I. NHẬN ĐỊNH
- Thể chế chính trị và thiết chế chính trị là hai thuật ngữ khó phân biệt nhất trong nghiên cứu chuyên ngành khoa học chính trị, bởi vì cách thức để phân biệt chưa đồng nhất, còn có một số quan niệm khác nhau.
- Quan niệm thứ nhất cho rằng: Thể chế chính trị và thiết chế chính trị giống nhau, bởi vì điều là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo.
- Quan niệm thứ hai cho rằng: thiết chế và thể chế nó khác nhau nhưng cùng nằm trong một cấu trúc xã hội. Thể chế là những quy định, luật lệ, và giá trị tinh thần của các cấu trúc xã hội, còn thiết chế là những bộ phận cấu thành nên cấu trúc xã hội, phản ánh mặt vật chất của các cấu trúc đó.
Nhà khoa học chính trị người pháp Francais đã có quyển thuật ngữ có tên là Dictionnaire Francais đã có một khái niệm tách biệt thể chế và thiết chế.
+ Thể chế: là những đặt định những luật lệ, là những luật lệ cơ bản của các quốc gia.
+ Thiết chế: là bộ phận cấu thành của một cấu trúc, cần phải được duy trì, tôn trọng.
Và dù nó tồn tại ở phạm trù nào đi chăng nữa thì cũng phải thừa nhận rằng chúng thống nhất ở những khía cạnh cơ bản, vì:
- Thể chế và thiết chế là một phạm trù xã hội, chỉ được sử dụng trong đời sống xã hội của con người, không có cái gọi là thể chế, thiết chế nói chung và cũng không có khái niệm thiết chế và thể chế ở dạng tự nhiên. Khi dùng khái niệm thể chế, thiết chế chính trị thì cũng có nghĩa là nói đến thể chế xã hội và thiết chế xã hội, tuy nhiên thuật ngữ "xã hội" có 2 nghĩa là toàn bộ đời sống xã hội, hay là các lĩnh vực đời sống xã hội.
Từ đó mà giới nghiên cứu đưa ra hai khái niệm với nghĩa rộng và nghĩa hẹp, hai ý nghĩa này cũng định hình để nhận dạng hai khái niệm này nhưng ở nghĩa hẹp mang đầy đủ màu sắc hơn để phân biệt.
THỂ CHẾ CỘNG HÒA: CỘNG HÒA TỔNG THỐNG ĐẶC TRƯNG Ở MỸ, QUYỀN LỰC TẬP TRUNG VÀO TỔNG THỐNG VÀ DO DÂN BẦU. |
- Thể chế chính trị là hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị chuẩn mực hợp thành các nguyên tắc tổ chức và phương pháp vận hành của một lĩnh vực hoặc cấu trúc xã hội nào đó trong xã hội, trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
- Thiết chế chính trị là hệ thống các yếu tố phù hợp với thể chế tương ứng và hợp thành một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó của xã hội.
Cần phải phân biệt thiết chế xã hội và thiết chế chính trị, bởi vì thiết chế chính trị là các yếu tố của thiết chế xã hội. Cũng như thể chế chính trị với chế độ chính trị, bởi vì trong tương quan so sánh và thuật ngữ nó đã khác thì cách thức vận hành nó cũng khác.
Nhiều câu hỏi hóc búa đặt ra là tại sao thể chế chính trị có ba hình thức là cộng hòa, dân chủ, quân chủ, mà xem kĩ lại nó chỉ có quân chủ và cộng hòa. Vì trong thể chế chính trị thì thể chế nhà nước quan trọng nhất, bởi vì thế lấy hình thức chính thể của nhà nước là cộng hòa và quân chủ ra để nhận biết và phân loại thể chế chính trị. Trên thế giới ngày nay có nhiều Thể chế nhà nước do đó cũng tồn tại nhiều thể chế chính trị, nhưng chung quy thì chỉ có hai loại hình thể chế chính trị là quân chủ và cộng hòa là tiêu biểu nhất.
Thể chế quân chủ: quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến......
Thể chế cộng hòa: Cộng Hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa lưỡng tính, cộng hòa xã hội chủ nghĩa......
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét