Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

BÀI PHÂN TÍCH TRƯỚC THỀM HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)




  Ngày mai, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều bắt đầu diễn ra, cả thế giới mà nhất là các cường quốc lớn trên thế giới đang trực tiếp theo dõi cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia. Nhiều vấn đề xoay quanh hội nghị lần này, nhưng vấn đề được ưu tiên trước hết đó là vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mà mấy lâu nay Mỹ lâu e ngại trước sức mạnh của một loạt vũ khí hạt nhân mang tầm cỡ của thế giới, đang đứng dậy hiên ngang tại khu vực Đông Bắc Á. Sẽ không là bất ngờ khi buổi hội đàm chính thức sẽ diễn ra, dường như chỉ trong mơ tưởng nhưng thế giới đã chứng kiến những đổi thay của những xu thế mới, nhằm xác lập một trật tự ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là muốn ngăn chặn vũ khí hạt nhân-vốn là vũ khí hủy diệt mạnh nhất, chứng kiến và đọc lại lịch sử Thế chiến thứ hai, nước Nhật đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề từ các cơ sở hạ tầng, đến thiệt hại về người ở con số khủng khiếp. 
Hình ảnh có liên quan
TT Trump và người đồng cấp 

 PHÂN TÍCH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU TỪ BA NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 

  Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là một cuộc gặp mà bấy lâu nay hai nguyên thủ của hai quốc gia chỉ có cơ hội trao đổi thông qua dư luận và truyền thông quốc tế. Một hội nghị hòa bình sẽ diễn ra tại Singapo, mọi vấn đề mà từ trước đến nay hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên vốn có những mối tương khắc nhất định. 
  Mâu thuẫn giữa các nước TBCN và XHCN là một trong bốn mâu thuẫn của thời đại, tuy trật tự thế giới một cực rồi hai cực, rồi giờ là đa cực, trật tự thế giới thay đổi nhưng mâu thuẫn thời đại giữa các chủ thể trong quan hệ chính trị quốc tế vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng các xu thế mới trong quan hệ chính trị quốc tế đã được hình thành, tồn tại và phát triển mạnh mẽ, mà đặc biệt ở đây là xu thế hợp tác, hòa bình, cùng phát triển. 
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là một biểu tượng cho xu thế hợp tác,hòa bình, cùng phát triển, nhưng rồi mâu thuẫn sẽ còn tồn tại bởi vì tư tưởng, động thái đối nghịch. 
 Xét về vấn đề lợi ích quốc gia, thì hai bên đều có tính chất đồng nhất, bởi vì trong hoạch định chính sách đối ngoại thì vấn đề then chốt nhất đó là lợi ích quốc gia và công cụ là Sức mạnh quốc gia. Đặt lợi ích an ninh- chính trị, lợi ích kinh tế, và lợi ích văn hóa-xã hội lên trên hết, bởi vì, tầm quan trọng của lợi ích quốc gia là ở ba lợi ích quan trọng và có tính chất chiến lược. Mỗi quốc gia xác định lợi ích quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn xác lập theo hai xu hướng chính là: xu hướng tăng cường tiềm lực quốc phòng, xu thế phát triển kinh tế. Trong trường hợp này, hai quốc gia Mỹ-Triều cũng sẽ đặt lợi ích quốc gia làm lợi ích cốt lõi, là cơ sở quan trọng để tiến hành hội đàm. 
Xét về Sức mạnh quốc gia, được cấu thành bởi hai nhân tố tự nhiên và xã hội, và điểm đặc trưng của nó chính là công cụ của lợi ích quốc gia, nên sử dụng sức mạnh quốc gia dù là yếu tố tự nhiên hay yếu tố xã hội thì mỗi quốc gia sẽ có những thuận lợi nhất định. Không phải tự dưng mà học thuyết địa chính trị ra đời, dựa trên nguyên tắc địa chính trị sẽ cho thấy được sức mạnh của một quốc gia, và địa hình tác chiến của quân sự xoay quanh yếu tố tự nhiên.  Dân số ở đây không trọng trong chiến lược quân sự, bởi vì những cuộc chiến ở thế kỷ 21 đều sử dụng sức mạnh của một loạt vũ khí hạt nhân nó phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó. Dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, nhưng còn phải xét lại là dân số quốc gia đó thể hiện qua độ tuổi lao động, và trình độ, năng lực, thông qua giáo dục và đào tạo. 
  Nếu nói về sức mạnh quốc gia thì đương nhiên Mỹ sẽ có lợi thế hơn nhiều so với Triều Tiên, Còn Triều Tiên thì bấy lâu nay vẫn đang theo đuổi vấn đề hạt nhân hóa và tiềm lực quốc phòng đủ sức mạnh để vươn mình ra quốc tế. 
Xét về Chủ quyền Quốc Gia, không có một quốc gia nào có quyền lực tuyệt đối, bắt buộc các quốc gia khác phải tuân theo. Theo Tuyên bố nguyên tắc của Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc 1970( Nghị quyết 2625 của LHQ).
Năm 1945, sau khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ và mục đích gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia" là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tổ chức quốc tế rộng rãi này.
 Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. 

Về khái niệm "Bình đẳng chủ quyền": Chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc  Điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, gia trong cộng đồng quốc tế  dù giàu hay nghèo đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế.  
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TRUNG QUỐC?
 Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên vốn có những lợi ích căn bản từ trước, từ thời chủ tịch Kim Nhật Thành, và chuyến thăm hôm tháng năm của ông Kim-Joong-Un đến Trung Quốc như đã tạo ra một đòn bẫy để quan hệ của hai quốc gia ở Đông Bắc Á này gắn kết lại nhiều hơn, mở ra những vấn đề phát triển kinh tế từ Trung Quốc, điểm đặc biệt hơn là cùng là đồng minh các nước XHCN. Dưới ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, để cố gắng thúc đẩy một " nhất đa siêu cường" mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã xác định rõ ràng trong giấc mộng Trung Hoa. Việc ủng hộ và giúp đỡ các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề đoàn kết quốc tế. Giờ đây, chưa thể liệu một điều gì là chắc chắn về mối quan hệ Mỹ-Trung-Triều hay Trung-Triều, Mỹ-triều. Nhưng một điều quan trọng mà chắc hẳn các nhà phân tích quan hệ quốc tế điều nhận ra được đó là Trung Quốc vẫn đang ủng hộ Triều Tiên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngoài mặt thông cáo với báo chí rằng" sẽ xem xét vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên", nhưng động thái bên trong là gì thì vẫn chưa thể giải thích được. Đồng thời, Trung Quốc cũng gia tăng những lo ngại về việc Triều Tiên có ngã sang thế giới tư bản của Mỹ hay không?, nhưng chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ không ngã sang Tư Bản Chủ nghĩa, bởi vì XHCN là công sức mà trước đó cố chủ tịch Kim Nhật Thành đã từng bước xây dựng cho đến hoàn thiện. 
Nếu như có một Bản thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên về các vấn đề khác nhau trong Hội Nghị Thượng Đỉnh vào ngày 12/6/2018, có thể và một Hiệp ước, hiệp định mà hai bên nhất quyết sẽ tiến hành làm thay đổi vấn đề hiện nay đang mâu thuẫn. Một bản thỏa thuận mang tính chất hòa bình giữa hai quốc gia, từ trước đến nay như nước với lửa mang bỗng hóa mát mẻ trong quan hệ quốc tế. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét