dân số tăng lên đáng kể, và hơn một nửa dân số đó hiện sống ở các thành phố. Thay đổi tỷ lệ phần trăm từ 80% nông thôn, khoảng 50% nông thôn và 50% đô thị. Đến năm 1850 cuộc cách mạng đã được tiến hành. Trong vòng chưa đầy 100 năm, dân số của thành phố Manchester, Anh tăng từ 25,00 lên 367.000 vào năm 1850.
Nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nửa cuối thế kỷ 20. Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi khác trên thế giới (ngoại trừ các quốc gia tiến hành công nghiệp hóa muộn màng châu Âu, dẫu vậy tiến trình của các nước này đã bắt đầu từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai).
Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc.
Về 2 mục tiêu và 6 quan điểm công nghiệp hóa đã được nêu ra từ Nghị quyết TW 7 Khóa 7 năm 1994.
II. BỐN MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI 
  • Mô hình Công nghiệp hóa cổ điển.
  • Mô hình Công nghiệp hóa kiểu hỗn hợp.
  • Mô hình Công nghiệp hóa kiểu rút ngắn hiện đại.
  • Mô hình Công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỔ ĐIỂN
Đặc điểm lịch sử xuất phát mô hình
  • Những nước như Anh, Pháp có quy mô lãnh thổ và dân số tương đối là lớn → cơ sở để phân công lao động XH trong phạm vi quốc gia
  • Những nước dẫn đầu TG về sự tiến bộ KH-CN → quá trình CNH không thể vay mượn (dựa vào) công nghệ từ bên ngoài cũng như không lệ thuộc vào công nghệ bên ngoài
  • Quan hệ KTQT lúc này còn hạn chế → mức độ ảnh hưởng TG đối với CNH & CDCC là không lớn
  • Nguồn tài nguyên là tương đối phong phú đa dạng → đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn đầu của CNH
  • Những nước này có nguồn bổ sung quan trọng về nguyên liệu, nguồn lao động và thị trường từ hệ thống các nước thuộc địa
Đặc điểm về vốn 
  • Quá trình CNH đòi hỏi vốn nhiều
  • Trong mô hình cổ điển vốn không gây ra áp lực lớn → không gây ra những mất cân đối trầm trọng về vốn
  • Vốn chủ yếu dựa vào từ nguồn vốn tích lũy trong nước (NN) và nguồn vốn từ các thuộc địa
Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành
Chuyển dịch tuần tự, từ từ từng bước
CN nhẹ → CN nặng → GTVT, bưu điện → các ngành dịch vụ khác
Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu lao động
LĐ từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp theo xu hướng chung, tuy nhiên giá trị chuyển dịch này không gây ra những căng thẳng về vấn đề thất nghiệp. Vì:
  • Quá trình chuyển dịch diễn ra từ từ.
  • LĐ ở các quốc gia này di cư sang những vùng đất mới nên không gây ra những căng thẳng về lao động và việc làm ở trong nước.
Hình ảnh có liên quan

MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA KIỂU HỖN HỢP

Mô hình CNH của Nhật Bản = hiện đại + cổ điển

Đặc điểm và lịch sử xuất phát mô hình
  • Cách mạng công nghiệp thành công và tạo ra thời đại CN mới
  • Nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân thôn tính nên sự lựa chọn CNH coi như một tất yếu
  • Thông thường quá trình CNH diễn ra một cách tự nhiên, nhưng ở Nhật Bản là sự bắt buộc CNH nếu không muốn bị thôn tính
VỀ BẢN CHẤT
Ba giai đoạn công nghiệp hóa:
  • GĐ1: Xk nông sản và sản phẩm thô (NB thực thi chiến lược này trong 20 năm). Dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động, tiết kiệm đất NN và coi NN&CN là hai trụ cột của tăng trưởng
  • GĐ2: Thay thế hàng NK (NB thực thi chiến lược này đến thập niên 1960s)
  • GĐ3: Hình thành các ngành CN hướng về XK, trước hết là CN nhẹ
Về chuyển dịch cơ cấu: Chuyển dịch từ những ngành CN truyền thống bắt đầu từ CN nhẹ (như tơ sợi), CN dệt may, chế biến nông sản và sau đó là CN nặng
Vốn cho công nghiệp hóa: chủ yếu là vốn trong nước có một phần vốn và công nghiệp bên ngoài từ Mỹ. 
Vai trò của Chính Phủ:
  • Mở đường và tạo động lực: Chính phủ lập ra bộ CN để thực hiện chức năng phát triển CN & NN, đầu tư phát triển ngành CN nặng và thúc đẩy sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật trong CN nhẹ.
  • Dẫn dắt công nghiệp phát triển: Thể hiện là Chính phủ xây dựng kế hoạch phát triển 10 năm đầu và nhấn mạnh vào vai trò của NN đối với sự phát triển CN và vai trò của kế hoạch là định hướng sự phát triển của CN. Trong chính sách này nhấn mạnh vào khu vực tư nhân và nhấn mạnh vào sự phân bổ các nguồn lực và lĩnh vực được ưu tiên nhằm tạo hiệu ứng lan toả. 
  • Nhập khẩu công nghiệp tiên tiến từ bên ngoài.
  • Xây dựng khung chính sách giáo dục và đào tạo.
Kết quả hình ảnh cho công nghiệp hóa

MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA THEO KIỂU RÚT NGẮN HIỆN ĐẠI

Đây là mô hình của các nước CNH mới
Xét về bản chất giống như mô hình CNH hỗn hợp của Nhật Bản vừa là thị trường tự do vừa có sự can thiệp của chính phủ.
Nhưng khác với mô hinh hỗn hợp đất là mô hình CNH dựa vào lợi thế so sáh để hướng ra thị trường quốc tế.

Đặc điểm của Mô hình
  • Chính phủ xác định định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ và được cụ thể hoá bằng các bước đi thích hợp
  • Về nguồn vốn: Dựa trên sự huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Ngoài nước dựa vào thu hút đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI) và vay nợ
  • Quá trình CNH chủ yếu được thực hiện bằng chiến lược hướng ra thị trường thế giới, XK sản phẩm dựa vào lợi thế so sánh đồng thời thực hiện bảo hộ những sản phẩm cần thiết. Đầu ra song song hai chiến lược vừa hướng nội, vừa hướng ngoại

Qúa trình CNH ở các nước NICs(các nước công nghiệp hóa mới)
 Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần tiệm cận mức độ phát triển của các nền kinh tế tiên tiến. Một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi các nước này là “các nước công nghiệp mới”.


 Thuật ngữ “các nước mới công nghiệp hóa” được bắt đầu sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần của nhóm nước này, song đều thống nhất cho rằng nhóm bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là những nước mới công nghiệp hóa. 4 nước và vùng lãnh thổ Đông Á này còn được biết đến với tên gọi “Những con hổ châu Á” .
  • GĐ1 - Bắt đầu CNH vào giai đoạn đầu những năm 1960s: XK hàng tiêu dùng dựa vào lợi thế so sánh về lao động và bảo hộ các ngành sản phẩm CN chế tạo nguyên liệu sản xuất đầu vào trung gian như CN hoá chất, CN luyện kim
  • GĐ2 - Thập niên 1970s: Xk sản phẩm của ngành CN nặng (đóng tàu, ôtô, sản phẩm điện tử) và bảo hộ những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
  • GĐ3 - Xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao
MÔ HÌNH CNH THEO CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG BAO CẤP

Vai Trò của Chính Phủ
  • Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh tế thông qua cá chỉ tiêu pháp lệnh.
  • Nền kinh tế hoạt động dựa trên chế độ công cộng từ TLSX & các tổ chức kinh tế tồn tại dựa trên 2 hình thức quốc doanh và tập thể.
  • Lựa chọn CNH theo hướng ưu tiên phát triển CN nặng ngay từ giai đoạn đầu. Nguồn vốn cho CNH là dựa vào tích luỹ trong nước hoặc huy động viện trợ từ các nước XHCN
Giai đoạn đầu khi tiềm lực vững mạnh, CN nặng được ưu tiên phát triển. Những khu vực sản xuất hàng tiêu dùng, CN nhẹ & NN trì trệ → ảnh hưởng đến đời sống.

Các hình thức bao cấp

Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa
Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực tích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin - cho".
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Vai trò của CNH-HĐH gắn liền với  phát triển Kinh tế Tri Thức là xu hướng có lợi nhất ở nước ta hiện nay, bởi vì Kinh tế tri thức là một nền kinh tế sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực, lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó 4 trụ cột quan trọng của nền kinh tế tri thức đó là:
 + Môi trường kinh tế và thể chế xã hội.
+ Giáo dục và đào tạo.
+Tạo mạng lưới rộng lớn vào sự nghiệp nghiên cứu của các trường đại học,viện nghiên cứu, các chuyên gia, và doanh nghiệp tư nhân.
+ Hệ thống hạ tầng thông tin, và công nghiệp viễn thông mới. 
Từ việc phát triển Kinh tế tri thức đi kèm với CNH sẽ là động lực, cơ sở năng động, sáng tạo, những sáng kiến mới để hoàn thiện từ trong ra ngoài. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét