Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

MẠN ĐÀM: TINH HOA NẰM Ở ĐÂY RỒI, VUI QUÁ BÂY GIỜ TÔI MỚI THẤU HIỂU CẶN KẼ!

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VỚI PHÁP LUẬT VÀ NGƯỢC LẠI

I. NHẬP ĐỀ 
- Thật không may mắn cho tôi, một sinh viên ngành khoa học chính trị đang khao khát tìm hiểu về chuyên ngành chính trị của mình một cách đam mê mãnh liệt, không may mắn là tôi không gặp và có cơ hội trò chuyện trực tiếp cùng TS triết học Bùi Văn Nam Sơn, và những bậc tiền bối là TS, GS ngành khoa học chính trị, để nhập môn cùng các vị tiền bối ấy, đáng lẽ ra, sinh viên không phải là thụ động để học, mà bước đầu một tiến trình nghiên cứu, cho cả một cuộc đời sau này, nghiên cứu để tìm chân lý, nghiên cứu để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. 
 "Một cây xương rồng ở trong lòng sa mạc, thân phải có nước mới tồn tại được" từ đó là tôi thấy mình chỉ là một cây xương rồng, thân chưa có nhiều nước, cần có người "tưới nước" cho, để biết mà sinh tồn, với hàng trăm nghìn cây xương rồng bao la trên sa mạc. 
- Nhưng điều tuyệt vời là không được trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng trò chuyện qua những trang sách, bài viết cùng TS. Bùi Văn Nam Sơn, và các vị tiền bối ấy, một khoảng thời gian dài đời sinh viên, sắp kết thúc rồi!, tôi mới thấu hiểu cái tinh tường, thông thái của các thầy. 
- Qua bài viết: https://www.luatkhoa.org/2018/04/rule-law-khong-phai-phap-quyen-ma-cung-cha-phai-phap-tri/, bỏ qua từ điển anh-pháp -Việt, chỉ đối thoại cùng Luatkhoa về luận điểm này: " Luật cai trị người, chứ không phải người cai trị người ". Và vài lời về Pháp Quyền và Pháp Quyền XHCN, trong bài viết https://www.luatkhoa.org/2017/06/hai-cach-hieu-ve-phap-quyen/

II. VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI VÀ PHÁP LUẬT
- Luận điểm con người trong Triết học của Mác là gì?
Con người là sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, con người là sản phẩm tiến hóa của giới sinh vật và giới tự nhiên. Nếu như chỉ dừng lại ở mặt thuộc tính của con người thì không bao giờ giải thích được bản chất của con người. Trong đó Mác đã phân tích về tính tự nhiên của con người không phải chỉ dừng lại ở tính tự nhiên vốn có như con vật, mà nó đã bị xã hội hóa. 

+ Mác viết " Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì thế mà con người kết hợp từ mặt tự nhiên và mặt xã hội. Nhiều lần ông cũng đã so sánh con người với con vật, và con người với những con vật gần giống con người. Từ đó, mà Mác đã chỉ ra được một vấn đề đặc biệt là con người đã tạo ra tư liệu sinh hoạt của mình, biến đổi những quy luật tự nhiên, con người còn sản xuất ra công cụ sản xuất. 

+ Con người không chỉ tạo ra tư liệu sinh hoạt cho mình, và công cụ sản xuất cho xã hội, mà con người là một trong những yếu tố quan trọng quá trình phát triển của Lực Lượng Sản Xuất( LLSX), chứng kiến qua các nấc thang của các hình thái kinh tế -xã hội có hình thái nào mà không dựa vào vai trò " con người" làm trung tâm để phát triển? Dưới thời Chiếm hữu nô lệ, phong kiến thì con người đã khổ, thì đến thời đại của Chủ nghĩa Tư Bản thời kỳ thực dân đến đế quốc còn ác nghiệt hơn, ngày nay chủ nghĩa tư bản chuyển đổi hình thức, nhưng rồi không khác gì trước, bởi vì tính chất bóc lột của nó có thể bị che mờ giới giai cấp công nhân ngày nay, chứ không hề qua mặt được những nhà triết học, chính trị, và các nhà khoa học khác. 

Một chứng minh nữa về vai trò quyết định của con người trong xã hội, không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của LLSX và nó còn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và chuyển biến của cuộc cách mạng xã hội, còn nhớ rằng:" đến một lúc nào đó là quan hệ sản xuất cũ kỹ không còn hiệu quả đối với LLSX, những quan hệ sản xuất ấy là xiềng xích của LLSX thì một cuộc cách mạng xã hội ra đời, con người chính là chủ thể đóng vai trò quan trọng của cuộc cách mạng xã hội. 
Kết quả hình ảnh cho pháp luật là công bằng


---> TỪ ĐÓ RÚT RA KẾT LUẬN NHƯ SAU:
- Pháp Luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Thử hỏi, Pháp Luật của quốc gia nào mà không thể hiện ý chí của giai cấp thống trị? nói đến "quốc gia" mà không nói đến " đất nước", là bởi vì "quốc gia" có tính chất pháp lý, là thuật ngữ chung cho Luật pháp quốc tế, vừa là chủ thể của Luật pháp quốc tế. 
- Hãy nhớ rằng: đặc điểm của pháp luật là " hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc" chứ không phải là răn đe, và sự trả thù đối với tội phạm như một số người thường nghĩ vậy!
Trong lịch sử có nhiều cách hiểu: sự trừng phạt có thể là sự trả thù, những dân tộc ít văn minh sẽ trả thù, truy sát rất dai dẳng, có thể đến vài ba đời. Vì thế mới đẻ ra luật pháp với đại diện là quan tòa- người không liên quan đến mối thù – sẽ dùng luật pháp phán xử để ngăn chặn sự trả thù. Lúc này, sự trả thù được mặc định là sự phạm tội.

Luật pháp cũng không nhắm đến việc răn đe. Giết một con mèo không phải để đe dọa những con chuột. Hiểu luật pháp để răn đe chính là một cách hạ nhục con người, xem con người như ác thú. Quan niệm tiến bộ hơn, hình phạt là sự công bằng và tạo điều kiện để thừa nhận anh là con người. Hình phạt đó hợp lý vì anh gây ra thì anh nhận lấy để phần nào bù đắp.

Từ đó, lại phản lại Quan điểm của Mác về Con Người, đem con người trở về với dửng dưng một mặt sinh học mà không có mặt xã hội, vì anh là động vật chưa tiến hóa thành người, anh mới xử sự không giống con người, cho rằng cái ác làm mất tính con người trong anh cũng không có lý, hay nói anh say do tác động của chất kích thích rượu, bia cũng không đúng, bởi gì những cái đó không ai ép buộc anh sử dụng mà lúc đó tự mình anh muốn sử dụng, và không thoát khỏi cái ham muốn đó. Nói rằng, mâu thuẫn trầm trọng không thể giải quyết thì không có lý!, bởi gì không có mâu thuẫn của cá nhân nào là không giải quyết được. 

Cũng từ Luận điểm của Mác về con người " không phải là cái trừu tượng cố hữu, mà là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thì Triết Gia Trần Đức Thảo đã vạch ra được vấn đề " cá nhân có trước, hay xã hội có trước?" và câu trả lời là Xã hội có trước cá nhân, bởi vì không phải là một thứ trừu tượng," trừu tượng" ở đây tức nó đứng ngoài xã hội, và có trước xã hội. Đương nhiên, cá thể động vật thì có trước xã hội, nhưng cá nhân mà bảo đứng trước xã hội thì nó sẽ thành gì? 

Mà trong xã hội có đặc điểm đó là hình thành hệ thống pháp luật và văn hóa..., bởi thế, "Xã hội có trước cá nhân" thì cũng chỉ ra được, Pháp luật có trước cá nhân ấy, vậy thì Pháp luật không phải cai trị. 

Trái ngược với đặc điểm của Pháp Luật, và nguyên tắc của Nhà nước Pháp Quyền XHCN, tác giả trong trang Luậtkhoa.org nói là 
                         "LUẬT CAI TRỊ NGƯỜI, CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỜI CAI TRỊ NGƯỜI"

Cai trị là gì? Cai trị là (Giai cấp hoặc thế lực cầm quyền) sử dụng bộ máy hành chính nhà nước và các công cụ tư pháp để cai quản xã hội, bảo đảm việc chấp hành pháp luật và hoạt động bình thường, liên tục của bộ máy nhà nước một cách chuyên quyền, độc đoán, có tính áp đặt, thiếu dân chủ, bất bình đẳng, không vì lợi ích của toàn xã hội mà chỉ phục vụ cho lợi ích giai cấp, thế lực cầm quyền.
Nói luật pháp là để cai trị người, thì không khác gì, nó là áp đặt, thiếu dân chủ,chuyên quyền, thiếu bình đẳng, vậy thì theo quan điểm của  Mác về con người thì Luật pháp cho con người là gì? mà muốn áp đặt sau là áp đặt?. 
Từ đó nó lại tách rời với đặc điểm của Pháp luật là do nhà nước đặt ra và bảo vệ. Đặt ra ở đây hoàn toàn trái với áp đặt, vì khi soạn thảo Luật, đã có lấy ý kiến Dân chủ đại diện thông qua đại biểu quốc hội,thông qua các chuyên gia, có khi phải dùng dân chủ trực tiếp. Và những người thông qua,ban hành, chấp hành cũng phải nghiêm chỉnh làm theo đúng Hiến Pháp và Pháp Luật, không ai đứng trên Hiến Pháp, Luật. 

KẾT LUẬN

- Luận điểm " Luật cai trị người, chứ người không cai trị người" là hoàn toàn sai về bản chất của nó, ap dụng vào Triết Học của Mác nhận định thì nhìn ra cái sai lầm trầm trọng ấy, trong khi nguyên tắc Bình đẳng luôn có, khẳng định ngay trong Điều 16, khoản 1, Hiến Pháp 2013 là" Mọi người điều bình đẳng trước pháp luật". Và nó sai về đặc điểm của Pháp Luật, và hơn thế nữa, lạc vào vấn đề mà trước đó Trần Đức Thảo đã bàn đến, đó là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét