Dân chủ hóa là gì? và yếu tố nào để thực hiện nó?
- Dân chủ hóa tức là sự chuyển đổi mô hình chính trị, chế độ chính trị từ chế độ độc tài, độc quyền sang một chế độ dân chủ hơn.
- Mục đích duy nhất của dân chủ hóa đó là hướng đến việc xác thực dân chủ, công bằng xã hội, và người dân tham gia đóng góp ý kiến vào trong chính trị và đời sống xã hội và kiểm soát quyền lực một cách tuyệt đối.
Có nhiều yếu tố để tiến hành dân chủ hóa một cách thành công:
+ Sự giàu có: tốc độ GDP của cả nước tăng cao hơn trước.
+ Nền giáo dục được cải cách tốt.
+ Quản lý tài nguyên quốc gia và đảm bảo giải quyết các xung đột bởi tài nguyên quốc gia.
+Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường.
+Tạo một cân đối trong “ công bằng xã hội”.
+ Kích thích xã hội dân sự và văn hóa dân sự.
+Cân bằng trong phát triển dân số
+Phát huy quyền tự quyết tối các dân tộc
+Bảo vệ nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
+Chấm dứt các xung đột ở các quốc gia và tạo lập hòa bình chung.
+Đảm bảo quyền con người, quyền công dân đích thực.
- Một xã hội như thế đang thể hiện một bản chất ưu việt của quần chúng nhân dân, đương nhiên là rất chí lý nếu nói về phương diện " quyền lực thuộc về nhân dân". Các nhà tư sản hiện đại đang phô trương một kiểu lý luận dân làm chủ, nhưng rồi trong quốc gia ấy chưa hề có một thực tiễn nào mang đậm tính chất dân chủ hóa.
Dân chủ xuất hiện từ khi giai cấp hình thành, vì tính giai cấp là tính chất đặc trưng của dân chủ, hình thái cộng sản nguyên thủy đã có dân chủ, nhưng mà thời đại này chưa có sự phân chia giai cấp cho nên dân chủ chỉ là " dân chủ phi chính trị". Thời Kỳ chiếm hữu nô lệ, khi có sự phân chia giai cấp giữa chủ nô và nô lệ mà có sự phân chia giai cấp, và các giai cấp đấu tranh để giành chính quyền, từ đó nhà nước ra đời, là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp. Nhà nước dân chủ Aten cổ đại ra đời và phát triển làm thay đổi bản chất ủa dân chủ, ngày càng hoàn thiện tính dân chủ của một nhà nước dân chủ.
Thời kỳ phong kiến, nhà nước phương đông thì xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và ở phương tây thì xây dựng nhà nước phân quyền cát cứ, một thời kỳ phong kiến lâu dài, không có dân chủ, vì dân chủ chỉ dành cho một người , đó là hoàng đế(vua).
Nhưng ở Việt Nam, thời nhà Trần từng diễn ra hội nghị Diên Hồng năm 1284, từng tập hợp các quan chức chính quyền từ TW đến địa phương để họp một cuộc họp quyết định sự tồn vong của giang sơn xã tắc, và đây là một trong những hình thức dân chủ đại diện ở Việt Nam đầu tiên trong thời phong kiến.
Đến thời kỳ cách mạng tư sản giành chính quyền về tay giai cấp tư sản, một nền dân chủ tư sản xuất hiện, và được coi là nền dân chủ hình thức và cắt xén, khi mà chế độ dân chủ trong tay của các nước siêu cường và đế quốc, dân chủ của giai cấp tư sản chứ không phải là của tất cả các giai cấp.
Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng tháng 10-1917, nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của giai cấp công nhân, nền dân chủ của toàn dân và thống nhất với ý chí của nhân dân.
Trong mười đề cương của chính quyền xô-viết, Lê-nin đã nêu ra những bản chất của nền dân chủ tự do, đó là:
- Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
- Tự do chính trị cho mọi công dân.
- Quyết định theo đa số của mọi công dân.
- Quyết định bằng hình thức biểu quyết, thực chất là hình thức dân chủ thuần túy.
Dân chủ hóa ở Việt Nam, chỉ có lý luận của các nhà tư sản
- Dân chủ hóa ở Việt Nam một cách nhìn rời rạc của các nhà tư sản hiện đại, từ các chính kiến bất đồng quan điểm muốn lợi dụng chiêu bài dân chủ hóa để tuyên truyền lý luận theo kiểu tư bản, lý luận dân chủ hóa ấy đã trùng lập với lý luận của Lê-nin về dân chủ, lý luận dân chủ trong xã hội chủ nghĩa chính là những tự do, và bình đẳng ấy, chứ không phải xa rời bản chất tự do, bình đẳng. Thể hiện việc xây dựng nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang xây dựng một nhà nước dân chủ hóa từng bước, thực hiện việc kiểm soát quyền lực, thực hiện nền dân chủ hóa trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội và HĐND các cấp.
Điều 6, Hiến Pháp 2013, ghi nhận:
" Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của nhà nước".
Điều 7, khoản 1, hiến pháp 2013, ghi nhận:
"Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín."
Điều 8, khoản 2, Hiến Pháp 2013, ghi nhận
" Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền".
Như vậy, quá trình tiến hành dân chủ hóa ở Việt nam đang được phát huy một cách tích cực, thể hiện ở" dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát". Dân chủ hóa từng bước, thông qua các hình thức dân chủ khác nhau mà vận dụng thực tiễn. Cần phân biệt khái niệm dân chủ hóa với hình thức lợi dụng dân chủ, nhân quyền để đả kích, chống phá cách mạng Việt Nam hình thức đó không gọi là dân chủ hóa. Dân chủ hóa không phải chỉ ở chính trị, mà dân chủ hóa còn phải hoàn thiện ở mặt kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, có như thế mới thực sự phát huy có hiệu quả quá trình dân chủ hóa toàn diện, ở Việt Nam cũng không phải sử dụng " dân chủ hóa" mà là " phát huy tối đa tính dân chủ", bởi vì dân chủ xã hội chủ nghĩa ngay trong đặc điểm của nó đã mang bản chất của dân chủ hóa mà các nhà khoa học chính trị nêu ra, và nó chỉ hướng đến các nước tư bản trong quá trình tiến lên XHCN. Còn các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đã và đang thực hiện hoàn thành những đặc điểm của nền dân chủ XHCN và sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vào trong đời sống xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét