Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

DÂN CHỦ HÓA - MỘT XU THẾ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN

CÁC TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ, HOA HẢI ÂU, VONKHAM, NGUYỄN VĂN PHÚC (CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ- CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ)



I. Qúa trình từ dân chủ đến dân chủ hóa?
Dân chủ là gì?
- Dân chủ là một hình thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.
Tính chất của dân chủ bao gồm:
- Tính lịch sử
- Tính kế thừa
- Tính chính trị
Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính:
1. Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng.
2. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
3. Bảo vệ quyền con người của mọi công dân.
4. Nguyên tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả các công dân.
Lê-nin xác định: “Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ”. Trong Mười đề cương về chính quyền Xô-viết, Lê-nin coi dân chủ là tự do, ông nhấn mạnh: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa”. “Dân chủ nói một cách cụ thể, là:
1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật;
2) Tự do chính trị cho mọi công dân;
3)  Quyết định theo đa số của mọi công dân;
4) Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hòa bình hoặc dân chủ thuần túy.
Kết quả hình ảnh cho dân chủ hóa
ẢNH MINH HỌA: DÂN CHỦ HÓA 

Dân chủ hóa là gì ?
- Dân chủ hóa là việc chuyển đổi sang chế độ chính trị dân chủ hơn. Nó có thể là sự chuyển đổi từ một chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, một quá trình chuyển đổi từ một độc tài sang một bán dân chủ hay chuyển đổi từ một bán độc tài thành một chế độ dân chủ.

- Mục đích là để thay thế những cấu trúc xã hội độc đoán, tập trung quyền lực vào một nhóm người bằng một hệ thống mà người dân có thể kiểm soát quyền lực, góp tiếng nói, cùng quyết định một cách tự do và như vậy đưa tới một xã hội công bằng hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa?
- Với một số yếu tố được đặt ra của hình thức dân chủ hóa là :
+ Sự giàu có: tốc độ GDP của cả nước tăng cao hơn trước.
+ Nền giáo dục được cải cách tốt.
+ Quản lý tài nguyên quốc gia và đảm bảo giải quyết các xung đột bởi tài nguyên quốc gia.
+Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường.
+Tạo một cân đối trong “ công bằng xã hội”.
+ Kích thích xã hội dân sự và văn hóa dân sự.
+Cân bằng trong phát triển dân số
+Phát huy quyền tự quyết tối các dân tộc
+Bảo vệ nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
+Chấm dứt các xung đột ở các quốc gia và tạo lập hòa bình chung.

II. CÁCH NHÌN DÂN CHỦ HÓA TỪ NHIỀU GÓC ĐỘ
1) Góc độ triết học
Lý luận về dân chủ chiếm một phần quan trọng trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, từ dân chủ chủ nô đến dân chủ tư sản rồi đến dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) là những bước tiến của lịch sử. Các ông đã đánh giá một cách khách quan nền dân chủ tư sản, mặc dù nó còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết, song là bước tiến bộ so với chế độ chuyên chế phong kiến. Đồng thời, các ông đã vạch ra bản chất giai cấp của dân chủ tư sản, đó là dân chủ đối với thiểu số bóc lột và chuyên chính đối với đa số nhân dân lao động. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, trong giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị, phải “giành lấy dân chủ”. Chỉ có giành được chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản mới xây dựng và phát huy được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là đưa nhân dân, trước hết là nhân dân lao động trở thành người chủ của xã hội, là chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực. Tư tưởng đó của C. Mác và Ph. Ăng-ghen nói lên bản chất dân chủ của xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về dân chủ, V.I. Lê-nin đã làm sáng tỏ con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ: “Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa.
2) Góc độ chính trị
Với tư cách là một hình thức nhà nước, dân chủ ra đời, tồn tại và tiêu vong cùng với sự ra đời, tồn tại và tiêu vong của nhà nước. V.I. Lê-nin viết: “Đương nhiên, chế độ dân chủ cũng là một hình thức nhà nước và sẽ phải mất đi khi nhà nước tiêu vong, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và được củng cố, quá độ lên chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn”. Tất nhiên chúng ta hiểu, dân chủ với tư cách một phạm trù chính trị sẽ tiêu vong, nhưng với tư cách một giá trị nó vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi nhà nước không còn.
Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về 'dân chủ', có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào:
-  Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng.
- Nguyên tắc thứ hai là tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi. 
Kết quả hình ảnh cho dân chủ hóa VIỆT NAM

3) Góc độ lịch sử
- giá trị của dân chủ được hình thành từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy và bắt đầu hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ:
- Nhà nước của chế độ nô lệ: Bọn chủ nô nắm lấy nhà nước để áp bức vô nhân đạo với nô lệ.
 - Nhà nước của chế độ phong kiến: Bọn địa chủ nắm lấy nhà nước để áp bức vô nhân đạo với nông dân.
 - Nhà nước của giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản nắm lấy nhà nước để trấn áp giai cấp vô sản.
 - Còn nhà nước vô sản công khai tuyên bố rằng: Nhiệm vụ thứ nhất của nó là trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ cho đến khi triệt để tiêu diệt chúng.
4) Góc độ pháp luật, đặc biệt là xây dựng nhà nước pháp quyền
a) Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
b) Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
c) Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
- Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.
d) Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
đ) Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
e) Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét