ĐÔI LỜI CÙNG LUATKHOA.ORG " https://www.luatkhoa.org/2018/04/cam-can-ton-giao-dau-chinh-dau-ta/ "
Bertrand Russell
Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?
MỌI ĐỨC TIN MÙ QUÁNG ĐIỀU LÀ TAI HẠI |
Quan điểm riêng của tôi về tôn giáo là của Lucretius. Tôi xem nó như một bệnh tật sinh ra từ sợ hãi, và như một nguồn của khốn khổ không kể hết được của loài người. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng nó đã làm được một vài đóng góp cho văn minh. Nó đã giúp, trong những ngày đầu của lịch sử, vào việc chữa lịch, và nó là nguyên nhân khiến những nhà tu Egypt đã ghi chép những thiên thực theo năm tháng với cẩn thận đến mức sau cùng họ đã trở nên có thể đoán trước được chúng. Hai dịch vụ đóng góp này tôi sẵn sàng để thừa nhận, nhưng tôi không biết có những đóng góp nào khác.
Ngày nay, từ ‘tôn giáo’ được dùng trong một ý hướng rất lỏng lẻo. Một số người, dưới ảnh hưởng của đạo Phản Thệ cực đoan, dùng từ này để nói về bất kỳ những xác tín cá nhân nghiêm trọng nào về phần đạo đức hay bản chất của vũ trụ. Việc dùng này của từ thì hoàn toàn không có tính lịch sử. Tôn giáo chủ yếu là một hiện tượng xã hội. Những hội Nhà thờ có thể nợ nguồn gốc của chúng với những người thầy sáng lập vốn có những xác tín cá nhân mạnh mẽ, nhưng những người thày này đã hiếm khi có nhiều ảnh hưởng đến những hội nhà thờ mà họ đã sáng lập, trong khi những hội nhà thờ đã có nhiều ảnh hưởng to lớn vào những cộng đồng trong đó chúng đã phát triển. Để lấy trường hợp vốn đáng chú ý nhất với những người trong văn minh phương Tây: sự giảng dạy của Christ, như nó đã xuất hiện trong những sách ghi chép cuộc đời của Christ , đã có liên hệ ít ỏi hết sức khác thường với luân lý của những người Kitô. Điều quan trọng nhất về đạo Kitô, theo quan điểm xã hội và lịch sử, không phải là Christ, nhưng là Hội Nhà thờ, và nếu chúng ta có phán đoán đạo Kitô như một sức mạnh xã hội, chúng ta phải đừng đi đến những sách ghi chép về đời Jesus để làm tài liệu cho chúng ta. Jesus đã dạy rằng bạn nên đem của cải của mình cho người nghèo, rằng bạn không nên đánh trả, rằng bạn không nên đi nhà thờ , và bạn không nên trừng phạt sự ngoại tình. Cả những người Catô lẫn những người Phản thệ đều đã không cho thấy có mong muốn mạnh mẽ nào để tuân theo lời dạy của ông trong một bất kỳ nào của những phương diện này. Một số người trong dòng tu Franciscan, quả thực, đã cố gắng để dạy một giáo lý về sự nghèo khó của những học trò đầu tiên của Jesus, nhưng vua Chiên đã lên án họ, và học thuyết của họ đã bị tuyên bố là ‘sai lạc với giáo lý chính thức’ (của hội nhà thờ). Hay, lại nữa, hãy xem xét một câu văn, loại như ‘Chớ phán xét, để đừng bị phán xét’ và tự hỏi bạn một câu văn loại như thế đã có ảnh hưởng gì với những Toà án Pháp hình của hội nhà thờ Kitô và tổ chức Ku Klux Klan.
Điều gì đúng với đạo Kitô thì cũng đúng ngang thế với đạo Phật. Phật thì hòa nhã thân ái và đã giác ngộ; trên giường bệnh sắp chết của mình, ông đã cười những học trò của mình, vì họ giả định rằng ông thì không chết. Tuy nhiên, chế độ thày tu của đạo Phật – như nó có mặt, lấy thí dụ, ở Tibet – đã là ngu dân, chuyên chế và nghiệt ngã trong mức độ cao nhất.
Không có gì là ngẫu nhiên về sự khác biệt này, giữa một hội nhà thờ và người sáng lập của nó. Ngay khi ‘sự thực tuyệt đối’ được cho là đã chứa đựng trong những lời nói của một người nào đó, liền lập tức có một tập đoàn gồm những người thành thạo, chuyên để diễn giải những lời nói của người này, và những người chuyên môn này ‘không thể sai’ đòi được có quyền lực, vì họ đã giữ chìa khóa mở chân lý. Giống như bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, họ dùng quyền lực của họ cho những ưu thế của riêng họ. Tuy nhiên về một phương diện, họ còn tệ hơn bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, vì đó là công việc của họ để diễn giải chi tiết một sự thật không thay đổi, đã một lần được ‘vén lên cho thấy’ vĩnh viễn trong hoàn hảo tột bực, như thế khiến họ tất yếu trở thành những đối thủ của tất cả mọi tiến bộ trí tuệ và đạo đức. Hội Nhà thờ chống lại Galileo và Darwin; Trong thời chúng ta, nó chống lại Freud. Trong những thời, nó có sức mạnh to lớn nhất, nó đã đi còn xa hơn trong sự chống đối của nó với đời sống tri thức. Vua chiên Gregory the Great đã viết cho một thày chăn chiên trông coi hàng tỉnh nào đó một lá thư, bắt đầu: "Một báo cáo đã đến với ta mà ta không thể nhắc đến mà không nóng mặt, rằng ngươi đã giải thích cặn kẽ ngữ pháp cho một số người bạn.” Nhà chăn chiên cao cấp này bị thẩm quyền của vua chiên buộc phải chấm dứt cố gắng xấu xa này, và văn học Latinh đã không hồi phục cho đến tận thời Phục hưng. Rằng tôn giáo thì gây hại hiểm độc không chỉ về tri thức mà cũng về đạo đức nữa. Ý tôi về điều này là nó dạy những quy luật luân lý vốn không đưa đến thành quả hạnh phúc cho con người. Một vài năm trước đây, tại Germany, khi đang tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những dòng dõi hoàng tộc bị truất phế có vẫn được phép giữ những tài sản họ đã coi là của riêng hay không, những hội nhà thờ ở Germany đã chính thức tuyên bố rằng nếu tước đi quyền này của họ sẽ là điều trái với sự giảng dạy của đạo Kitô. Những hội nhà thờ, như mọi người đều biết, đã chống lại việc bãi bỏ chế độ nô lệ mãi cho đến tận khi họ vẫn còn dám làm thế, và với một vài trường hợp ngoại lệ vẫn được quảng cáo là tốt đẹp, trong thời nay, họ phản đối mọi phong trào nào hướng tới sự bình đẳng kinh tế. Vua chiên đã chính thức lên án chủ nghĩa Xã hội.
Đạo Kitô và Tình Dục
Tuy nhiên, đặc tính tồi tệ nhất của đạo Kitô là thái độ của nó đối với tình dục – một thái độ quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên khiến chỉ có thể hiểu được khi đặt nó trong tương quan với sự tật nguyền đau ốm của thế giới văn minh vào thời Đế Quốc Rome đã đang mục rữa. Đôi khi chúng ta nghe nói đến tác động khiến tư tưởng Kitô đã cải thiện thân phận của phụ nữ. Đây là một trong những sự xuyên tạc thô bỉ trắng trợn nhất của lịch sử mà nó có thể làm được. Phụ nữ không thể được hưởng một địa vị có thể chấp nhận được trong xã hội, khi trong đó điều được xem là cực kỳ quan trọng rằng họ phải không nên vi phạm một hệ thống quy luật đạo đức rất cứng rắn. Những nhà tu đã luôn luôn xem người Nữ chủ yếu như ‘giống Cái cám dỗ’; Họ đã nghĩ về Nàng chính yếu như người khơi dậy những thèm khát dục tình tội lỗi. Sự giảng dạy của hội nhà thờ, đã và vẫn là, trinh tiết là tốt nhất, nhưng hôn nhân thì được phép cho những ai là người thấy điều này không thể giữ nổi. “Tốt hơn để kết hôn thay vì để bị đốt”, như thánh chiên Paul đã nói. Bằng cách làm hôn nhân không thể hủy bỏ được, và bằng cách dập tắt mọi kiến thức về ars amandi , hội Nhà thờ đã làm những gì nó có thể làm, để bảo đảm rằng hình thức quan hệ tình dục duy nhất, vốn nó cho phép, nên gồm rất ít vui thú và thật nhiều đau đớn. Việc chống đối sự ngừa thai, trong thực tế, có cùng động cơ: nếu một phụ nữ có một đứa con hàng năm cho đến khi nàng mòn mỏi chết đi, không thể giả định được rằng nàng sẽ nhận được nhiều vui thú từ đời sống lứa đôi của nàng; do đó sự ngừa thai phải làm cho thoái chí.
Khái niệm về Tội lỗi, vốn nó được buộc chặt với đạo đức Kitô, là một khái niệm gây một số lượng tai hại đặc biệt khác thường, vì nó có thể đem cho mọi người một khả năng tìm lối thoát cho chủ nghĩa bạo dâm của họ, vốn họ tin là chính đáng, và thậm chí là cao thượng. Chẳng hạn, hãy lấy ví dụ, về vấn đề phòng bệnh syphilis . Được biết, bằng những biện pháp phòng ngừa trước, làm nguy cơ mắc bệnh này có thể trở thành không đáng kể. Tuy nhiên, những người Kitô phản đối việc phổ biến kiến thức về sự kiện này, bởi vì họ chủ trương rằng những “kẻ tội lỗi” bị trừng phạt là điều tốt! Họ giữ ‘điều tốt’ này đến mức họ thậm chí còn sẵn lòng chấp nhận trừng phạt với cả những người vợ và con của “kẻ có tội”. Hiện có trên thế giới vào thời điểm này hàng nghìn trẻ em bị bệnh syphilis bẩm sinh, những người hẳn đã không bao giờ được ra đời, nhưng chỉ do ước muốn của những người Kitô để thấy những kẻ tội lỗi bị trừng phạt. Tôi không thể hiểu được làm thế nào những giáo lý dẫn đến sự độc ác tàn bạo này lại có thể được xem là có bất kỳ tác động tốt nào trên đạo đức.
Những Phản đối với Tôn giáo
Những phản đối với tôn giáo có hai loại – trí tuệ và đạo đức. Sự phản đối về trí tuệ là rằng không có lý do nào để giả định bất kỳ một tôn giáo nào là đúng ; sự phản đối về đạo đức là rằng những giới luật tôn giáo ra đời từ một thời khi con người đã độc ác hơn họ hiện nay, và do đó có khuynh hướng làm tồn tại mãi mãi những điều phi nhân vốn lương tâm đạo đức của thời đại tất đã vượt qua, nếu như đã không có khuynh hướng như thế.
Để nói về sự phản đối trí thức trước tiên: trong thời đại thực tiễn của chúng ta có một khuynh hướng nhất định nào đó cho rằng đừng bận tâm về liệu giảng dạy tôn giáo thì đúng hay không, vì câu hỏi quan trọng là liệu nó thì có ích hay không. Tuy nhiên, một câu hỏi không thể được quyết định cho khéo, nếu không với một câu hỏi khác. Nếu chúng ta tin vào đạo Kitô, những khái niệm của chúng ta về những gì là tốt lành sẽ khác với những gì chúng sẽ là, nếu chúng ta không tin vào nó. Do đó, đối với những người Kitô, những ảnh hưởng của đạo Kitô có thể có vẻ tốt, trong khi đối với những người không tin tưởng, chúng có vẻ xấu. Hơn nữa, thái độ mà một người phải nên tin một mệnh đề như vậy và như vậy, độc lập với câu hỏi liệu có chứng cớ nào để ủng hộ nó không, là một thái độ tạo thù địch với bằng chứng, và khiến chúng ta đóng chặt não thức của chúng ta với mọi sự kiện không vừa vặn với tiên kiến của chúng ta.
Một loại nhất định nào đó của óc vô tư khoa học là một phẩm tính rất quan trọng, và nó là một loại vốn khó có thể có được trong một ai là người tưởng tượng rằng có những sự vật việc vốn nhiệm vụ của người ấy là để tin tưởng chúng. Do đó, chúng ta không thể quyết định liệu tôn giáo có làm được gì tốt hay không mà không cần điều tra vấn đề liệu tôn giáo thì đúng hay không.
Hồn người và sự bất tử
Sự nhấn mạnh của đạo Kitô về hồn người cá thể đã có một ảnh hưởng sâu xa trên luân lý của những cộng đồng người Kitô. Nó là một học thuyết có nền tảng cơ bản gần gũi với của những triết gia phái Stoics, nổi lên như của họ đã nổi lên trong những cộng đồng thôi không còn có thể ấp ủ những hoài bão chính trị. Động lực tự nhiên của cá nhân mạnh mẽ có nhân cách tử tế là cố gắng để làm tốt, nhưng nếu người này bị tước hết mọi quyền lực chính trị và mọi cơ hội để ảnh hưởng vào những gì xảy ra, người này sẽ bị đẩy lệch hướng ra khỏi tiến trình tự nhiên của mình, và sẽ quyết định rằng điều quan trọng là để là tốt. Đây là những gì đã xảy ra với những người Kitô đầu tiên; nó đã dẫn đến một khái niệm về sự thánh thiện cá nhân như một gì đó hoàn toàn độc lập với hành động đem lại ích lợi, vì sự thánh thiện phải là một gì đó có thể đạt đến được bởi những người bất lực trong hành động. Vì thế đức hạnh xã hội đã bị loại trừ khỏi đạo đức của đạo Kitô. Cho đến ngày nay, những người Kitô thường nghĩ rằng một người ngoại tình thì xấu xa hơn một người làm chính trị nhận hối lộ, mặc dù người sau có thể gây nhiều tổn hại gấp nghìn lần.
Những người (thực dân) Spaniards (xâm lăng) ở Mexico và Peru đã thường làm phép ‘rửa tội’ cho những trẻ sơ sinh dân bản địa America và sau đó ngay lập tức đập vỡ óc chúng ra: bằng cách này họ bảo đảm rằng những trẻ sơ sinh này đã lên Thiên Đàng. Không một người Kitô chính thống nào có thể tìm thấy bất kỳ lý do hợp lý nào để lên án hành động này của họ, mặc dù tất cả ngày nay đều làm như vậy. Trong vô số cách thức, học thuyết về sự bất tử cá nhân dưới dạng Kitô của nó đã có những ảnh hưởng thảm khốc cho đạo đức, và sự tách rời siêu hình của hồn người và thân xác đã có những ảnh hưởng thảm hại cho triết học.
Những nguồn gốc của sự không khoan dung
Sự không khoan dung, thù hận lan rộng khắp thế giới với sự xuất hiện của đạo Kitô là một trong những đặc điểm đáng thắc mắc nhất, theo tôi nghĩ, là đến từ niềm tin của người Jew về tính đạo hạnh chính trực và về thực tại độc nhất của Gót Jew. Tại sao người Jew đã có những khác thường này thì tôi không biết. Chúng dường như đã phát triển trong thời gian dân Jew lưu vong như một phản ứng chống lại nỗ lực để thu hút người Jew vào những nhóm người ngoài. Tuy nhiên, những người Jew, và đặc biệt là những tiên tri, đã phát minh ra sự nhấn mạnh vào tính đạo hạnh chính trực cá nhân và ý tưởng rằng nó là xấu xa để khoan dung bất cứ tôn giáo nào ngoại trừ một. Hai ý tưởng này đã có một tác động thảm khốc bất thường vào lịch sử phương Tây.
Học thuyết về Ý chí Tự do
Thái độ của những người Kitô về vấn đề luật của Tự nhiên đã từng là dao động và không chắc chắn đến gây tò mò thắc mắc. Một mặt, đã có một học thuyết về ý chí tự do, phần lớn những người Kitô tin vào nó; và học thuyết này đã đòi hỏi rằng những hành vi của con người, ít nhất sẽ không phải tuân theo luật của Tự nhiên. Mặt khác, đặc biệt trong thế kỷ thứ XVIII và XIX, đã có một tin tưởng vào Gót như Đấng Ban Luật và vào luật tự nhiên như một trong những bằng chứng chính cho sự hiện hữu của một đấng SángTạo. Trong thời gian gần đây, sự chống đối với sự cai quản của luật tự nhiên, vì mục đích bảo vệ cho ý chí tự do, đã bắt đầu được cảm nhận mạnh mẽ hơn sự tin tưởng vào luật tự nhiên như bằng chứng có thể dành cho một Đấng Ban Luật.
Những nhà Duy vật đã dùng những định luật của vật lý để cho thấy, hay cố gắng cho thấy, rằng những chuyển động của cơ thể con người đều tất định về cơ học, và rằng hệ quả là tất cả mọi sự vật việc chúng ta nói và mọi thay đổi về vị trí chúng ta có tác động, đều nằm ngoài phạm vi của bất kỳ ý chí tự do nào nếu có thể có được. Nếu điều này là như vậy, bất cứ sự vật việc gì may ra có thể còn lại cho những khả năng ý chí không bị giam giữ của chúng ta thì có giá trị ít ỏi. Nếu, khi một người viết một bài thơ hay phạm tội giết người, những động tác cơ thể liên quan đến hành động của người này chỉ do những nguyên nhân vật chất, có vẻ như phi lý để dựng một bức tượng cho người này trong một trường hợp và để treo cổ người này trong trường hợp kia. Có thể trong những hệ thống siêu hình nhất định nào đó, vẫn còn có một khu vực của suy tưởng thuần túy, trong đó ý chí sẽ là tự do; Nhưng vì rằng chỉ có thể truyền thông đến người khác bằng những phương tiện của động tác thân xác, vương quốc của tự do tất sẽ là một lĩnh vực có thể không bao giờ là đối tượng của truyền thông, và có thể không bao giờ có bất kỳ quan trọng xã hội nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét