I. VÀI LỜI NÓI ĐẦU
Xin được Phản biện cùng luatkhoa.org trong những bài sau đây, https://www.luatkhoa.org/2018/05/nhan-cach-doc-tai-nuoi-duong-che-do-doc-tai-nhu-the-nao/ và một số bài khác, từ vấn đề dân chủ hóa, đến vấn đề nhân cách độc tài sáng vấn đề con người độc tài, cuối cùng là một chính quyền độc tài. Ẩn ý sâu xa đến cùng của những bài mà các tác giả ấy đã viết ra suy cho cùng cũng hướng đến "TỰ DO". Tự do thật sự cần thiết khi mọi người, mọi công dân phải làm đúng những gì mà pháp luật cho phép, nếu một ai đó tự do quá mức mà không có kỷ luật, sự ràng buộc của luật pháp đến chừng đó con người sẽ như "một động vật chưa tiến hóa thành người".
VD. Khi anh lái xe máy trên đường, mọi người ai cũng tham gia giao thông giống như anh, nhưng anh lấy " tự do" muốn lái sau thì lái, muốn lạng lách, đánh võng như thế nào cũng được, vì anh "tự do" mà!, đặt vào điều kiện nó chưa có luật pháp, anh được thỏa sức mình mà lái không cần quan tâm đến ai nữa!, lúc ấy, người ta sẽ mắng anh một câu:"thằng điên", ngay lúc đó anh đang hóa thân thành một động vật rồi!, khi pháp luật ra đời, có tính ràng buộc đối với anh, anh cũng cố tình chống luật, bởi vì anh nói anh là con người nên anh phải được tự do, không ai và bất kỳ hình thức nào ràng buộc, kìm chế anh được, thì lúc này anh lại một lần nữa đánh mất bản tính con người của anh, vì pháp luật ra đời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh, vì thế chính anh đã xóa bỏ cái quyền mà pháp luật đang bảo vệ cho anh, một lần nữa anh biến thành động vật.
VD2. lúc nhỏ đi tắm thì ta cởi truồng, vì bản thân ta chỉ thấy người khác nhìn ta, và ta nhìn thấy ta bằng con mắt ngây thơ của ta, mà ta chưa biết nhìn ta bằng con mắt của người khác nhìn ta ( còn gọi là phóng thể) mà chưa phản tỉnh. đặt trong điều kiện đó thì lần này không phải là một đứa bé mà là một người trưởng thành thì nó sẽ ra sau?, chắc lúc đó anh nói anh tự do, anh muốn làm gì anh làm, luật pháp đâu có cấm!, thế thì anh đang hóa thân thành động vật rồi còn chi.
Cuối cùng, tự do không đặt trong một điều kiện cụ thể, có ý thức,và bị chi phối bởi ý thức, thì ta sẽ hóa thành động vật ngay ấy mà!.
còn những câu nói không có quy tắc như
“Đồ đồng bóng ẻo lả!”
“Thứ dân núi mọi rợ!”
“Con Bắc Kỳ hai nút!”
thì đó là những câu nói của những người không được học, không hiểu biết, những câu trêu ghẹo qua đường vì họ chưa biết rằng pháp luật có sự ràng buộc rằng "không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của người khác", nhưng đổi lại những người như thế không bao giờ thấy người khác đang nguy hiểm mà ngó lơ. Văn hóa làng quê Việt Nam không cần những giá trị nhân quyền của phương tây reo la, để rồi một số người chứng tỏ "mình biết nhiều về nhân quyền" để đi truyền bá.
"Cô tám nghèo không có thức ăn để dùng với cơm hàng ngày cô tám phải ăn với nước mắm, cô sáu, dì năm,bác ba, cô bảy thấy đáng thương quá, hằng ngày cho cô tám ít rau,ít thịt,con cá để dùng hàng ngày" đó có phải là nhân quyền chưa, không phải lý luận một cách sâu xa định nghĩa, tính chất của nhân quyền một cách lý thuyết, không chỉ Việt Nam có tồn tại, thể hiện sâu sắc cái" nhân quyền" này mà "Đoàn kết" còn là bản chất sâu sắc, truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam.
II. ĐẾN VỚI TRIẾT HỌC ĐỂ TÌM RA CĂN NGUYÊN CỦA TỰ DO.
- Với triết học Mác - Lênin, tự do là sự nhận thức được cái tất yếu, tự do ý chí là năng lực nhận thức hoạt động thực tiễn và tự do là sản phẩm phát triển của lịch sử, tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người, việc đòi hỏi tự do tuyệt đối, gán cho tự do giá trị tuyệt đối trước những giá trị khác là không tưởng.
- Theo Êpiquya, tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường. Và, tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất.
- Vào đêm trước của cách mạng Pháp 1789, G.G.Rútxô đã nói đến tình trạng phổ biến của sự mất tự do: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”. Chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh là minh chứng rõ rệt của quan niệm “phụng sự Chúa quên thân mình” và đề cao tự do tâm linh, vượt qua mọi cám dỗ tội lỗi trong Kitôgiáo.
- G.P.Xáctơrơ đã đề cập tới sự tự do lựa chọn thái độ sống của mỗi cá nhân, còn A.Camuy thì gắn tự do với trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Ý tưởng con người - dự phóng được Xáctơrơ xem như thông điệp của tự do và sự tự vươn lên của con người. “Con người là một dự phóng".
VỀ GIỚI HẠN CỦA TỰ DO
- trích dẫn trong câu nói của TS. Fankt trong trang
III. KẾT LUẬNNhững quyền tự do, được công nhận là thuộc về cả người lớn và trẻ em, thường được gọi là quyền cơ bản - đó là để nói, quyền mà dân số được hưởng đầy đủ mà không có sự xâm nhập của chính phủ. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng các quyền tự do này, được thực hiện cùng với nhu cầu về trật tự công cộng, an ninh quốc gia, bảo tồn các giá trị đạo đức, cũng như tôn trọng quyền của một người bạn - tất cả điều này đòi hỏi phải có một số hạn chế những quyền tự do này.• Chỉ tự do tư tưởng, lương tâm và ý kiến mới không bị hạn chế thực sự. Mỗi người được tự do nghĩ rằng mình thích gì mà không sợ sự can thiệp của chính phủ, miễn là ý kiến của anh ta hoặc cô ấy vẫn còn riêng tư.• Tự do ngôn luận bị giới hạn, đáng chú ý nhất là nó liên quan đến việc vi phạm các giá trị đạo đức và truyền tải các thông điệp kích động thù địch và bạo lực (phân biệt chủng tộc, kỳ thị, vv)• Tiếp cận thông tin là một khía cạnh quan trọng của quyền trao đổi ý tưởng và thông tin miễn phí. Ngày nay, điều quan trọng là quyền này được bảo đảm cho trẻ em, mặc dù theo cách bảo vệ chúng khỏi những ý tưởng và thông tin có thể có ảnh hưởng bất chính đến sự phát triển tâm lý của chúng. Các công cụ truyền thông mới, sự biến mất của những điều cấm kỵ và sự lây lan của thông tin nằm trên thực tế và tàn bạo của thế giới cho tất cả mọi người thấy, nhắc nhở những người trẻ tuổi áp dụng các hình thức hành vi cực đoan. Do đó, nó là cần thiết để hạn chế và lọc thông tin như vậy và để cung cấp cho những người trẻ những loại thông tin đó cùng một lúc giải trí và hữu ích cho sự phát triển của họ.• Tự do tôn giáo không phải là một quyền không giới hạn và có thể bị hạn chế trong phạm vi mà các học viên của nó cấu thành một mối đe dọa cho trật tự công cộng và các quyền của người khác. Vì vậy, miễn là đây không phải là trường hợp, sự lựa chọn tôn giáo của một người không nên bị hạn chế.
- Tất cả các lý thuyết và quan điểm của các nhà triết học, chính trị học điều là quan điểm của cá nhân, thế hệ trẻ tương lai nếu như phát huy thế mạnh đó để sáng tạo ra những lý thuyết mới và trường phái mới, thì cũng được người đời kính trọng. Nói đến đây tôi lại nhớ về triết học hiện sinh vô thần và có thể hiểu là " tôi kính phục ông thầy vì ông không phải là GS, hay TSKH, mà tôi kính trọng thầy vì kiến thức tinh thông, sự am tường của thầy, và vì kính trọng thầy vì thầy là tiền bối của lớp hậu bối chúng tôi". Điều đó không có nghĩa là được vô lễ, mà là " tôi dám biết"(Kant), vì tìm những chân lý mới, và cái mới để chứng minh và phản biện.
- Xã hội trước hết là một liên minh của các cá thể, sự tồn tại của cá nhân không có ý nghĩa bên ngoài liên minh này. Chất lượng xã hội phụ thuộc vào chất lượng cá nhân hợp thành nó, thể hiện ý chí cá nhân với tư cách những chủ thể sáng tạo ra đời sống xã hội, cùng với các thiên hướng, khát vọng, định hướng đạo đức, thẩm mỹ. Cũng như vậy, tự do cá nhân chi phối các điều kiện chính trị - xã hội. Tự do của con người được giới hạn, một mặt, bởi các nhu cầu, lợi ích, năng lực; mặt khác, bởi những điều kiện môi trường bên ngoài. Lẽ công bằng, một nội dung của bình đẳng xã hội, phải được hình thành trên cơ sở hiểu biết nhu cầu và thiên hướng của con người cụ thể, hiện thực. Hướng đến tự do, con người nhận thấy nó hoàn toàn bị chi phối bởi những quy tắc và những giới hạn tự do của những thành viên khác trong xã hội. Giới hạn của tự do hành động được giới hạn bởi cả bản tính tự nhiên của con người lẫn của thế giới, tạo nên một không gian sinh tồn mang tính xã hội cho con người, hay không gian của tự do. Tự do chân chính chỉ có ý nghĩa với điều kiện là mỗi người thừa nhận những giới hạn của không gian này, cũng như tính tương hỗ hay chế ước nhau của quyền lợi và nghĩa vụ. Sự bình đẳng, sự “đồng quyền” trong nhận thức và hoạt động theo nguyên tắc ấy cũng là yêu cầu khách quan của thời đại văn minh.
Không có tự do trừu tượng, tự do “tự nhiên”, chỉ có tự do thể hiện trong hoạt động mang tính xã hội của con người. Việc đòi hỏi tự do tuyệt đối, gán cho tự do một ưu thế tuyệt đối trước những giá trị khác dưới những hình thức khác nhau, cũng như việc đòi hỏi phải biện minh và sử dụng mọi phương tiện để đạt tới tự do đều là không tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét