Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

CAFFE TRÒ CHUYỆN: SUY NGHĨ VỀ CÁC GIÁ TRỊ Á ĐÔNG

TÁC GIẢ: PHẠM MINH TRÍ ( CN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)
PHẢN BIỆN: https://www.luatkhoa.org/2018/05/duong-ve-nao-cho-toi-pham-va-nan-nhan-au-dam/



Trong xã hội hiện đại, việc giao lưu giữa các nền văn hóa Đông Tây vốn tạo ra sự lẫn lộn về mặt văn hóa, sớm đã nhận biết như thế nào mà vai trò càng nổi bật hơn nữa của văn hóa Á Đông ngày nay phải càng được lưu giữ và trân trọng. Gía trị văn hóa Á Đông nhất là văn hóa Trung Quốc và Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn truyền dạy qua nhiều đời về nhân cách và lối sống của con người Á Đông. Bởi thế, nền Nho Gíao, Phật giáo của Phương Đông rất phát triển, mạnh mẽ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, 4000 năm của Việt Nam, và sự hưng thịnh của của Nho Giaó đứng đầu là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Lão Tử, mãi mãi truyền đời hậu thế mai sau.
Kết quả hình ảnh cho nho giáo
KHỔNG TỬ DẠY HỌC TRÒ
I. HỌC VÀ THỰC HÀNH NHO GIÁO TỪ GIA ĐÌNH ĐẾN TRƯỜNG HỌC
Ngày xưa, những bậc thánh hiền nổi tiếng không phải vì các vị ấy nghiên cứu ra một công trình, hay một kỳ tích lớn lao của lịch sử nhân loại, những vị ấy không phải là nhà Bác Học, giáo sư lỗi lạc tại các trường đại học Harvard hay Cambirgh, mà vốn dĩ họ "tu chí, luyện đạo", đạo ở đây là đạo đức, cách làm người, và sống cho hòa bình vào thiên nhiên, biết người biết ta. Một sĩ phu ngày ấy "khổ luyện" 10 năm mới lên kinh ứng thí, trong 10 năm đó họ học những gì? họ học đạo lý, khuôn mẫu các giá trị làm người, và binh thư, kỳ pháp. Xuất sắc thì trạng nguyên, giỏi thì bản nhãn, khá thì thám hoa. Nhiều người đức độ làm quan trong các triều đại khi mất đi, được người đời tôn kính, bởi lẽ thầy dạy đạo. 
   Vì sau thời phong kiến " Nam nữ thụ thụ bất thân" từ chàng trai mới lớn cho đến cụ già điều ghi nhớ, bởi vì đạo. Qua nhiều thế hệ câu nói ấy sống trọn với những năm chinh phạt thời phong kiến, rồi đến thời Tây Hóa Phương Đông, nhưng rồi, truyền thống gia đình vẫn nhắc nhở, dạy cho con cháu ngày sau nhớ câu nói ấy!, lấy mà làm hành trang đi vào đời, sống mãi với cái Đạo của ông cha ta thời Phong Kiến, không phải cái đạo ấy thời nay lạc hậu, mai một, một bộ phận giới trẻ vẫn nhớ, vẫn biết, vẫn tôn trọng. Ngày nay, các các giá trị nhân quyền của Phương Tây, nói ra là quyền, tôi phải tự do, phải được làm thế này, thế khác, và muốn không có rào cản gia đình, tự do tự tại.
Kết quả hình ảnh cho cha mẹ  dạy con

    Nhớ thời buổi còn sự bảo bọc của gia đình, mọi người lúc còn thơ ấu ai cũng được dạy, đòn roi nằm thẳng giường, để cha mẹ dạy cho chúng ta biết, cách làm người, hành trang vào đời, vì vốn dĩ không có một ai là thánh nhân, khi sinh ra đã biết toàn diện. 
    "Con hư tại cha mẹ" câu nói này là tự biện, vì cha mẹ dạy nhưng con không nghe thì làm sau dạy!, những người trẻ nào mà lĩnh hội được những câu nói, những lời dạy của ông bà, cha mẹ của ta thì người đó rất thành công ở đời, vì vốn dĩ một chân lý là "họ" sinh ra trước ta, "họ" đã có một thời trẻ trước ta, "họ" đã có một giá trị sống, cạm bẫy nào "họ" cũng gánh, khó khăn nào "họ" cũng gặp phải, và phong cách sống mà "họ" ứng xử có kinh nghiệm, tuy  " họ " không đúng hoàn toàn vì thế hệ trước khác thế hệ ngày nay, tùy vào bối cảnh xã hội, vì thế ta phải có phương pháp biến đổi, thích ứng, linh hoạt. 
     Nho giáo tân hiện đại ngày nay là những phương pháp lễ nghĩa, thích nghi với khuôn phép chuẩn mực, đừng quá vô lễ như phương Tây, quá vô lễ khi đứng trước người đáng bậc cha, chú mình xưng hô bằng "tôi","tớ". 
   Còn nhớ, những Người Thầy ngày xưa dạy ở trường, lúc nào các thầy, cô điều không thiếu những tiết sinh hoạt chủ nhiệm, ngoài giờ lên lớp để dạy nhân, lễ,nghĩa,trí,tín bởi vì vốn dĩ trước mắt của chúng tôi đều có 6 chữ "tiên học lễ-hậu học văn". Những thầy cô già năm xưa nay đã về hưu, nhưng những nét người thầy ấy vẫn để lại biết bao lứa tuổi học trò của chúng tôi một giá tị nhân văn cao cả đó là sống vì mình vì người, và biết mình thì phải biết cho người khác. Những tờ kiểm điểm, những hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiển trách trước lớp làm cho chúng tôi sợ sệt, và giận dỗi thì khi bước vào đời mới hiểu được thấm thía những giá trị đó. Bạn bè chúng tôi ngày ấy giờ đã thành người, người ngành này, người ngành khác. 
       II. NÂNG CAO VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI THẦY MÔN GDCD
- Những người thầy môn GDCD là những người lái đò đưa những học trò có căn nguyên gốc rễ của đạo đức lẫn năng lực qua bến bờ tri thức. Bởi vì, có tài phải có đức, luyện đức-luyện tài song song với nhau chắc hẳn sẽ có nơi trọng dụng. 
    Những người thầy môn GDCD chưa bao giờ làm nhàm chán trước những giá trị đạo đức cốt lõi và truyền thống, giá trị ấy là nơi nuôi dưỡng tư tưởng, và những nguyên lý đạo đức của cuộc sống làm hành trang vào đời của tuổi trẻ. Thầy giỏi, thì trò giỏi, riêng những người thầy GDCD phải thấm nhuần các giá trị đạo đức phương Đông, giá trị triết học phương Tây, cùng với những lối dạy thu hút và lôi cuốn, thông qua những buổi thực hành, và điều chỉnh mức điểm khó hơn để học sinh học thuộc để nhớ, để vận dụng. 
Kết quả hình ảnh cho người thầy


III. KẾT LUẬN
- Vai trò của nền Nho Giaó Phương Đông thời buổi hiện nay là rất lớn, là căn nguyên của mỗi vấn đề có liên quan đến "tội phạm", các loại án từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng đều dẫn đến những sai lầm nhất thời, và có thể một phần ấy là do tư tưởng triết lý đạo đức truyền thống chưa thấm vào từng "mạch máu". 
Nền triết lý nhân sinh quan ở Phương Đông có trước phương tây mấy nghìn năm, trong khi các giá trị nhân quyền hướng con người vào một khung pháp lý hoàn chỉnh, để điều chỉnh chuẩn mực và các giá trị của xã hội, thì nền văn hóa Nho Giaó của Phương Đông mà đứng đầu là Khổng Tử đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nó không có tính pháp lý, nhưng nó có tính ràng buộc, kế thừa mạnh mẽ. Sau được, Hàn Phi Tử đưa vào một khung pháp lý sơ khai nhằm răn đe, nếu như kết hợp giữa Hàn phi và Khổng Tử lại thì là một học thuyết nhân sinh quan hoàn chỉnh nhất. Ngày nay, Viện Khổng Tử của Trung Quốc đặt ở nhiều nơi trên thế giới, nhằm truyền bá các chuẩn mực xã hội, và giá trị sống của Nho Giaó hiện đại. 
 Song song với Nho Giaó nền Phật giáo ở Việt Nam phát triển thịnh vượng từ thời Nhà Lý, Trần, với những tư tưởng phật giáo ngày ấy được xem là tư tưởng của xã hội phong kiến. 
Phật giáo và Nho giáo hướng con người đến một bản thể, trong bản thể có mô thể và chất thể, mô thể là con người, còn chất thể là nam hay nữ, nhưng chung quy lại thì chất thể chỉ là tùy tòng của mô thể, chính cái mô thể ấy là cái gốc mà chúng ta hướng đến, đó là điều chỉnh cái mô thể, chứ đừng tách biệt ra điều chỉnh những cái chất thể riêng biệt. 
 Điều chỉnh được như thế sẽ hướng tới một giá trị sống cho con người, điều chỉnh được các chuẩn mực, sẽ tạo ra những cái cốt lõi mà trước khi người ta muốn trở thành tội phạm người ta điều nhớ đến, chịu sự chi phối của các đạo lý ấy. 
  Xã Hội ngày nay rất nhiều những vụ án, giết người, ấu dâm, hiếp dâm, cướp giật......, chung quy lại họ đang mất cái gốc rễ là đạo lý truyền thống á đông, xa rời truyền thống ấy để rồi lạc bước đến các văn hóa phương tây mất rồi chăng? hay Luật Pháp chưa nghiêm minh?. Hay là do xã hội tất bật với chuyện cơm áo, gạo tiền, làm cho cha mẹ lãng quên với con cái chăng?. Hay giới trẻ ngày nay không còn mặn mà, tìm về cội nguồn dân tộc, sống vào thế giới ảo chăng?, những trả lời có lẽ chỉ những người trong cuộc mới trả lời trọn vẹn được.  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét