TIẾP THEO PHẦN 1.
I. LỜI NÓI ĐẦU
- Phần 1, đã tiến hành đi sâu nghiên cứu các giai đoạn đối ngoại của Trung Quốc-Triều Tiên, Trung Quốc-Hàn Quốc, các cuộc quan hệ song phương này đã và đang đem lại những lợi ích căn bản cho các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á . Từ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến những thăng trầm rồi lại đi đến bình thường hóa tốt đẹp, đó là một chuỗi các giá trị trong quan hệ quốc tế mà ba quốc gia này đang thực hiện từ trước cho đến nay. Ngày nay, Trung Quốc đang chuyển mình để bật dậy thành một cường quốc về kinh tế, tìm kiếm những cơ hội, không từ thủ đoạn chính trị, để đi đến sự thành công cho riêng mình, nhằm hướng tới trật tự thế giới "nhất siêu đa cường" mà Trung quốc đã tỏ ý định trong quyển "giấc mộng Trung Hoa", giấc mộng tinh hoa ngàn năm của Trung Quốc, Và nếu được như thế thì lịch sử sẽ xoay trục về một quốc gia, nghìn năm phong kiến, có những cung điện uy nga tráng lệ, hào hùng dân tộc, và văn hóa Á Đông mới sẽ vươn tầm cao mới và lan rộng các thế giới Phương Tây, chỉ có Trung Quốc mới có thể làm được công việc "tước đoạt mũ đế vương" từ Mỹ. Hàn quốc vốn là Đồng Minh thân cận của Mỹ, từ khi Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước bắt đầu ngay sau Thế Chiến II, sau khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Theo quyết định của Hội nghị Yalta, Hoa Kỳ đã tạm thời tiếp quản Hàn Quốc trong ba năm (trong khi Liên Xô tiếp quản Triều Tiên). Năm 1948, với sự ủng hộ của Mỹ, Lý Thừa Vãn đã lập nên nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đã được gửi đến để giúp đỡ nhà nước Hàn Quốc chống lại cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn thất bại gần như chắc chắn của Hàn Quốc trước quân đội Bắc Triều Tiên. Sau Chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một số lượng lớn các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009 tại Luân Đôn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố Hàn Quốc là "một trong những đồng minh thân cận nhất và một trong những người bạn tuyệt vời nhất của Hoa Kỳ". Hàn Quốc hiện là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ cùng với các nước Argentina, Australia, Bahrain, Israel.vv
- Tháng 8-1992 bắt đầu bình thường hóa quan hệ đối ngoại của Trung Quốc-Hàn Quốc, trước đó Hàn Quốc chỉ công nhận Trung Hoa Dân Quốc, không thừa nhận một Trung Quốc đã làm cho mối quan hệ này ngày càng xa dần. Việc bình thường hóa này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng khi quốc gia có nền kinh tế trong khu vực 4 con rồng châu Á, tái khẳng định một quan hệ song phương mới mẻ, mở ra nhiều triển vọng về nền kinh tế và chính trị,của hai quốc gia. Còn đối với Bắc Triều Tiên thì việc quan hệ đối ngoại với Trung Quốc đã đi trước đó vào những năm 40-50 của thế kỷ XX, khi mà Bắc Triều Tiên công nhận là quốc gia đi theo CNXH, lấy tư tưởng của C.mác-Lênin làm tư tưởng chính thức, và những chuyến thăm cấp nhà nước của CT Kim Nhật Thành đã ngày càng tỏ rõ mối quan hệ này trong nhiều thập kỷ đến. Tuy có những vấn đề chính trị-xã hội đã làm cho hai đối tác này có những mâu thuẫn nhưng vẫn có thể kìm chế và giải quyết xung đột bằng các biện pháp Thương lượng, đàm phán hòa bình, tuân thủ theo Luật Pháp Quốc tế.
- Quan hệ song phương giữa Hàn QUốc và Bắc Triều Tiên là một sự giảm bớt những khó khăn và tạo ra những luồng không khí dễ thở cho Bắc Kinh để dễ dàng thực hiện "VẢNH ĐAI-CON ĐƯỜNG" của mình.
- Xúc tiến thương mại giữa Trung Quốc- Hàn Quốc từ khi thông qua Hiệp định Thương Mại tự do TRung-Hàn(FTA) vào ngày 1 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015. Theo thỏa thuận FTA, cả hai nước sẽ loại bỏ phần lớn thuế quan trong vòng 20 năm tới. Trung Quốc dự kiến sẽ bãi bỏ khoảng 91% thuế quan hiện hành trên 7,428 sản phẩm, với Hàn Quốc loại bỏ thuế trên 92% của tất cả các sản phẩm làm cho khoảng 11.272 sản phẩm miễn thuế.
Thỏa thuận bao gồm 17 lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử và mua sắm chính phủ. Theo một tờ báo Hàn Quốc, The Hankyoreh , việc loại bỏ thuế quan sẽ lên đến 73 tỷ đô la trong xuất khẩu và 41,8 tỷ đô la nhập khẩu.
Trung Quốc và Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ tư của châu Á và có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Hàn Quốc vẫn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Trung Quốc. Theo dữ liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc phát hành, quốc gia này đầu tư khoảng 880 triệu USD vào nền kinh tế Trung Quốc trong ba tháng đầu năm 2015.
Hơn nữa, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất Hàn Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, giao dịch hai chiều giữa hai bên đứng ở mức 235,3 tỷ USD.
Thỏa Thuận FTA không phải là tạo cho Trung-Hàn một giải pháp của một hiệu quả của hai quốc gia mà nó còn tìm ẩn rủi ro về mặt pháp lý cũng như là các ngành, lĩnh vực thế mạnh của Trung Quốc, nhất là trong ngành nông nghiệp, khi Hàn Quốc cũng không thể đoán trước được giao dịch thương mại tự do của Trung Quốc sẽ giảm giá các loại nông sản, giá rẻ tràn ngập thị trường, dẫn đến sự mất giá nghiêm trọng của các hàng hóa nông sản, không chỉ Hàn Quốc mà các quốc gia có ký kết FTA vẫn thường lo ngại.
Ngày 7/8 tháng 5 vừa rồi Triều Tiên đã có chuyến thăm Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp đến, chuyến thăm của ông Kim lúc này theo như dự đoán chủ quan của khoahocchinhtri.blog thì:
+ Sẽ tạo ra một nguồn sức mạnh của các nước láng giềng, thúc đẩy nồng ấm vai trò, mối quan hệ của hai quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
+ Thông qua Trung Quốc, vốn là thành viên của các quốc gia P5, sẽ có tiếng nói với Hoa kỳ sẽ giảm bớt việc cấm vận, và dỡ bỏ hàng rào thuế quan khắc nghiệt của các ngành than đá ở Triều Tiên.
+ Xúc tiến thương mại của hai nước, hoặc có thể tiến đến một Hiệp định thương mại tự do(FTA), giao lưu và phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế.
Không phải là một sự phụ thuộc mà là quan hệ ngoại giao hai bên cùng có lợi hơn hết trong bối cảnh hiện nay của Triều Tiên.
Trước đó, Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao Hàn-Triều diễn ra, qua đó thông cáo của hai quốc gia đã được tuyên bố nhằm tái khẳng định sự thống nhất hai miền nam-bắc và Triều Tiên sẽ kết thúc vấn đề phi hạt nhân hóa của mình. Sự thống nhất đó là sự thành công của hai quốc gia kể từ sau khi chính sách ánh dương mở đường cho việc đối thoại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
III. VAI TRÒ CỦA TAM GIÁC CHIẾN LƯỢC TRUNG-HÀN-TRIỀU ĐẾN KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
- Sẽ không thể nhận định được một tình huống nào diễn ra sắp tới trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên, một số dự báo có tầm quốc tế đưa ra những dự báo ấy cũng không gọi là chính xác tuyệt đối nếu như không có nguồn tin nội bộ của các quốc gia ấy. Xác suất sẽ là rất thấp, nếu dự báo được tương lai sắp tới của các quan hệ ngoại giao của các quốc gia, nếu như có một sự chính xác nào đó thì cũng sẽ là nhìn vào lịch sử quan hệ chính trị và ngoại giao và phối hợp với những hoạt động chính trị, ngoại giao đang được triển khai, và dự đoán cho tương lai.
- Hàn Quốc đang là một đồng minh thân cận của Mỹ và các quốc gia phương Tây, với việc đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD đã triển khai ở Hàn Quốc(Giá bán hệ thống THAAD là 885,6 triệu USD, chưa tính phí lắp đặt, huấn luyện, bảo trì và hạ tầng hỗ trợ). Và các Hiệp ước thương mại song phương của Hàn Quốc với Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua, quan hệ ngoại giao gần gũi, khai thác được các tiềm năng thế mạnh của các bên. Ngược lại, Triều Tiên bấy lâu nay có sức mạnh quan hệ ngoại giao gần gũi với Trung Quốc, xem phương Tây, nhất là Mỹ, là một sự cản trở vô cùng to lớn, quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc được dự báo sẽ làm một quan hệ song phương mới, một trong những đối tác của Triều Tiên, để tiến lên thành đối tác gần gũi, đối tác chiến lược trong tương lai gần với Trung Quốc. Từ lịch sử chiến Tranh Triều Tiên năm 1950 cho thấy, sự ủng hộ của Trung Quốc khi sử dụng quân đội để trợ giúp cho đồng minh Triều Tiên của mình. Sau đó là những sự giúp đỡ về mặt lương thực, thực phẩm đến Triều Tiên trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên( 1950-1953). Dường như, một sự tái cân bằng trong quan hệ ngoại giao Trung-Triều đã được nhuộm màu tươi sáng khi ông Kim đến Bắc Kinh, cuộc gặp giữa hai quốc gia ở Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh đã một lần nữa tạo ra những dấu hiệu mới cho những giá trị liên kết phía sau mà hai quốc gia này sẽ thực hiện.
- Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều vào Tháng 6 đến đây, thế giới sẽ chứng kiến được một cuộc gặp đầu tiên nhưng vài thập kỷ bị bỏ lỡ, dù sao đi chăng nữa, qua Hội Nghị này sẽ làm sáng sủa con đường cho hai quốc gia những năm qua ai cũng muốn "chiếu tướng" lẫn nhau cả. Có thể ví cuộc gặp này như chuyến thăm của TT Nichxon sang thăm Trung Quốc vào năm 1972, chuyến thăm nhằm mở ra một con đường chung cho sự phát triển mọi mặt của các bên, đàm phán hòa bình, vì nhân dân của hai quốc gia.
- Không có một quốc gia nào chấp nhận đánh mất chủ quyền quốc gia để bắt lấy lợi ích quốc gia cả, cả hai yếu tố đó phải được gắn liền chặt chẽ, nhưng chỉ hai yếu tố đó là chưa đủ cho một chuyến thăm hữu nghị của các nguyên thủ quốc gia, mà yếu tố tồn tại và đang xen mà nguy hiểm hơn đó là "sức mạnh quốc gia", Sức mạnh cứng hay mềm điều đó quan trọng hơn hết, nó là một nền tảng để các quốc gia đứng vững trước mọi biến động thời cuộc trong quan hệ chính trị quốc tế, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, đa cực hóa, dân chủ hóa, và tiến tới một "Nhất siêu đa cường" như Trung Quốc hằng mong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét