ĐẦU TƯ QUỐC TẾ LÀ GÌ?
Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Phân loại đầu tư quốc tế
Phân loại đầu tư quốc tế (theo hình thức đầu tư) gồm có:
Đầu tư trực tiếp (FDI)
Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thu được.
CÔNG TY SAMSUNG BẮC NINH |
Đầu tư gián tiếp(FPI)
Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định). Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. Mặc dù đầu tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu.
Tín dụng thương mại
Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Hình thức này có đặc điểm là ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. Chủ đầu tư thu lợi nhuận cố định (lãi suất tiền vay) theo khế ước độc lập với kết quả kinh doanh của nước nhận đầu tư. Ngân hàng có quyền sử dụng tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán, khi bên vay không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hình thức này có độ rủi ro lớn và đối tượng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp.
Vai trò và tác động của đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế có vai trò rất lớn cho cả hai bên: Nước xuất khẩu vốn đầu tư và nước nhập khẩu vốn đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng mang lại những tác động nhất định đối với cả hai chủ thể này.
Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư
- Tác động tích cực (vai trò)
+ Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
+ Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
+ Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế,nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
+ Giúp phân tán rủi ro,do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn.
+ Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả
-Tác động tiêu cực:
+ Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.
+ Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.
+ Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài,gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.
Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
Tác động tích cực
- Đối với các nước tư bản phát triển
+ Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước; cải thiện cán cân thanh toán.
+ Giúp tạo công ăn việc làm mới.
+ Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
+ Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại.
+ Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
- Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
+ Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
+ Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp.
+ Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh.
+ Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ,kỹ thuật từ nước ngoài.
Tác động tiêu cực:
+ Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
+ Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau; có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội,dịch bệnh.
+ Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
Những thuận lợi và khó khăn cho các nhà đầu tư
Thuận lợi
- Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đến thị trường mới nơi có mức lợi nhuận kinh doanh cao (kèm theo hệ số rủi ro lớn). Bằng cách đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- San sẻ rủi ro kinh doanh sang các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực thị trường mới nổi. Nếu vốn đầu tư gián tiếp được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mới thì đây sẽ là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn nội địa mà các nước đang phát triển có nhu cầu mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng và đang phát triển kinh tế.
- Thông qua đầu tư quốc tế, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu và thâm nhập thị trường mới, thích nghi từng bước với thị trường mới.
- Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
- Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
- Giúp phân tán rủi ro do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn.
-Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả
Khó khăn
- Thứ nhất, những rủi ro đặc biệt của tài chính nước ngoài, đáng chú ý là rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức và rủi ro kinh tế của thị trường mới nổi.
- Thứ hai, các rào cản về thủ tục hành chính và nhất là thuế có thể làm triệt tiêu lợi ích thu được.
- Thứ ba, những chính sách điều tiết thị trường vốn của nước nhân vốn đầu tư nước ngoài chưa thật sự được chú trọng.
- Thứ tư, chi phí giao dịch trong đầu tư có thể cao hơn so với dự kiến.
- Thứ năm, nhà đầu tư không trực tiếp quản lý dự án mình bỏ vốn và không có điều kiện nắm thông tin chính xác nhất về dự án đầu tư thì có thể dẫn đến các rủi ro lớn.
- Thứ sáu, chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.
- Thứ bảy, Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ.
- Thứ tám, nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.
Tuyến đường mới được phê duyệt nối từ đường 70B thôn Tự Khoát đến đường liên thôn thuộc thôn Phương Nhị, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Con đường này sẽ đi qua xã: Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi và Liên Ninh, huyện Thanh Trì. DỰ ÁN THEO KIỂU BT |
Đường Phạm Văn Đồng, dự án đầu tiên tại TP.HCM thực hiện theo hình thức BT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐẶT RA HIỆN NAY
Hình thức hợp đồng BT là hay nhất hiện nay
- Xử lý linh hoạt các hình thức đầu tư, đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài, phát triển các KCN, KCX( Khu công nghệ, khu chế xuất) : mở rộng danh mục dự án để lựa chọn hình thức đầu tư, chuyển đổi hình thức đầu tư. Cho chuyển nhượng, chuyển đổi mục tiêu đầu tư của các dự án không hiệu quả một cách thuận lợi, mở rộng áp dụng hình thức BOT, mà đặc biệt là BT như Dự án Đầu tư xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài đoạn Km3+500 (nút giao đường Tố Hữu) đến Km9+500 theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT, theo thông tin từ Báo Đấu Thầu.
BT là gì?Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
DẪN TỪ TIN: http://www.thesaigontimes.vn/165754/Du-an-BT-la-ke-ho-cho-loi-ich-nhom-tham-nhung.htm: cho thấy, Các dự án BT hầu hết nằm ở các địa phương. Chưa có một thống kê nào cho thấy tại 63 tỉnh, thành trên cả nước hiện nay có bao nhiêu dự án BT và hiệu quả “đổi đất lấy hạ tầng” đến nay ra sao. Như Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trong bản tham luận gửi hội thảo nhận xét, hình thức đầu tư BT rất dễ bị bóp méo, biến tướng do thiếu công khai minh bạch vì lợi ích nhóm, vì những khoản sinh lời vô cùng lớn từ cơ hội sở hữu những mảnh đất đắc địa hoặc những diện tích rộng lớn của địa phương.
- Nếu vậy, xin đề xuất giải pháp là tăng cường giám sát của Nhân Dân thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, nhất là tiến hành các cuộc thanh tra định kỳ của Thanh tra chính phủ, và thanh tra tỉnh, huyện nơi có dự án BT, tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát, kết luận thanh tra. Bởi vì, Thanh tra là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chủ thể tiến hành thanh tra phải tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ thể tiến hành thanh tra đều có nhiệm vụ, quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó.
Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng các công trình chưa cần thiết như trụ sở dù về mặt hình thức là không trực tiếp dùng tiền ngân sách nhưng thực chất, việc đổi đất vẫn là tài sản của Nhà nước - tài sản của dân. Khi xây những dự án như vậy, nếu giao đất với giá trị thấp hơn giá thị trường thì đó là sự thất thoát, là cái giá phải trả sau này khi quỹ đất không còn.
- Đẩy nhanh, mạnh mẽ cải cách hành chính (thể chế, bộ máy, cán bộ, tài chính
công) sao cho đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng theo công luật quốc tế.
công) sao cho đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng theo công luật quốc tế.
Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng, minh bạch trong thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính như việc tuyển dụng lao động, thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh theo thong lệ quốc tế.
Quy định rút ngắn thời hạn cụ thể cho từng khâu: cấp giấy phép đầu tư, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, xuất nhập khẩu…
Tiến tới xây dựng cơ chế “một cửa một dấu” do trung tâm hoặc hội đồng tư vấn đầu tư nước ngoài gồm đại diện các Bộ, ngành chủ chốt liên quan tập trung giải quyết tại một đầu mối tất cả các thủ tục về đầu tư nước ngoài như các nước trong khu vực đang thực hiện.
- Chấn chỉnh mạnh mẽ việc thực thi pháp luật không sai biệt với quy định của pháp luật, đặc biệt là các chính sách đầu tư mới được sửa đổi, bổ sung. Tạo mọi thuận lợi và thường xuyên quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Vấn đề then chốt có tính quyết định là chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất và kiên quyết của chính phủ, việc nghiêm túc thực hiện các Bộ, Ngành, địa phương. Do vậy, cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, bộ quản lý chuyên ngành, UBND các tỉnh quận, huyện.
Quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ, quy định cụ thể trách nhiệm của người viên chức, thanh lọc các cán bộ biến chất, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các cán bộ công chức Nhà nước ở bất kì cương vị công tác nào có thái độ và hành động sách nhiễu, gây khó khăn cản trở đối với các nhà đầu tư nước ngoài dưới bất cứ mức độ và hình thước nào. Phụ cấp khen thưởng cho những người có nhiều thành tích trong công tác đầu tư nước ngoài. Biểu dương các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả và có đóng góp cho Việt Nam, từ đó lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Sửa đổi một số chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài như: tài chính ngân hang, đất đai, lao động, thuế…
- Tiếp tục lộ trình giảm chi phí đầu tư.
- Bổ sung các chính sách ưu đãi có tính hấp dẫn cao đối với các lĩnh vực, địa bàn và dự án mà Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài như: công nghệ cao, xuất khẩu lớn, đầu tư vào nông thôn, nông lâm thủy sản và các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN,KCX.
- Đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện hiệp định thương mại Việt-Mỹ khi được quốc hội hai nước thông qua. Thực hiện chủ trương đa phương hóa các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong mọi tình huống, nhằm tranh thủ tiềm lực vốn, công nghệ ký thuật hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.