Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

DÂN CHỦ HÓA- MỘT XU THẾ CHÍNH TRỊ ĐANG PHÁT TRIỂN (P2)

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ, HOA HẢI ÂU, VONKHAM, NGUYỄN VĂN PHÚC( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)





 XU THẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CHỦ HÓA ĐẾN VIỆT NAM, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CHO CÁC VẤN ĐỀ “ DÂN CHỦ HÓA”
1) XU THẾ CỦA THẾ GIỚI
Với ba làn sóng dân chủ hóa:
- Làn sóng thứ nhất theo sau Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp kéo dài từ năm 1828 cho đến 1926, tại đó một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… bắt đầu chuyển đổi sang thể chế dân chủ.
Làn sóng thứ hai theo sau Thế chiến thứ hai kéo dài từ năm 1943 đến 1962. Lần này có khá nhiều quốc gia chuyển đổi sang dân chủ như Tây Đức, Nhật, Ấn Độ…
Và làn sóng thứ ba kéo dài từ năm 1974 cho đến nay. Khởi đầu với sự sụp đổ của chế độ độc tài của Bồ Đào Nha, và lên đến đỉnh điểm là sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Trong giai đoạn này một số lượng lớn các chế độ độc tài bị thay thế bởi các chế độ dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latin, và Châu Á. 
Từ kế hoạch Marshall( tháng 7-1947) với việc hình thành kế hoạch phục hưn châu âu, và đưa ra cách thức “diễn biến hòa bình” của phương Tây, cha đẻ của học thuyết này là Kennan, phạm vi hoạt động tóm gọn trong phương pháp áp đặt “nhân quyền, dân chủ” vào các quốc gia XHCN, một cách phá hoại gián tiếp vào một quốc gia, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây đã thực hiện một làn sóng gọi là “ chiến tranh bất bạo động” mà Genshap là cha đẻ của học thuyết, ông đã cố vận dụng cách thức dân chủ để nhằm lật đổ chính quyền, làn sóng dân chủ hóa ở Phương Tây đã nổi lên từ đó, là vẫn còn vẫy sống đến ngày nay.
Ngày nay, với xu thế “ đa phương hóa, đa dạng hóa, không đồng điều”, chuyển từ trật tự thế giới đơn cực sang đa cực, và một số quốc gia còn muốn thực hiện một trật tự thế giới “ nhất siêu đa cường”, ngày nay mọi kế hoạch của các quốc gia Phương Tây, nhất là Mỹ, gần như không thể sử dụng một cách triệt để, quá trình dân chủ hóa ngày nay đang phát triển, nhưng phát triển theo một khuôn khổ nhất định, đối với hai mặt là trong quốc gia và trên thế giới.
Trong quốc gia, phải thượng tôn Hiến Pháp và pháp luật của quốc gia sở tại, đồng thời quốc gia đó phải đảm bảo quyền công dân rộng rãi.
Trên thế giới là tôn trong luật pháp quốc tế về quyền con người, và sự ảnh hưởng của sự bành trướng mạnh mẽ của các quốc gia cường quốc.
Kết quả hình ảnh cho hợp tác quốc tế

2) Sự ảnh hưởng của dân chủ hóa đến Việt Nam
+ Thực trạng:
- Việt Nam là một nước đang phát triển, khu vực giao lưu và hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường với các quốc gia phát triển, vì thế có những khó khăn và thuận lợi nhất định.
- Việt Nam tự hào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và trong ánh mắt của đối tác, bạn bè quốc tế, Việt Nam luôn là người bạn, đối tác tin cậy”. Thế giới đang biến đổi nhanh chóng, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm biến đổi phương thức tạo ra của cải vật chất và thay đổi cuộc sống của người dân trên thế giới. Thế giới cũng đang phải đối mặt với những thách thức về sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ, về an ninh năng lượng, nguồn nước, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu và ngay tại khu vực châu Á, một số điểm nóng diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và ổn định.
- Thế kỷ 21, sự xoay trục của quyền lực chính trị quốc tế đã và đang quay quanh “ châu Á- Thái Bình Dương”, tái cân bằng một trục địa- chính trị của thế giới đang là một trong những nơi cạnh tranh gay gắt cho các quốc gia là siêu cường thế giới như Nga, Trung, Mỹ và là nổi lo lắng cho các quốc gia đang phát triển. Khu vực Đông Nam Á vẫn đang là một khu vực đang phát triển với cường độ khá cao nhưng bên cạnh đó có không ít những nguy cơ xung đột do sự bành trướng của các nước lớn, giữ gìn an ninh khu vực, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các quốc gia đang tranh chấp tại Biển Đông. Dự đoán của các nhà khoa học chính trị là thế kỷ 21 các quốc gia siêu cường vươn ra biển cả.
Đó là những vấn đề đã-đang-sẽ là những mối quan tâm sâu sắc đến việc quan hệ quốc tế của Việt Nam, cân bằng lợi ích quốc gia và chủ quyền quốc gia, và đảm bảo được sức mạnh của quốc gia, những vấn đề thách thức to lớn.
3) Giaỉ Pháp
Từ các thực trạng nêu trên, chúng ta vẫn đang có những giải pháp để kìm chế cho những căn thẳng phát sinh, vừa tăng cường phát triển nội sinh mà vừa đảm bảo ưu thế tham gia hợp tác quốc tế ngoại sinh.
+ Tăng cường phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, kích thích nguồn lực từ ngoài vào, đặc biệt các nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài như FDI, ODA.
+ Tăng chỉ số GDP, GND của quốc gia, kéo giảm tình trạng bất đồng xã hội, phân hóa giàu nghèo.
+ Xây dựng chính sách đối ngoại mới, hoàn chỉnh hơn, để đảm bảo công tác đối ngoại theo kịp xu thế và quá trình vận động đang diễn ra của trật tự thế giới.
+Xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh, vận dụng pháp luật quốc tế theo đúng quy trình, đảm bào hợp hiến, hợp pháp và đồng nhất với chính sách đối ngoại.
+ Giaỉ quyết các tranh chấp, xung đột xảy ra bằng biện pháp đàm phán hòa bình, yêu cầu thực hiện đúng với pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét