Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

LƯỢC LẠI LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)


I. SỰ XUẤT HIỆN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH ĐẾN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

A) SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
- Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Kết quả hình ảnh cho CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định.

- Có thể nói các yếu tố quyền tư hữuthành phần kinh tế tư nhânkinh doanh tự docạnh tranhđộng cơ lợi nhuậntính tự định hướng tự tổ chứcthị trường lao độngđịnh hướng thị trườngbất bình đẳng trong phân phối của cảiphân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

II. PHÂN CHIA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
- Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, thì phải nói đến ba giai đoạn của nó, đại công nghiệp cơ khí chính là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của Phương thức sản xuất TBCN.

- Nếu như phân chia từ Lực lượng sản xuất thì phân chia thành 3 giai đoạn sau:
 +  Hiệp tác giản đơn
 + Phân công công trường thủ công
 + Đại công nghiệp

Hiệp tác giản đơn TBCN là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá.
- Công trường thủ công hỗn tạp: là CTTC mà hình thái cuối cùng của sản phẩm được lắp ráp một cách máy móc bởi những sản phẩm bộ phận độc lập mà có.
- Công trường thủ công hữu cơ: là CTTC mà sản phẩm của nó do một loạt những quá trình và những thao tác có liên quan với nhau tạo ra. 
- Máy móc là một cơ cấu gồm ba bộ phận căn bản khác nhau: máy phát lực, máy truyền lực, máy công tác. 

- Nếu như phân chia theo Quan Hệ sản xuất thì ta có: 
- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền nhà nước. 
- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển trong một giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản như chỉ mới phát triển giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Những năm 40 của thế kỷ XIX với sự ra đời của chủ nghĩa Mác thì các quốc gia tư bản đã điều chỉnh lại phương thức hoạt động của nó, và trở thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Và ngày nay chủ nghĩa tư bản đã hoàn thiện hơn nhiều hơn so với trước 
- Phân chia về Phương thức sản xuất thì ta có
CNTB CỔ ĐIỂN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI. 
III.  SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC 
- Lê-nin chia chủ nghĩa đế quốc làm ba mặt:
+ Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền, vì nó phát sinh và hiện hữu từ những phương thức vốn có của chủ nghĩa tư bản trước đây, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, và thay thế cạnh tranh tự do, nhưng không thủ tiêu cạnh tranh tự do.
+ Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám và thối nát, vì đây chính là phương pháp để chủ nghĩa tư bản có thể tồn tại, vượt qua những biến cố của lịch sử kinh tế chính trị, tạo ra giá trị thặng dư từ những người lao động bị bóc lột. 
+ Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình diệt vong, chứng Minh được ở cuộc cách mạng tháng 10-1917, đã trở thành một trong những vũ đài chính trị của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản đã nổi dậy, phá thế kìm kẹp, xây dựng một xã hội chủ nghĩa, nhà nước của giai cấp vô sản. 
IV. NHẬN XÉT 
- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi phương thức và cách thức trong lòng thể chế chính trị, liên minh sức mạnh của các cường quốc đế quốc để thâu tóm các quốc gia yếu kém, và chạy đua vũ trang với các quốc gia mà chúng gọi là " đồng minh của cộng sản" và ra sức chống phá bằng các kế hoạch, chính sách quân sự, và phá hoại nền kinh tế của các quốc gia chống đối. Tăng cường chi viện cho đồng minh để ra sức chống phá. Ra đời các học thuyết chống cộng vô cùng mạnh mẽ như " Diễn biến hòa bình" hay các học thuyết và nhân quyền và dân chủ.
- Cùng với sự hậu thuẫn của nền kinh tế tư bản mạnh mẽ, của Hoa kỳ, và các nước trong khối Nato, cùng sức mạnh của quân sự chắc chắn, cuối cùng năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên xô và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ. 
Kết quả hình ảnh cho nền kinh tế Trung quốc
BIỂU ĐỒ  SO SÁNH KINH TẾ MỸ - TRUNG
- Ngày nay, đứng trước sự phát triển của Trung Quốc, hình thức XHCN đã vượt mạnh hơn so với những thập niên 50 đến 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ, sẽ dự báo vượt Mỹ trong những năm 20-30 của thế kỷ XXI này. 
- Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển ở thế " đẹp ngoài- rỗng trong" nhưng không phải những vì thế mà đánh giá thấp nền kinh tế Trung Quốc. Một nền kinh tế để nuôi sống hơn 1,3 tỷ người thì tính ra nền kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa đáng kể so với Mỹ.Một bước đi táo bạo của nền kinh tế Trung Quốc đó là sử dụng nước cờ " Cổ phần hóa" kinh tế nhà nước, kể ra những năm 1997-1998 TRung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình và người kế nhiệm của ông là Giang Trạch Dân cũng đã có một nước đi táo bạo, học thuyết Bốn Hiện Đại Hóa của Trung Quốc giai đoạn này được Thủ Tướng Chu Ân Lai đề cập tới tại hội nghị Thượng Hải năm 1964 với“nền nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ tiên tiến” trong tương lai gầnđã và đang làm cho Trung Quốc nổi dậy làm ông Trùm Khu vực " CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG". 
- Nền Kinh tế của Mỹ vốn đứng đầu thế giới từ trước đến nay, nền Kinh tế của Mỹ trong giai đoạn phát triển mới của thế kỷ 21 được theo nhận xét chủ quan thì đang gặp 3 vấn đề khó khăn lớn. 

1. Sự thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ ảnh hưởng không nhỏ đến nề kinh tế của nước này, Vốn là quốc gia thu hút chất xám, một lượng chất xám từ các quốc gia khác đổ về. Trong khi đó, Thắt chặt chính sách nhập cư để lao động là con đường mà Mỹ đang đi đến. 
2. Trước sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc, và vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, sự tranh giành thế độc quyền dầu mỏ ngấm ngầm ở Trung Đông, và tăng cường chi viện và trợ giúp cho các quốc gia đồng minh lâu đời, những năm qua theo các tờ báo của các hãng thông tấn của Mỹ, Trung Quốc, thì sự viện trợ cho các tổ chức và các quốc gia đồng minh của Mỹ đã giảm xuống nhanh chóng. 
3. Tăng Thuế nhập khẩu là con đường dẫn đến nền kinh tế bị " chiếu tướng" nhanh nhất mà Mỹ đang sử dụng với Trung Quốc nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Một quốc gia vốn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu như Mỹ thì cơ hội mong manh để các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ có mặt trên thị trường của Trung QUốc, và Nga, Các quốc gia đang đối đầu với Mỹ. Việc rút khỏi TPP, và Mỹ cũng đang là con nợ lớn nhất của IMF, và cũng là " chủ đầu tư" lớn nhất của IMF, vì thế chính Mỹ đã và đang đứng trước sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét