Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

VÀI LỜI CHO VIỆC ĐÀO TẠO CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)




I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
- Nền giáo dục của Việt Nam trong từng thời kỳ của lịch sử đã trải qua những đổi mới vượt bậc về mặt hình thức đào tạo cho đến phương pháp đào tạo, Bước sang giai đoạn mới, đất nước ta đứng trước những cơ hội lớn và thách thức đều rất lớn, đó là:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại.
- Phấn đấu không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng dựa chủ yếu vào vốn, đất đai, tài nguyên và lao động, sang đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu dựa ngày càng mạnh vào tri thức, khoa học và công nghệ.
- Đẩy mạnh có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
- Nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân; xây dựng xã hội ngày càng dân chủ, công bằng, văn minh hơn.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Hình ảnh có liên quan

Những vấn đề trên đã và đang đặt ra những yêu cầu, những nội dung rất mới, rất cao về nguồn lực con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí mới về phẩm chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng (như năng lực hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh trên trường quốc tế; năng lực làm chủ - ứng dụng và sáng tạo khoa học và công nghệ cao; năng lực kết nối cộng đồng; năng lực lập nghiệp; văn hóa lao động, lối sống hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc…). Tất cả những giá trị mới nêu trên tất yếu đặt ra những yêu cầu mới về nhận thức, quan điểm, mục tiêu, cơ chế phát triển giáo dục; về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục; đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của đất nước.
Trong quá trình giáo dục cho học sinh định hướng được tương lai bản thân để chọn những con đường mở rộng để bước tiếp vào bậc Đại học, hay chọn nghề cho bản thân, song song với đó cần trang bị một kỹ năng sống, và đặc biệt là phẩm chất của con người để làm hành trang cho bản thân, vấn thân vào xã hội, bước qua những cạm bẫy, và tệ nạn xã hội, và trao chuốt một nhân cách một nhân cách để trở nên hoàn thiện bản thân hơn. 
II. NHỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
a)  Trước hết, cần phải thay đổi hệ thống dạy và học của môn giáo dục công dân(GDCD) từng cấp học, để xây dựng phẩm chất và nhân cách cho học sinh. 
- Cấp tiểu học chúng ta đã trang bị cho học sinh một nền tảng về đạo đức, nền tảng đạo đức này sẽ được áp dụng cho đến già, vì nền văn hóa Phương Đông là nền văn hóa lễ nghi, và những lễ nghi đó con người Phương Đông đã lĩnh hội được từ trong đời sống sinh hoạt của hàng ngày. 
Kết quả hình ảnh cho giáo dục công dân


- Cấp THCS nếu như hiện nay là những vấn đề như Lòng yêu thương con người, hay pháp luật cơ bản, và hệ thống nhà nước.....//, vậy thì quá sớm để dạy cho học sinh những tư duy như thế, trong khi đó học sinh chưa biết bản thân con người bản thân mình. Cái quan trọng nhất đó là nhận biết về con người, xem con người là đối tượng trong thế giới này, và cả thuộc tính của con người tức là bản chất riêng biệt của con người. Cho học sinh tiếp cận kiến thức nền tảng " con người" nó đang được hiện hữu trong triết học. Điển hình, triết học hiện sinh một nền triết học ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, với những quan niệm về con người rất đặc sắc đến quan điểm của C.Mác về bản chất con người, biết được những vấn đề này sẽ cho học sinh nâng cao những vấn đề:
+ Biết được giá trị sống của con người trong thế giới này để làm gì.
+ Từ đó tự kiểm điểm, tự ý thức được bản thân.
+ Biết tôn trọng quyền con người của tất cả mọi người. 
Kết hợp từ các quan điểm Con người trong triết học hiện sinh, duy vật biện chứng và các nền triết học khác sẽ tạo ra một điểm mạnh cho những lứa tuổi 11-15 tuổi, lúc mà tư duy đang được khai sáng mạnh mẽ nhất, kết hợp với trang bị một nền tảng kiến thức pháp luật về quyền, nghĩa vụ của con người, qua đó sẽ thấy được hai điểm mạnh
+ Bản thân học sinh biết về con người và vừa biết được quyền, nghĩa vụ của mình trong xã hội, cái gì được hay không được pháp luật cho phép thực hiện.
+ Để bản thân học sinh có thể vận dụng trước những tình huống trong cuộc sống.
Tóm lại, giáo dục về những quan điểm " con người" trong các loại Triết học khác nhau và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con người, sẽ làm thay đổi và hoàn chỉnh tư duy từ lúc các em đang học THCS, vừa để cho tự bản thân nhìn nhận con người của chính mình mà biết tôn trọng người, giúp giảm tình trạng bạo lực học đường, và những vấn đề tệ nạn xã hội khác. Tức nhiên không phải chỉ giáo dục xuyên suốt các quan điểm ấy. 
Đội ngũ sinh viên chuyên nghiên cứu về triết học là rất nhiều ở các trường đại học trên cả nước, là nhân tố để phát triển và làm công tác giáo dục những vấn đề đặt ra như trên là cần thiết và cấp bách hiện nay, khi mà tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi thanh thiếu niên, cần phải sớm hoàn thiện và đổi mới. 

b) Vận dụng lý thuyết và thực tiễn song song với nhau trong các môn công nghệ, kỹ thuật, và tin học
- Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa các môn học trong lĩnh vực có ứng dụng kỹ thuật như công nghệ, kỹ thuật, Tin học cần được áp dụng thực tiễn. Tức nhiên, việc đào tạo một phông kiến thức nền là cần thiết để cho quá trình thực tiễn. Ở cấp THCS trở lên là thích hợp nhất, vì vốn dĩ đây là lứa tuổi đang từng bước phát triển toàn diện về Nhân-trí- thể- mỹ. Việc thay đổi này sẽ có những ưu điểm và hạn chế sau:
ưu điểm
- Cho học sinh thích ứng với các loại máy móc, thiết bị cơ bản. vd là việc tháo-lắp căn bản như phông kiến thức mà học sinh đã được học. Từ đó, cho học sinh vừa có thể vận dụng sáng tạo trong tương lai, và dễ dàng đào tạo hơn khi các em chọn lựa các trường Kỹ thuật- công nghệ, trường nghề, trong tương lai. Mà không cần phải trải qua một lớp đào tạo những kỹ thuật cơ bản. 
- Đối với tin học, trong khi giáo dục về những phần mềm cơ bản, có thể cho học sinh thực hành, tháo và lắp là các kỹ thuật cơ bản, khi đó cũng giúp cho việc sáng tạo, và biết tự sửa chữa khi bị hỏng. 
- Các môn kỹ thuật, công nghệ và tin học cần bám sát với thời kỳ hiện nay, giảm lượng lý thuyết ghi chép sang thực tiễn, đổi mới các thi trong các cấp bằng hình thức thực tiễn các môn có tính chất chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, tin học, làm tăng khả năng tự học, tự mài mò nghiên cứu và sáng tạo,kích thích đam mê, từ đó có phương pháp hướng nghiệp đúng đắn cho học sinh, trong thời kỳ cách mạng tự động hóa và cách mạng 4.0 như Việt Nam đang từng bước hoàn thiện, về tiến tới. 
Hình ảnh có liên quan

hạn chế
- Đối với các trường chuyên thì đã và đang ứng dụng cách thức này vào trong giảng dạy và sáng tạo, hằng năm vẫn có những cuộc thi sáng tạo kỹ thuật trong các trường THCS,THPT. Nhưng với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn vẫn chưa trang bị được các thiết bị công nghệ này để học sinh có thể thực tiễn.
- Học sinh còn ngại tiếp xúc với các loại máy móc, thiết bị, vì đương nhiên việc thực hành các loại kỹ thuật, công nghệ, máy móc này là khó khăn, nhưng chỉ cần thường xuyên, và chăm chỉ thì sẽ thực hành một cách tốt nhất. 
- Nếu đổi mới theo hướng thực hành thì học sinh sẽ khó khăn trong việc tiếp xúc các loại hình thi và kiểm tra như thế, vì bấy lâu nay chỉ thực hiện các bài thi và kiểm tra trên giấy viết, chỉ lý thuyết mà chưa thực hành.

III. KẾT LUẬN
- Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học các cấp học mà nhất là từ Cấp THCS, THPT đang từng bước đổi mới theo các cách đổi mới của ngành giáo dục nước nhà, bên cạnh đổi mới ấy phải gắn liền với thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, và áp dụng những thành tựu của cách mạng 3.0 và cách mạng 4.0 tới đây.
- Đưa ra các phương pháp dạy và học môn giáo dục công dân ở cấp THCS, và vận dục thực hành thay thế cho lý thuyết các môn có tính chuyên về kỹ thuật, công nghệ và tin học sẽ tạo ra một động lực cho sinh biết vận dụng, sáng tạo, thực hiện đúng đắn trong đời sống xã hội, bởi lứa tuổi này đang hoàn thiện về tư duy nhạy bén và tìm tòi học hỏi, trí tuệ linh hoạt hơn so với độ tuổi trưởng thành. 
- Gíup giảm bớt được một lượng kiến thức rất nhiều cho học sinh mà còn phát hiện,, bồi dưỡng nhân tài các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, chế tạo máy móc, phần mềm tin học, dễ dàng định hướng nghề nghiệp cho tương lai, góp phần giảm thất nghiệp cho tương lai.
- Phòng và chống các loại tệ nạn xã hội đang có xu hướng trẻ hóa, giúp cho thanh niên có ý thức hơn, hoàn thiện nhân cách và phẩm chất. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét