Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

ĐÔI LỜI CÙNG "LUATKHOA.ORG"

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)




I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
- Mấy ngày nay theo dõi trên trang Luatkhoa.org với 2 bài viết https://www.luatkhoa.org/2018/04/dong-thue-nuoi-nha-nuoc-tien-ve-noi-dau/ và https://www.luatkhoa.org/2018/04/dong-thue-hay-khong-dong-thue-la-van-de/ đã làm tôi suy nghĩ về vấn đề " mọi lý luận phải đến với thực tiễn", đương nhiên là không ai cấm các vị phân tích về vấn đề kinh tế xã hội( nếu là công dân Việt Nam), vì người dân có quyền giám sát, góp ý kiến và phản biện xã hội, thực hiện " dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra, dân giám sát" mà điều đó đã được khẳng định trong điều 3, Hiến pháp 2013"

"Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện". 

và khoản 2-điều 8, Hiến pháp 2013 là 
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền"

Thượng tôn Hiến Pháp và pháp luật chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mà mỗi công dân Việt Nam điều phải thực hiện, không định nghĩa lại vì các vị cũng đã biết Hiến Pháp là gì?, tại sao Hiến Pháp có vai trò quan trọng?. Hôm nay tôi có đôi lời nói ra để cùng tham luận, và suy xét cho kỹ càng mọi việc trước khi bình luận một vấn đề nào đó, trong bài viết có ý xúc phạm nào, xin các vị bỏ qua. 

II. NÓI " QUỐC HỘI" DO " ĐẢNG CỬ" THÌ ĐÚNG HAY SAI?
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thông qua Quốc hội nhân dân có quyền thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân đối với nhà nước, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp thông qua đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội ở Việt Nam không giống như các Nghị Sĩ Mỹ, Đại Biểu quốc hội Ở Việt Nam không phải là "nhất định" mà là linh hoạt ở mọi lúc mọi nơi. 
VD: ĐBQH tỉnh Đồng Nai không chỉ nhất thiết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân tỉnh Đồng Nai mà có thể xem xét, đóng góp và phát biểu trước Quốc Hội về những vấn đề một tỉnh nào đó chưa đạt được. 
 
Nói Quốc Hội do Đảng cử thì có phải chăng đang sai trầm trọng ở lý luận này?
https://www.luatkhoa.org/2018/04/quoc-hoi-dang-cu-va-tinh-chinh-danh-cua-mot-sac-thue/"  qua bài viết này, tôi yêu cầu các vị xem xét lại bài viết này. 

Thứ nhất: " Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" giới hạn quyền lực của Đảng, được chế định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 4), bởi hai nội dung: Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy, Đảng là một chủ thể lãnh đạo, thực thi quyền lực chính trị của giai cấp mà nó đại diện, chứ không phải là một chủ thể thực thi quyền lực nhà nước, mặc dù đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền, có vai trò quyết định trong quá trình tổ chức ra Nhà nước và thực thi quyền lực nhà nước (chúng ta sẽ bàn tới sau). Giới hạn quyền lực của Đảng là “lực lượng lãnh đạo”, có nghĩa Đảng không phải là Nhà nước, không làm thay Nhà nước, không ra các văn bản quy phạm pháp luật như Nhà nước. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, dù trong thực tế có tác động lớn đến đâu, cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật, tức không có bộ máy cưỡng chế hợp pháp đi kèm đằng sau những văn bản đó, chúng tác động đến xã hội thông qua thể chế hóa, hoạt động tuyên truyền, vận động, tổ chức của Đảng, thông qua tính đúng đắn và sức hấp dẫn của cương lĩnh, đường lối, chủ trương đó.
Thứ hai: Quốc hội là do toàn dân bầu cử, thông qua Quốc Hội, hội đồng nhân dân mà nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tập hợp ý chí của nhân dân, thay mặt nhân dân để Lập Hiến, Lập Pháp và quyết định chính sách cho phù hợp với đời sống của nhân dân, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc như toàn dân đã mong muốn, và " giao phó " trọng trách to lớn này cho Quốc Hội. 
- Nếu như các vị nói Quốc hội do Đảng cử thì chính các vị đã hạ thấp ý chí nguyện vọng của Nhân dân cả nước, nếu nói vậy, thì dân không có quyền giám sát, phản biện xã hội, Trong khi đó Điều 2, khoản 1," Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân". Và vai trò, nhiệm vụ của Đảng đã được Hiến Pháp quy định ở Điều 4- Hiến pháp 2013.
Kết quả hình ảnh cho quốc hội
QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
- Trở lại với việc các đang bàn dư luận mấy ngày qua về việc thu thuế tài sản đối với các tài sản từ 700 triệu trở lên, nó chỉ mới đến cấp vụ, và đang xây dựng, hoạch định chính sách công bao giờ cũng phải xây dựng chương trình dự thảo, để cho nhân dân là chủ thể ảnh hưởng đến chính sách nhà nước thông qua và ban hành, chính vì phải lấy ý kiến để xem xét kỹ lưỡng để xây dựng một chính sách, dự luật cho hoàn chỉnh, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của quần chúng, đây có thể được xem là quá trình đánh giá chính sách thông qua truyền thông báo chí và ý kiến của nhân dân để đánh giá tổng thể chính sách, luật đã có rồi, giờ chỉ đánh giá và xây dựng dự thảo chính sách để hoạch định chính sách cho tốt hơn mà thôi. 
- Một chính sách, dự luật mà Uỷ ban thường vụ Quốc Hội chưa đệ trình đến Quốc Hội để Quốc hội xem xét, để làm những công việc như chất vấn và giải trình chất vấn xem chính sách có được thỏa mãn hay chưa, Quốc hội chưa quyết định thông qua, ban hành, thì cũng chỉ là dừng lại ở mức xây dựng, bàn bạc và góp ý kiến, vậy thì, tại sao các vị lại sử dụng từ ngữ " quá bén" để nói quốc hội như vậy?
Thứ ba: Theo "Khoản 8 của điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ xác lập các quyền hạn của quốc hội. Những quyền quan trọng nhất gồm quyền đánh thuế và thu thuế, vay mượn, quy định về thương mại giữa các bang và với nước ngoài, đúc và in tiền, thiết lập các tòa án trực thuộc Tối cao Pháp viện, phát triển và duy trì quân lực, và tuyên chiến", vậy thì có thông qua Quốc hội Mỹ thì mới một dự Luật nói chung mới có hiệu lực. Đồng ý rằng, phải thông qua Tổng Thống Mỹ mới có hiệu lực và ban hành. Nhưng nếu TT Mỹ phủ quyết dự Luật mà dự Luật đó là tốt cho công Dân Mỹ thì có phải là 2/3 thành viên trong Quốc Hội có quyền bác bỏ phủ quyết đó và thông qua, ban hành Luật đó không? 
- Vậy thì, ở khoản 3,4,5 điều 70 HP 2013 là 
"3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản vềtài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toánngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước" 
Vậy thì đối với việc mà dư luận bàn luận mấy ngày qua có được Quốc Hội thông qua chưa?
III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CÓ NÓI CÂU " ĐÓNG THUẾ HAY KHÔNG ĐÓNG THUẾ ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ HAY KHÔNG?
Thứ nhất: " địa tô tư bản từ đâu ra? và chủ nghĩa tư bản làm thế nào với nó?
Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp (tư bản nông nghiệp) do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp địa tô cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.
Địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa 3 giai cấp
       +Giai cấp địa chủ
       +Giai cấp tư bản kinh doanh ruộng đất 
       + Công nhân nông nghiệp làm thuê
    Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động. Hai giai cấp trên bóc lột một cách dã man và kiệt quệ giai cấp cuối cùng. 
Với thời đại ngày nay , trong chế độ XHCN , địa tô không còn có định nghĩa : “ Địa tô là hình thức biến tướng của một phần giá trị thặng dư do người công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà TB kinh doanh NN phải trả cho địa chủ “
 Mà hiện nay, đất  được cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình. Nếu đối với đất ở thì người dân chỉ phải nộp một khoản tiền thuê đất rất nhỏ so với thu nhập của họ.  Còn đối với đất để làm Nông nghiệp thì người dân phải nộp thuế , nhưng bù lại, họ có thể tự do kinh doanh trên mảnh đất của mình sao cho thu được nhiều lợi nhuận cao nhất .
Kết quả hình ảnh cho bóc lột địa tô
ĐỊA TÔ TƯ BẢN
Địa tô trong XHCN không chỉ được vận dụng trong luật đất đai mà còn được vận dụng rất nhiều trong thuế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Thuế nông nghiệp ở đây không hề thể hiện sự bóc lột đối với người nông dân mà đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi người nông dân.
 Nếu như trong xã hội phong kiến, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người sử dụng đất phải nộp tô cho địa chủ . Tô đó là do các nhà điạ chủ nắm giữ và hưởng thì ngày nay, điạ tô hay nói cách khác là thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất  đều được nộp vào ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách đó lại được dùng vào những việc công nhằm xây dựng đất nước. Còn câu lý luận rằng " nguồn ngân sách nhà nước đó có được sử dụng một cách đúng đắn hay không?" thì đó là một quy trình khác, và quy trình đó do Nhà nước quản lý và thực hiện. 
Ngay cả, vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thôi thì giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng đã khác. 

VI. KẾT LUẬN

- Trải qua 7 thế kỷ rồi, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XXI này, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh cho đến khi chủ nghĩa tư bản đã thay lớp vỏ thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, rồi độc quyền nhà nước, và cho đến khi tư bản hiện đại ngày nay, dù biến đổi đến đâu thì bản chất CNTB cũng là Bản chất của chủ nghĩa tư bản, cũng là bản chất thiên vị thuộc về giai cấp tư sản, và tầng lớp quý tộc mới với giai cấp công nhân. 
Đúng như V.I.LÊ-NIN từng nói" tự do cạnh tranh sinh ra tập trung sản xuất, rồi tập trung sản xuất đến một lúc nào đó sẽ trở thành độc quyền". 
- Các thứ thuế của Mỹ cũng chưa bao giờ là thấp, thấp đối với người dân Mỹ, nhưng cao đối với những người nhập cư vào Mỹ, và các quốc gia có mệnh giá thấp hơn, nhưng đối với Anh và EU thì nó vẫn là thuộc hàng " con, cháu". Đừng bao giờ nói trợ cấp xã hội ở đây, nó không có nghĩa lý gì cả, đừng thấy trợ cấp phúc lợi là ưu tiên,  không...chưa bao giờ!. Và cũng đừng sử dụng những học thuyết của những  triết gia kinh tế của những nước tư bản, bởi vì Việt Nam đang trên con đường quá độ đi lên CNXH. Và đang tiến tới một kỷ nguyên tốt đẹp nhất từ trước đến nay. 
- Thử hỏi, và ai trả lời cho câu: " nếu như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hồi tháng 4/2018 nó xảy ra mạnh mẽ, liệu Mỹ có thể chống chọi với Trung Quốc? các mặt hàng sắt và thép, đổi lại hàng tấn lương thực thực phẩm sẽ đi về đâu?" sẽ rồi sớm - muộn gì nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương cũng sẽ vượt mặt Mỹ về mọi mặt. Vì thế kỷ XXI thế kỷ của Châu Á- Thái Bình Dương". Một trật tự Nhất siêu đa cường ở châu Á- Thái Bình Dương sẽ là quốc gia nào, chỉ dự báo mà không thể biết trước được điều gì xảy ra? nói đến đây nên nhớ, lợi ích quốc gia trước hết phải xem xét đến chủ quyền quốc gia. 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét